Giá cà phê thế giới tăng liên tục
Giá cà phê tại thị trường New York trong phiên giao dịch đêm qua đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng rưỡi
Giá cà phê tại thị trường New York trong phiên giao dịch đêm qua đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng rưỡi do hoạt động mua vào để đóng trạng thái của các nhà đầu tư bán khống.
Theo tin từ Reuters, chốt phiên trên sàn ICE Futures ở New York, giá cà phê arabica giao tháng 9 tăng 3,9 cent, tương đương mức tăng 2,3%, lên 1,7460 USD/pound, cao nhất kể từ ngày 22/5. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay, giá cà phê đóng cửa trên mức trung bình của 60 ngày.
“Trên thị trường vẫn còn một lượng lớn hợp đồng cà phê bán khống. Giờ là lúc các nhà đầu tư mua vào để hoàn tất trạng thái. Đó là lý do vì sao cà phê lên giá”, một nhà giao dịch cho biết.
Trong vòng 2 tuần trở lại đây, cà phê arabica tại thị trường New York liên tục tăng giá sau khi chạm đáy của 2 năm ở mức 1,501 USD/pound. Một số chuyên gia cho rằng, giá cà phê có thể đang bước vào giai đoạn phục hồi sau một thời gian liên tục suy giảm.
Trên sàn NYSE Liffe ở London, giá cà phê robusta giao tháng 9 đóng cửa phiên đầu tuần tăng 1 USD/tấn, đạt mức 2.135 USD/tấn.
Giá đường thô trên sàn ICE hôm qua đóng cửa ở mức cao nhất trong 2 tháng do nỗi lo về tình trạng thắt chặt nguồn cung. Mưa lớn đang làm chậm tốc độ thu hoạch mía tại Brazil, nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, cũng như tốc độ vận chuyển hàng tại các cảng biển của nước này.
Giá đường thô giao tháng 10 đóng cửa tăng 0,39 cent, tương đương tăng 1,9%, đóng cửa ở mức 21,4 cent/pound, cao nhất kể từ ngày 30/4.
Giá cacao ít biến động trong phiên giao dịch đầu tuần. Đóng cửa trên sàn ICE ở New York, giá ca cao giao sau giảm 1 USD, còn 2.290 USD/tấn. Tại thị trường London, giá ca cao giao tháng 9 đóng cửa tăng 3 Bảng, lên 1.577 Bảng/tấn.
Theo giới phân tích, giá ca cao hiện đang được hỗ trợ bởi sự khởi động chậm chạp của vụ thu hoạch ở khu vực Tây Phi. Tính đến ngày 1/7, lượng ca cao được vận chuyển tới các cảng biển của Bờ Biển Ngà trong vụ này mới đạt 1.238.000 tấn, giảm 3,7% so với mức 1.285.716 tấn cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, lượng ca cao bán trước của Bờ Biển Ngà, nước sản xuất hàng đầu thế giới mặt hàng này, đã lên tới 830.000 tấn trong niên vụ 2012-2013, vượt dự báo của thị trường.
Theo tin từ Reuters, chốt phiên trên sàn ICE Futures ở New York, giá cà phê arabica giao tháng 9 tăng 3,9 cent, tương đương mức tăng 2,3%, lên 1,7460 USD/pound, cao nhất kể từ ngày 22/5. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 1 năm nay, giá cà phê đóng cửa trên mức trung bình của 60 ngày.
“Trên thị trường vẫn còn một lượng lớn hợp đồng cà phê bán khống. Giờ là lúc các nhà đầu tư mua vào để hoàn tất trạng thái. Đó là lý do vì sao cà phê lên giá”, một nhà giao dịch cho biết.
Trong vòng 2 tuần trở lại đây, cà phê arabica tại thị trường New York liên tục tăng giá sau khi chạm đáy của 2 năm ở mức 1,501 USD/pound. Một số chuyên gia cho rằng, giá cà phê có thể đang bước vào giai đoạn phục hồi sau một thời gian liên tục suy giảm.
Trên sàn NYSE Liffe ở London, giá cà phê robusta giao tháng 9 đóng cửa phiên đầu tuần tăng 1 USD/tấn, đạt mức 2.135 USD/tấn.
Giá đường thô trên sàn ICE hôm qua đóng cửa ở mức cao nhất trong 2 tháng do nỗi lo về tình trạng thắt chặt nguồn cung. Mưa lớn đang làm chậm tốc độ thu hoạch mía tại Brazil, nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, cũng như tốc độ vận chuyển hàng tại các cảng biển của nước này.
Giá đường thô giao tháng 10 đóng cửa tăng 0,39 cent, tương đương tăng 1,9%, đóng cửa ở mức 21,4 cent/pound, cao nhất kể từ ngày 30/4.
Giá cacao ít biến động trong phiên giao dịch đầu tuần. Đóng cửa trên sàn ICE ở New York, giá ca cao giao sau giảm 1 USD, còn 2.290 USD/tấn. Tại thị trường London, giá ca cao giao tháng 9 đóng cửa tăng 3 Bảng, lên 1.577 Bảng/tấn.
Theo giới phân tích, giá ca cao hiện đang được hỗ trợ bởi sự khởi động chậm chạp của vụ thu hoạch ở khu vực Tây Phi. Tính đến ngày 1/7, lượng ca cao được vận chuyển tới các cảng biển của Bờ Biển Ngà trong vụ này mới đạt 1.238.000 tấn, giảm 3,7% so với mức 1.285.716 tấn cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, lượng ca cao bán trước của Bờ Biển Ngà, nước sản xuất hàng đầu thế giới mặt hàng này, đã lên tới 830.000 tấn trong niên vụ 2012-2013, vượt dự báo của thị trường.