12:05 06/11/2024

Gạo AAN vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Quốc gia năm 2024”

Lan Anh

Gạo AAN vừa chính thức được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” vào tối ngày 4/11 tại buổi lễ trao giải “Thương hiệu Quốc gia”...

Gạo AAN vinh dự lần thứ 2 liên tiếp được công nhận là “Thương hiệu Quốc gia”.
Gạo AAN vinh dự lần thứ 2 liên tiếp được công nhận là “Thương hiệu Quốc gia”.

ĐƯA THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT NAM ĐẾN THẾ GIỚI

Tháng 10/2024, Gạo AAN tiếp tục xuất khẩu thành công dòng sản phẩm AAN Japonica vào Nhật Bản với sản lượng khoảng 5.000 tấn (kể từ đầu năm 2024), khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu gạo Việt Nam nổi bật trong nước và điển hình tai thị trường xuất khẩu.

Dự kiến đến cuối năm và theo thỏa thuận hợp tác đã ký kết, sản lượng gạo AAN xuất khẩu sang Nhật Bản có thể đạt gấp đôi, tương đương 10.000 tấn trong năm 2025. Đây là điều mà AAN đã tiên phong trong lĩnh vực của mình tại thị trường Nhật Bản, đúng như tiêu chí mà một Thương hiệu Quốc gia cần có.

Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu gạo khó tính bậc nhất thế giới với hơn 650 tiêu chí khắt khe, chủ yếu là các tiêu chí liên quan đến quy định nghiêm ngặt về thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng sản phẩm.

Để đạt được điều này, Gạo AAN phải được kiểm soát trong toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo từ việc lựa chọn các vùng nguyên liệu, giám sát quá trình canh tác theo yêu cầu, đảm bảo thời gian xử lý lúa tươi từ thu hoạch trên cánh đồng về nhà máy trong “thời gian vàng” từ 6-8 tiếng, bảo ôn lúa trong silo trữ lạnh để bảo quản trọn vẹn phẩm chất hạt lúa, xử lý chế biến và đóng gói gạo thành phẩm trên những dây chuyền hiện đại và liên tục kiểm soát nghiêm ngặt để chọn lọc gạo thành phẩm đạt chất lượng… Muốn mang những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam tốt nhất ra thế giới, trước tiên những sản phẩm ấy phải được phục vụ cho chính người tiêu dùng Việt Nam.

Trong tầm nhìn dài hạn hơn, AAN không chỉ tập trung vào chất lượng mà còn đặt sản phẩm trong quy trình sản xuất xanh, nông nghiệp sạch. Hiện Việt Nam vẫn chưa áp dụng tiêu chuẩn, chỉ số phát thải cho ngành lúa gạo nhưng đây chắc chắn sẽ là xu hướng phát triển kinh tế trong tương lai dành cho tất cả các ngành nghề.

Đối với doanh nghiệp thực phẩm, sản xuất gạo như AAN, nếu muốn ở lại “đường đua” và hội nhập sâu rộng vào chuỗi nông sản toàn cầu, bắt buộc cũng phải có những giải pháp “xanh - sạch”. Đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc, sản xuất sạch, xanh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính…

Thương hiệu Gạo AAN ngày càng phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam.
Thương hiệu Gạo AAN ngày càng phổ biến với người tiêu dùng Việt Nam.

“VƯƠN MÌNH TIẾN VÀO KỶ NGUYÊN XANH”

Lễ công bố “Thương hiệu Quốc gia năm 2024” được tổ chức với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh”. “Kỷ nguyên xanh” được thiết lập trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao năm 2045 và giảm phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam quyết tâm xây dựng nền kinh tế xanh được thể hiện thông qua các cam kết về phát triển xanh, phát triển bền vững trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… Điều này đã thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp theo hướng xanh và bền vững, đáp ứng xu hướng thị trường thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ.

Phát biểu tại Lễ công bố và vinh danh, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, thế giới đang chuyển dần từ mô hình kinh tế tiêu thụ tài nguyên truyền thống sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ. Không nằm ngoài xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu. "Chúng ta cần hiểu rõ rằng thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm, mà còn là cam kết về phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh”, Thủ tướng nêu rõ.

Gạo AAN hiện nay cũng đang rất chú trọng đến các mô hình canh tác giảm phát thải, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người trồng lúa. Điều này được hiện thực hóa thông qua ký kết với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) để nhận tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về phát triển chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, phát thải thấp, chất lượng cao và bền vững.

Đến đầu năm 2024, AAN (thành viên của Tập đoàn Tân Long) được lựa chọn để thực hiện liên kết với các hợp tác xã và nông dân trong Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (TRVC)”, do Đại sứ quán Úc tại Việt Nam tài trợ, Tổ chức Phát triển Hà Lan phối hợp Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và các địa phương thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2027.

Các chuyên gia và đối tác Nhật Bản đến thăm thực tế vùng nguyên liệu của Gạo AAN.
Các chuyên gia và đối tác Nhật Bản đến thăm thực tế vùng nguyên liệu của Gạo AAN.

Ngày 2/10/2024, AAN cùng 6 doanh nghiệp khác đã ký kết với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thỏa thuận hợp tác chương trình canh tác lúa thông minh giảm phát thải vùng Đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2024 - 2027). Ký kết nhằm chuyển giao quy trình canh tác lúa thông minh giảm phát thải đến bà con nông dân; xây dựng các vùng nguyên liệu ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và phối hợp với Ban ngành nông nghiệp Trung ương, địa phương để triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.