FED nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ
FED đưa ra mức dự báo tươi sáng hơn về tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra mức dự báo tươi sáng hơn về tăng trưởng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay. Tuy nhiên, FED tiếp tục tỏ ra khá bi quan về tình hình công ăn việc làm của người Mỹ, với tỷ lệ thất nghiệp được cho là sẽ giảm chậm.
Tờ New York Times cho biết, trong biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 1 của FED được công bố ngày 16/2, cơ quan này đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên 3,4-3,9%, từ mức 3-3,6% trong lần dự báo trước. Trong khi đó, FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ ở mức 8,8-9%, chỉ giảm 0,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 11.
Nếu mức dự báo lạc quan nhất của FED trở thành hiện thực, năm nay sẽ là năm kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2004 - năm nền kinh tế này tăng 3,6%. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, mức tăng trưởng như vậy cũng chỉ đủ để giảm nhẹ tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ từ mức 9% hiện nay xuống mức trên 8% vào cuối năm 2012.
Theo FED, cơ sở cho những dự báo tích cực hơn về tăng trưởng là chi tiêu của người dân Mỹ gia tăng trong quý 4/2011. Tuy nhiên, các quan chức của FED cũng thừa nhận rằng, họ không chắc là sự cải thiện trong tiêu dùng sẽ kéo dài tới khi nào. Bởi thế, mức dự báo tăng trưởng tăng đã không làm thay đổi quan điểm của FED về chính sách nới lỏng định lượng với 600 tỷ USD được sử dụng để mua trái phiếu trong thời gian từ tháng 11/2010-6/2011.
Biên bản cho biết, trong cuộc họp tháng 1 của FED, các quan chức trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang - bộ phận thiết lập chính sách chính của ngân hàng trung ương này - đã 100% bỏ phiếu thuận cho việc tiếp tục kế hoạch nới lỏng định lượng 600 tỷ USD nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Kế hoạch này đã gây nhiều tranh cãi ngay từ những ngày đầu, trong đó giới phê bình cho rằng kế hoạch có thể tạo tiền đề cho lạm phát và bong bóng tài sản trong tương lai. Tuy nhiên, các quan chức của FED cho tới giờ vẫn thể hiện sự đồng thuận xung quanh kế hoạch.
FED cho biết, những rủi ro giảm phát trong nền kinh tế đã giảm bớt. Nỗi lo giảm phát là một trong những nhân tố chính dẫn tới quyết định của FED tung ra chương trình nới lỏng định lượng hồi tháng 8 năm ngoái.
Một số báo cáo kinh tế Mỹ công bố ngày 16/2 đã ủng hộ quan điểm của FED rằng nền kinh tế nước này đã khởi sắc hơn. Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới khởi công trong tháng 1 tăng mạnh nhất trong 20 tháng, Bộ Lao động cũng cho biết chỉ số giá bán buôn (PPI) lõi tháng 1 tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm.
Một số ý kiến của giới phân tích bày tỏ sự lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát và lạm phát thực tế sẽ tăng một khi FED tiếp tục kéo dài chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Tuy nhiên, Chủ tịch FED Ben Bernake đã liên tục khẳng định rằng FED luôn ở thế sẵn sàng hành động một khi lạm phát trở thành nguy cơ trong nền kinh tế Mỹ.
Theo một số chuyên gia kinh tế độc lập, FED có thể sẽ nâng lãi suất trong năm nay, nhưng nhiều người lại tin là việc điều chỉnh lãi suất sớm nhất cũng chỉ có thể diễn ra vào năm 2012, trừ phi các áp lực lạm phát bất ngờ tăng mạnh.
Tờ New York Times cho biết, trong biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 1 của FED được công bố ngày 16/2, cơ quan này đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ lên 3,4-3,9%, từ mức 3-3,6% trong lần dự báo trước. Trong khi đó, FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ ở mức 8,8-9%, chỉ giảm 0,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 11.
Nếu mức dự báo lạc quan nhất của FED trở thành hiện thực, năm nay sẽ là năm kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2004 - năm nền kinh tế này tăng 3,6%. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, mức tăng trưởng như vậy cũng chỉ đủ để giảm nhẹ tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ từ mức 9% hiện nay xuống mức trên 8% vào cuối năm 2012.
Theo FED, cơ sở cho những dự báo tích cực hơn về tăng trưởng là chi tiêu của người dân Mỹ gia tăng trong quý 4/2011. Tuy nhiên, các quan chức của FED cũng thừa nhận rằng, họ không chắc là sự cải thiện trong tiêu dùng sẽ kéo dài tới khi nào. Bởi thế, mức dự báo tăng trưởng tăng đã không làm thay đổi quan điểm của FED về chính sách nới lỏng định lượng với 600 tỷ USD được sử dụng để mua trái phiếu trong thời gian từ tháng 11/2010-6/2011.
Biên bản cho biết, trong cuộc họp tháng 1 của FED, các quan chức trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang - bộ phận thiết lập chính sách chính của ngân hàng trung ương này - đã 100% bỏ phiếu thuận cho việc tiếp tục kế hoạch nới lỏng định lượng 600 tỷ USD nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
Kế hoạch này đã gây nhiều tranh cãi ngay từ những ngày đầu, trong đó giới phê bình cho rằng kế hoạch có thể tạo tiền đề cho lạm phát và bong bóng tài sản trong tương lai. Tuy nhiên, các quan chức của FED cho tới giờ vẫn thể hiện sự đồng thuận xung quanh kế hoạch.
FED cho biết, những rủi ro giảm phát trong nền kinh tế đã giảm bớt. Nỗi lo giảm phát là một trong những nhân tố chính dẫn tới quyết định của FED tung ra chương trình nới lỏng định lượng hồi tháng 8 năm ngoái.
Một số báo cáo kinh tế Mỹ công bố ngày 16/2 đã ủng hộ quan điểm của FED rằng nền kinh tế nước này đã khởi sắc hơn. Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới khởi công trong tháng 1 tăng mạnh nhất trong 20 tháng, Bộ Lao động cũng cho biết chỉ số giá bán buôn (PPI) lõi tháng 1 tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm.
Một số ý kiến của giới phân tích bày tỏ sự lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát và lạm phát thực tế sẽ tăng một khi FED tiếp tục kéo dài chính sách tiền tệ lỏng lẻo. Tuy nhiên, Chủ tịch FED Ben Bernake đã liên tục khẳng định rằng FED luôn ở thế sẵn sàng hành động một khi lạm phát trở thành nguy cơ trong nền kinh tế Mỹ.
Theo một số chuyên gia kinh tế độc lập, FED có thể sẽ nâng lãi suất trong năm nay, nhưng nhiều người lại tin là việc điều chỉnh lãi suất sớm nhất cũng chỉ có thể diễn ra vào năm 2012, trừ phi các áp lực lạm phát bất ngờ tăng mạnh.