Giá dầu cao và nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới
Tuyên bố chung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không đề cập việc tăng sản lượng để giảm giá dầu
Mặc dù cam kết cung cấp dầu ổn định cho thế giới, song tuyên bố chung của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) không đề cập việc tăng sản lượng để giảm giá dầu.
Tuyên bố nói trên được đưa ra tại Hội nghị cấp cao của OPEC, diễn ra trong hai ngày 17 và 18/11, tại Saudi Arabia. Chủ đề hội nghị cấp cao này là: "Cung cấp dầu mỏ, phát triển thịnh vượng và bảo vệ hành tinh".
Cảnh báo suy thoái kinh tế do dầu tăng giá
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã khai mạc hội nghị với lời cảnh báo rằng giá dầu có thể tăng gấp đôi nếu Mỹ tấn công Iran. Tuy nhiên, ông Chavez và Vua Abdullah của nước chủ nhà đều nhất trí rằng giá dầu hiện nay vẫn thấp hơn mức những năm 1970, 1980, khi tính tới lạm phát, chỉ tương đương 33 USD của những năm 1970. Các nhà phân tích cảnh báo, nếu giá dầu tăng lên 100 USD, có thể xảy ra suy thoái kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã dự báo rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng lên đến 116 triệu thùng/ngày vào năm 2030, so với mức 86 triệu thùng/ngày hiện nay. Và 2/3 mức tăng lên này là do nhu cầu dầu của Trung Quốc và Ấn Độ. Phần còn lại là do nhu cầu dầu lửa của các nước đang phát triển tăng lên.
Các đại biểu dự Hội nghị cấp cao OPEC cho rằng, việc đồng USD giảm giá, so với đồng Euro và các đồng tiền khác, trong 12 tháng qua đã ảnh hưởng tới doanh thu của các thành viên OPEC, bởi phần lớn các nước này bán dầu bằng USD. Và đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao. Các quan chức Iran muốn tuyên bố chung của hội nghị thể hiện lo ngại về sự suy yếu của đồng USD, song điều này đã bị Saudi Arabia phản đối.
Trong Tuyên bố chung của hội nghị, các nước đã nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình thế giới nhằm bình ổn giá dầu, tầm quan trọng của năng lượng trong việc chống đói nghèo, cũng như công nghệ giúp sử dụng dầu theo cách thức sạch hơn để chống sự ấm lên trên toàn cầu. Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cho biết sẽ thành lập một quỹ công nghệ xanh trị giá 300 triệu USD để chống sự ấm lên trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các thành viên OPEC đã bất đồng về hướng đi trong tương lai của tổ chức này. Tổng thống Chavez và người đồng cấp Ecuador, Rafael Correa, đã kêu gọi OPEC theo đuổi một chương trình nghị sự thiên về chính trị. Nhưng, lời kêu gọi này đã vấp phải sự phản đối của Saudi Arabia.
Tăng đầu tư cho khai thác dầu
Mặc dù không đề cập việc tăng sản lượng tức thời để giảm giá dầu, nhưng ngay trước thềm Hội nghị cấp cao lần này, ngày 16/11, tại Hội nghị cấp bộ trưởng, OPEC đã cam kết tăng nguồn cung ứng cho thị trường dầu mỏ thế giới trong thời gian dài. Bộ trưởng Năng lượng và dầu mỏ Venezuela, Rafael Ramirez dự báo, giá dầu thô thế giới sẽ sớm đạt mức 100 USD/thùng, đồng thời cho rằng OPEC không cần đưa ra các biện pháp hạ nhiệt cấp bách vì giá dầu leo thang hiện nay là kết quả của tình trạng đầu cơ và các yếu tố địa chính trị.
Trong khi đó, ông Alvaro Silva Calderon, nguyên là Tổng thư ký OPEC, khẳng định thời kỳ giá dầu rẻ đã qua. Theo ông, giá dầu cần phải đạt tới mức có thể đem lại lợi nhuận cao cho các nước sản xuất cũng như cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
Để thực hiện chiến lược dài hạn về tăng cung cấp dầu mỏ, OPEC có kế hoạch đầu tư 150 tỷ USD từ nay đến năm 2015 nhằm tăng sản lượng khai thác thêm 25 triệu thùng dầu/ngày, do nhu cầu dầu mỏ hiện nay quá lớn và có thể tiếp tục tăng trong tương lai.
Trong báo cáo nhan đề: "Dự báo thị trường dầu mỏ và những thách thức về đầu tư", công bố tại Hội nghị cấp bộ trưởng OPEC hôm 16/11, OPEC ước tính đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng tới 40%. Trong khi đó, theo Hội đồng Dầu lửa quốc gia Mỹ (NPC), nguồn dầu có thể khai thác thương mại của toàn thế giới là 1.200 tỷ thùng. Với mức tiêu dùng như hiện nay, trữ lượng này chỉ đủ cho con người tiêu thụ trong 38 năm.
NPC dự tính thế giới có thể thăm dò và phát hiện thêm khoảng 1.000 tỷ thùng nữa. Ngoài ra thế giới còn có khoảng 1.500 tỷ thùng khó khai thác, do dầu quá nặng, lẫn trong cát hoặc chi phí khai thác quá cao. Bên cạnh một số cam kết được đánh giá là mang tính tích cực trên của OPEC, phía Nga cũng phát đi tín hiệu sẽ tăng sản lượng dầu thô.
Tuyên bố nói trên được đưa ra tại Hội nghị cấp cao của OPEC, diễn ra trong hai ngày 17 và 18/11, tại Saudi Arabia. Chủ đề hội nghị cấp cao này là: "Cung cấp dầu mỏ, phát triển thịnh vượng và bảo vệ hành tinh".
Cảnh báo suy thoái kinh tế do dầu tăng giá
Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã khai mạc hội nghị với lời cảnh báo rằng giá dầu có thể tăng gấp đôi nếu Mỹ tấn công Iran. Tuy nhiên, ông Chavez và Vua Abdullah của nước chủ nhà đều nhất trí rằng giá dầu hiện nay vẫn thấp hơn mức những năm 1970, 1980, khi tính tới lạm phát, chỉ tương đương 33 USD của những năm 1970. Các nhà phân tích cảnh báo, nếu giá dầu tăng lên 100 USD, có thể xảy ra suy thoái kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã dự báo rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng lên đến 116 triệu thùng/ngày vào năm 2030, so với mức 86 triệu thùng/ngày hiện nay. Và 2/3 mức tăng lên này là do nhu cầu dầu của Trung Quốc và Ấn Độ. Phần còn lại là do nhu cầu dầu lửa của các nước đang phát triển tăng lên.
Các đại biểu dự Hội nghị cấp cao OPEC cho rằng, việc đồng USD giảm giá, so với đồng Euro và các đồng tiền khác, trong 12 tháng qua đã ảnh hưởng tới doanh thu của các thành viên OPEC, bởi phần lớn các nước này bán dầu bằng USD. Và đây là một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu lên cao. Các quan chức Iran muốn tuyên bố chung của hội nghị thể hiện lo ngại về sự suy yếu của đồng USD, song điều này đã bị Saudi Arabia phản đối.
Trong Tuyên bố chung của hội nghị, các nước đã nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình thế giới nhằm bình ổn giá dầu, tầm quan trọng của năng lượng trong việc chống đói nghèo, cũng như công nghệ giúp sử dụng dầu theo cách thức sạch hơn để chống sự ấm lên trên toàn cầu. Saudi Arabia, quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cho biết sẽ thành lập một quỹ công nghệ xanh trị giá 300 triệu USD để chống sự ấm lên trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các thành viên OPEC đã bất đồng về hướng đi trong tương lai của tổ chức này. Tổng thống Chavez và người đồng cấp Ecuador, Rafael Correa, đã kêu gọi OPEC theo đuổi một chương trình nghị sự thiên về chính trị. Nhưng, lời kêu gọi này đã vấp phải sự phản đối của Saudi Arabia.
Tăng đầu tư cho khai thác dầu
Mặc dù không đề cập việc tăng sản lượng tức thời để giảm giá dầu, nhưng ngay trước thềm Hội nghị cấp cao lần này, ngày 16/11, tại Hội nghị cấp bộ trưởng, OPEC đã cam kết tăng nguồn cung ứng cho thị trường dầu mỏ thế giới trong thời gian dài. Bộ trưởng Năng lượng và dầu mỏ Venezuela, Rafael Ramirez dự báo, giá dầu thô thế giới sẽ sớm đạt mức 100 USD/thùng, đồng thời cho rằng OPEC không cần đưa ra các biện pháp hạ nhiệt cấp bách vì giá dầu leo thang hiện nay là kết quả của tình trạng đầu cơ và các yếu tố địa chính trị.
Trong khi đó, ông Alvaro Silva Calderon, nguyên là Tổng thư ký OPEC, khẳng định thời kỳ giá dầu rẻ đã qua. Theo ông, giá dầu cần phải đạt tới mức có thể đem lại lợi nhuận cao cho các nước sản xuất cũng như cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
Để thực hiện chiến lược dài hạn về tăng cung cấp dầu mỏ, OPEC có kế hoạch đầu tư 150 tỷ USD từ nay đến năm 2015 nhằm tăng sản lượng khai thác thêm 25 triệu thùng dầu/ngày, do nhu cầu dầu mỏ hiện nay quá lớn và có thể tiếp tục tăng trong tương lai.
Trong báo cáo nhan đề: "Dự báo thị trường dầu mỏ và những thách thức về đầu tư", công bố tại Hội nghị cấp bộ trưởng OPEC hôm 16/11, OPEC ước tính đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng tới 40%. Trong khi đó, theo Hội đồng Dầu lửa quốc gia Mỹ (NPC), nguồn dầu có thể khai thác thương mại của toàn thế giới là 1.200 tỷ thùng. Với mức tiêu dùng như hiện nay, trữ lượng này chỉ đủ cho con người tiêu thụ trong 38 năm.
NPC dự tính thế giới có thể thăm dò và phát hiện thêm khoảng 1.000 tỷ thùng nữa. Ngoài ra thế giới còn có khoảng 1.500 tỷ thùng khó khai thác, do dầu quá nặng, lẫn trong cát hoặc chi phí khai thác quá cao. Bên cạnh một số cam kết được đánh giá là mang tính tích cực trên của OPEC, phía Nga cũng phát đi tín hiệu sẽ tăng sản lượng dầu thô.