G8 chưa đạt được thỏa thuận cần thiết
Những đề xuất, giải pháp của lãnh đạo G8 đối với các vấn đề lớn trên thế giới vẫn chưa tìm được tiếng nói chung
Trong cuộc họp tối ngày 7/7, những đề xuất, giải pháp của lãnh đạo Nhóm 8 nước phát triển (G8) về tình hình giá cả trên thị trường dầu mỏ, khủng hoảng Zimbabwe và cam kết viện trợ cho châu Phi vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ thúc đẩy sản lượng. Ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC), lại phát biểu rằng: “Chúng ta phải nhìn ra những hạn chế của mình. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc cố hữu đối với nhiên liệu trong lòng đất”. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, nhận định rằng nếu không tác động hiệu quả đến những nền kinh tế mới nổi, đang tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng thì sẽ chẳng làm được gì đáng kể.
Trong cuộc họp tối ngày 7/7, các nhà lãnh đạo của G8 và châu Phi cũng không đi đến thống nhất về cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Zimbabwe, một chủ đề bao trùm cuộc họp của nhóm G8 với các nguyên thủ quốc gia ở châu Phi.
Tuần trước, Liên minh châu Phi đã kêu gọi Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và phe đối lập, cùng gặp nhau trong một chính phủ thống nhất quốc gia. Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi ông Mugabe tuyên bố, ông đã giành thắng lợi trong cuộc vận động tranh cử tổng thống ngày 27/6. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Phi phản đối áp lực từ Mỹ và châu Âu về việc thừa nhận chế độ Mugabe.
Một vấn đề khác nổi lên tại cuộc họp là các nước G8 đang chịu áp lực căng thẳng với cam kết trợ giúp các nước châu Phi, khi cộng đồng thế giới đang dấy lên mối lo rằng G8 đã phá vỡ cam kết và đang làm phương hại đến những mục tiêu phát triển chung. Lãnh đạo của 7 quốc gia châu Phi, cùng với Chủ tịch Liên minh châu Phi, người đã gặp các lãnh đạo G8 ngày 7/7, thúc giục các nước giàu giám sát và tăng cường cam kết của họ hiệu quả hơn.
Tại cuộc họp thượng đỉnh năm 2005, G8 đã cam kết tăng khoản trợ cấp thêm 50 tỷ USD (31,8 tỷ Euro), thực hiện từ thời điểm đó đến năm 2010, trong đó ít nhất 25 tỷ USD sẽ dành cho châu Phi. Nhưng trong 3 năm qua, trợ cấp của nhóm nước này chưa được một nửa số tiền trợ cấp cần thiết để đạt được mục tiêu. Mỹ, Pháp, Đức và Ý đều không thực hiện đúng lời hứa của mình. Ông Ban Ki-Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc nói rằng không cần thiết phải đưa ra những lời hứa mới, thay vào đó, các nước cần thực hiện những gì họ đã cam kết.
Theo ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, một mối nguy hiểm dễ thấy là các nước nghèo nhất có thể hứng chịu hậu quả nặng nề từ tình trạng căng thẳng tài chính của các nước giàu. Giá dầu và thực phẩm đang tăng cao cũng có nghĩa là nhu cầu tiền nong càng trở nên cấp thiết hơn để hạn chế những khó khăn mà các nước nghèo đang gặp phải và để đảm bảo đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2015.
Một đóng góp tích cực tại cuộc họp là Thủ tướng Đức thúc giục các nước giàu nhất tiếp tục tập trung vào các chính sách viện trợ lương thực toàn cầu, thông qua các gói viện trợ khẩn cấp và trợ giúp dài hạn để tái cấu trúc nền nông nghiệp của những nước chịu tác động mạnh nhất từ khủng hoảng lương thực.
Bên cạnh gói trợ giúp khẩn cấp trị giá 23 triệu Euro cho những nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Chính phủ Đức cho biết, trong năm nay, Chính phủ nước này đang giải ngân 500 triệu Euro (785 triệu USD) trợ giúp những khu vực khác để tăng cường an ninh lương thực tại những thị trường đang phát triển.
Ngày 8/7, lãnh đạo các nước G8 sẽ thảo luận về tác động của nhiên liệu sinh học đối với giá lương thực, tình trạng của thị trường tín dụng, tình trạng tài chính và nhu cầu tự do thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G8 sẽ đề cập đến “sức khỏe” của đồng USD, với tinh thần thống nhất mong muốn về một đồng USD mạnh hơn, nhằm kiềm chế đà tăng của giá dầu cũng như giảm bớt áp lực của những quốc gia xuất khẩu.
Tổng thống Pháp, ông Nicolas Sarkozy, đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu mỏ thúc đẩy sản lượng. Ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC), lại phát biểu rằng: “Chúng ta phải nhìn ra những hạn chế của mình. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc cố hữu đối với nhiên liệu trong lòng đất”. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, nhận định rằng nếu không tác động hiệu quả đến những nền kinh tế mới nổi, đang tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng thì sẽ chẳng làm được gì đáng kể.
Trong cuộc họp tối ngày 7/7, các nhà lãnh đạo của G8 và châu Phi cũng không đi đến thống nhất về cách giải quyết cuộc khủng hoảng ở Zimbabwe, một chủ đề bao trùm cuộc họp của nhóm G8 với các nguyên thủ quốc gia ở châu Phi.
Tuần trước, Liên minh châu Phi đã kêu gọi Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và phe đối lập, cùng gặp nhau trong một chính phủ thống nhất quốc gia. Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi ông Mugabe tuyên bố, ông đã giành thắng lợi trong cuộc vận động tranh cử tổng thống ngày 27/6. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Phi phản đối áp lực từ Mỹ và châu Âu về việc thừa nhận chế độ Mugabe.
Một vấn đề khác nổi lên tại cuộc họp là các nước G8 đang chịu áp lực căng thẳng với cam kết trợ giúp các nước châu Phi, khi cộng đồng thế giới đang dấy lên mối lo rằng G8 đã phá vỡ cam kết và đang làm phương hại đến những mục tiêu phát triển chung. Lãnh đạo của 7 quốc gia châu Phi, cùng với Chủ tịch Liên minh châu Phi, người đã gặp các lãnh đạo G8 ngày 7/7, thúc giục các nước giàu giám sát và tăng cường cam kết của họ hiệu quả hơn.
Tại cuộc họp thượng đỉnh năm 2005, G8 đã cam kết tăng khoản trợ cấp thêm 50 tỷ USD (31,8 tỷ Euro), thực hiện từ thời điểm đó đến năm 2010, trong đó ít nhất 25 tỷ USD sẽ dành cho châu Phi. Nhưng trong 3 năm qua, trợ cấp của nhóm nước này chưa được một nửa số tiền trợ cấp cần thiết để đạt được mục tiêu. Mỹ, Pháp, Đức và Ý đều không thực hiện đúng lời hứa của mình. Ông Ban Ki-Moon, Tổng thư ký Liên hợp quốc nói rằng không cần thiết phải đưa ra những lời hứa mới, thay vào đó, các nước cần thực hiện những gì họ đã cam kết.
Theo ông José Manuel Barroso, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, một mối nguy hiểm dễ thấy là các nước nghèo nhất có thể hứng chịu hậu quả nặng nề từ tình trạng căng thẳng tài chính của các nước giàu. Giá dầu và thực phẩm đang tăng cao cũng có nghĩa là nhu cầu tiền nong càng trở nên cấp thiết hơn để hạn chế những khó khăn mà các nước nghèo đang gặp phải và để đảm bảo đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2015.
Một đóng góp tích cực tại cuộc họp là Thủ tướng Đức thúc giục các nước giàu nhất tiếp tục tập trung vào các chính sách viện trợ lương thực toàn cầu, thông qua các gói viện trợ khẩn cấp và trợ giúp dài hạn để tái cấu trúc nền nông nghiệp của những nước chịu tác động mạnh nhất từ khủng hoảng lương thực.
Bên cạnh gói trợ giúp khẩn cấp trị giá 23 triệu Euro cho những nước chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Chính phủ Đức cho biết, trong năm nay, Chính phủ nước này đang giải ngân 500 triệu Euro (785 triệu USD) trợ giúp những khu vực khác để tăng cường an ninh lương thực tại những thị trường đang phát triển.
Ngày 8/7, lãnh đạo các nước G8 sẽ thảo luận về tác động của nhiên liệu sinh học đối với giá lương thực, tình trạng của thị trường tín dụng, tình trạng tài chính và nhu cầu tự do thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G8 sẽ đề cập đến “sức khỏe” của đồng USD, với tinh thần thống nhất mong muốn về một đồng USD mạnh hơn, nhằm kiềm chế đà tăng của giá dầu cũng như giảm bớt áp lực của những quốc gia xuất khẩu.