Giá dầu tăng vọt, OPEC cuống cuồng tăng sản lượng
Động thái khai thác thêm dầu của OPEC đã phản ánh nỗi lo ngại của tổ chức này về triển vọng phục hồi xấu đi của kinh tế toàn cầu
Các quốc gia có ảnh hưởng trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đang tích cực cùng Saudi Arabia - nước “anh cả” của khối - tăng mạnh sản lượng khai thác nhằm hạ nhiệt giá dầu và giải tỏa những lo ngại của phương Tây về sự gián đoạn nguồn cung “vàng đen”.
Theo tờ Financial Times, các nước OPEC vừa quyết định thực hiện tăng sản lượng bao gồm Kuwait, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nigeria. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng này không được công bố chính thức mà chỉ được tiết lộ bởi giới thạo tin cũng như các quan chức trong ngành dầu lửa.
Động thái khai thác thêm dầu của OPEC đã phản ánh nỗi lo ngại của tổ chức này về triển vọng phục hồi xấu đi của kinh tế toàn cầu. Giá dầu thô liên tục tăng vọt dưới tác động của cuộc khủng hoảng tại Libya đang đe dọa kéo lùi tốc độ tăng GDP của thế giới.
Trong phiên giao dịch ngày 7/3, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, có thời điểm gần chạm 107 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent lên tới 118,5 USD/thùng. Giá vàng giao sau lập kỷ lục mới ở ngưỡng 1.444 USD/oz.
Theo các quan chức của ngành dầu lửa, cùng với sản lượng đã được nâng thêm của Saudi Arabia, việc tăng sản lượng được dự kiến bắt đầu từ đầu tháng 4 tới của các quốc gia nói trên sẽ hầu như bù đắp đầy đủ cho phần nguồn cung bị suy giảm từ Libya. Các nước thành viên OPEC này quyết định tăng sản lượng mà không cần phải có một cuộc họp khẩn của khối.
Các quan chức này cho biết, Kuwait và UAE sẽ cùng tăng sản lượng khoảng 100.000-150.000 thùng/ngày trong vài tuần tới. Nigeria dự kiến tăng thêm 150.000-200.000 thùng/ngày trong tháng 4 - khi các mỏ dầu Qua Iboe và Bonga trở lại hoạt động sau thời gian bảo trì. Đây đều là các mỏ dầu sản xuất loại dầu lửa chất lượng cao.
Cũng theo giới thạo tin, Saudi Arabia hiện đang khai thác khoảng 9,2-9,3 triệu thùng dầu/ngày, sau khi đã bổ sung thêm 700.000 thùng/ngày.
Số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, sản lượng dầu thô của Libya đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương mức giảm 2/3 so với mức sản lượng 1,58 triệu thùng/ngày trước khi cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở nước này 3 tuần trước.
Hôm 7/3, tại Libya, lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi chiến đấu quyết liệt với phe nổi dậy tại khu vực bên ngoài cảng dầu Ras Lanuf và thực hiện một số vụ không kích. Đây là một vài trong số những nỗ lực phản công của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi nhằm ngăn chặn lực lượng nổi dậy tiến về phía Tây. Giới giao dịch dầu lửa lo ngại, giao tranh ở Libya sẽ đẩy nước này rơi vào một cuộc nội chiến đẫm máu.
“Sự suy giảm nguồn cung dầu xuất khẩu từ Libya đang được phản ánh vào giá dầu”, ông Michael Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa tại ngân hàng Pháp Societe General nhận xét.
Trước tình hình khủng hoảng ở Libya, OPEC - tổ chức kiểm soát 40% sản lượng dầu thô toàn cầu - đã không nhất quán về sự cần thiết phải tăng sản lượng.
Saudi Arabia đã phản ứng nhanh chóng bằng cách bơm thêm dầu và một số thành viên khác của khối giờ đây đã lặng lẽ làm theo. Trong khi đó, một số nước như Iran và Algeria lại phản đối việc tăng sản lượng và cho rằng, thị trường không hề thiếu dầu.
“OPEC đang cân nhắc xem có cần tổ chức một cuộc họp hay không”, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Qatar, ông Mohammed Saleh al-Sada, nói với báo giới tại Doha. Nhiều nguồn tin cho biết, mấy ngày qua, OPEC đã bàn thảo xem liệu có nên có một cuộc họp khẩn cấp, nhưng tới nay vẫn chưa ra quyết định tổ chức một cuộc họp như vậy.
Hiện phản ứng của thị trường dầu lửa trước động thái tăng sản lượng của một số thành viên OPEC vẫn còn khá mờ nhạt. Cụ thể, lúc hơn 12h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York đứng ở mức 104,8 USD/thùng, chỉ giảm khoảng 0,7 USD/thùng so với giá đóng cửa đêm trước.
Theo tờ Financial Times, các nước OPEC vừa quyết định thực hiện tăng sản lượng bao gồm Kuwait, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nigeria. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng này không được công bố chính thức mà chỉ được tiết lộ bởi giới thạo tin cũng như các quan chức trong ngành dầu lửa.
Động thái khai thác thêm dầu của OPEC đã phản ánh nỗi lo ngại của tổ chức này về triển vọng phục hồi xấu đi của kinh tế toàn cầu. Giá dầu thô liên tục tăng vọt dưới tác động của cuộc khủng hoảng tại Libya đang đe dọa kéo lùi tốc độ tăng GDP của thế giới.
Trong phiên giao dịch ngày 7/3, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2008, có thời điểm gần chạm 107 USD/thùng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent lên tới 118,5 USD/thùng. Giá vàng giao sau lập kỷ lục mới ở ngưỡng 1.444 USD/oz.
Theo các quan chức của ngành dầu lửa, cùng với sản lượng đã được nâng thêm của Saudi Arabia, việc tăng sản lượng được dự kiến bắt đầu từ đầu tháng 4 tới của các quốc gia nói trên sẽ hầu như bù đắp đầy đủ cho phần nguồn cung bị suy giảm từ Libya. Các nước thành viên OPEC này quyết định tăng sản lượng mà không cần phải có một cuộc họp khẩn của khối.
Các quan chức này cho biết, Kuwait và UAE sẽ cùng tăng sản lượng khoảng 100.000-150.000 thùng/ngày trong vài tuần tới. Nigeria dự kiến tăng thêm 150.000-200.000 thùng/ngày trong tháng 4 - khi các mỏ dầu Qua Iboe và Bonga trở lại hoạt động sau thời gian bảo trì. Đây đều là các mỏ dầu sản xuất loại dầu lửa chất lượng cao.
Cũng theo giới thạo tin, Saudi Arabia hiện đang khai thác khoảng 9,2-9,3 triệu thùng dầu/ngày, sau khi đã bổ sung thêm 700.000 thùng/ngày.
Số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho thấy, sản lượng dầu thô của Libya đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương đương mức giảm 2/3 so với mức sản lượng 1,58 triệu thùng/ngày trước khi cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra ở nước này 3 tuần trước.
Hôm 7/3, tại Libya, lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi chiến đấu quyết liệt với phe nổi dậy tại khu vực bên ngoài cảng dầu Ras Lanuf và thực hiện một số vụ không kích. Đây là một vài trong số những nỗ lực phản công của lực lượng ủng hộ ông Gaddafi nhằm ngăn chặn lực lượng nổi dậy tiến về phía Tây. Giới giao dịch dầu lửa lo ngại, giao tranh ở Libya sẽ đẩy nước này rơi vào một cuộc nội chiến đẫm máu.
“Sự suy giảm nguồn cung dầu xuất khẩu từ Libya đang được phản ánh vào giá dầu”, ông Michael Wittner, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa tại ngân hàng Pháp Societe General nhận xét.
Trước tình hình khủng hoảng ở Libya, OPEC - tổ chức kiểm soát 40% sản lượng dầu thô toàn cầu - đã không nhất quán về sự cần thiết phải tăng sản lượng.
Saudi Arabia đã phản ứng nhanh chóng bằng cách bơm thêm dầu và một số thành viên khác của khối giờ đây đã lặng lẽ làm theo. Trong khi đó, một số nước như Iran và Algeria lại phản đối việc tăng sản lượng và cho rằng, thị trường không hề thiếu dầu.
“OPEC đang cân nhắc xem có cần tổ chức một cuộc họp hay không”, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Qatar, ông Mohammed Saleh al-Sada, nói với báo giới tại Doha. Nhiều nguồn tin cho biết, mấy ngày qua, OPEC đã bàn thảo xem liệu có nên có một cuộc họp khẩn cấp, nhưng tới nay vẫn chưa ra quyết định tổ chức một cuộc họp như vậy.
Hiện phản ứng của thị trường dầu lửa trước động thái tăng sản lượng của một số thành viên OPEC vẫn còn khá mờ nhạt. Cụ thể, lúc hơn 12h trưa nay theo giờ Việt Nam, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York đứng ở mức 104,8 USD/thùng, chỉ giảm khoảng 0,7 USD/thùng so với giá đóng cửa đêm trước.