Giá gas tăng cao: Bất thường nhưng... phù hợp
Cục trưởng Cục Quản lý giá lý giải về hiện tượng giá gas tăng bất thường vừa qua
Cho rằng mức tăng giá gas đầu tháng này là hiện tượng bất thường, song ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - lại cho rằng mức tăng này phù hợp với biến động của giá thế giới.
Thưa ông, việc tăng giá bán gas của các doanh nghiệp đầu mối vừa qua có quá cao so với xu hướng tăng giá của thế giới?
Đó là hiện tượng tăng giá khá cao và có thể xem là hiện tượng bất thường. Tuy nhiên, nhìn vào gốc của vấn đề có thể thấy 50% gas trong nước là do nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường thế giới. Gas lại là sản phẩm gốc dầu, giá dầu từ đầu tháng 1 đến nay cũng liên tục tăng do đó giá gas cũng tăng và nhu cầu về gas cho sưởi ấm trong mùa đông cũng tăng nên giá gas cũng tăng theo.
Do đó, năm nào vào mùa đông nào giá gas cũng tăng. Năm nay, chỉ có tháng 2 so với tháng 1 đã tăng lên 145 USD. Với đăng ký giá của 7 doanh nghiệp đầu mối gửi về Bộ Tài chính mà chúng tôi đã kiểm soát, tính một cách đơn giản, mức tăng giá 145 USD sau khi cộng thuế nhập khẩu, quy đổi theo tỷ giá là 21.000 VND/USD, mức tăng giá của thế giới đã tương đương trên 3.000 đồng/kg.
Đợt tăng giá này có bao gồm việc tăng trích hoa hồng đại lý hay không, thưa ông?
Rất chia sẻ với người tiêu dùng nên vừa qua chúng tôi đã kiểm tra rất sát đăng ký của các doanh nghiệp để xem các doanh nghiệp này có lợi dụng xu thế tăng giá của thế giới để tăng giá bất hợp lý. Tuy nhiên, xem xét cơ cấu giá của các doanh nghiệp gửi về đăng ký cho thấy mức tăng giá thời gian vừa qua là phù hợp với biến động của giá thế giới.
Cũng theo kiểm tra của chúng tôi, trong đợt này, hoa hồng của các doanh nghiệp đầu mối chi trả cho các đại lý được giữ nguyên. Tuy nhiên, trong kinh doanh gas hiện nay có một số vấn đề rất phức tạp trên thị trường. Hầu hết các thương nhân đầu mối, các doanh nghiệp đầu mối đều tổ chức được mạng lưới phân phối của họ đến hệ thống bán lẻ.
Theo Nghị định 107 về kinh doanh gas, các cửa hàng bán lẻ phải chấp hành mức giá do đầu mối quy định và không được bán giá nào khác. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại hình kinh doanh gas bán đi bán lại mà không thuộc hệ thống đại lý của các doanh nghiệp đầu mối.
Cho nên đã có không ít trường hợp gas giả, gas mua trôi nổi đổ về và sang chiết lại rồi kinh doanh. Giá bán của các cơ sở này thì hầu như các doanh nghiệp đầu mối không quản lý được bởi vì không phải là hệ thống của họ.
Với những biến động lớn này, cơ quan quản lý giá trung ương và địa phương có động thái gì để tăng cường kiểm soát thị trường thông qua công tác quản lý giá gas?
Bộ Tài chính và các cơ quan tài chính địa phương vẫn tăng cường việc kiểm tra niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết của các đầu mối. Cứ 2 ngày/lần, các tỉnh phải có báo cáo giá cả chung của tỉnh về cơ quan quản lý trung ương. Và chúng tôi thường phải đối chiếu mức giá gas này với giá gas tại các đại lý của các doanh nghiệp đầu mối để xem mức chênh lệch có quá lớn không thì thấy rằng khi chúng ta đã có lực lượng khá hùng mạnh với 80% doanh nghiệp lớn kinh doanh gas, tổ chức được mạng lưới phân phối tốt thì giá gas của họ bao giờ cũng có thể điều khiển được giá gas trên thị trường.
Ông có tin rằng cơ quan chức năng hoàn toàn có thể kiểm soát được hệ thống đại lý phân phối gas?
Chúng ta cũng hoàn toàn có thể kiểm soát được hệ thống đại lý phân phối. Các doanh nghiệp đều phải đăng ký giá bán cho hệ thống phân phối bán lẻ của mình với cơ quan quản lý là Bộ Công Thương để kiểm soát hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý kiểm soát xem thị trường có những thành phần nào tham gia, đồng thời, kiểm soát cả chất lượng và việc chấp hành các quy định của nhà nước về kinh doanh gas.
Trách nhiệm quản lý giá gas hiện nay thuộc cơ quan nào, thưa ông?
Về trách nhiệm quản lý giá gas, trách nhiệm chính là của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo quy định tại nghị định 107 về kinh doanh gas, việc quản lý giá gas cần sự phối hợp của các đơn vị có liên quan.
Điều 55 nghị định này quy định, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương để kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá gas. Khi doanh nghiệp điều chỉnh giá gas phải gửi văn bản về cơ quan quản lý để đăng ký giá. Trong tình hình bất thường, Bộ Tài chính yêu cầu Sở tài chính địa phương kiểm tra tại địa bàn có bất thường.
Gas là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Về bản chất, doanh nghiệp tự quyết định giá theo tín hiệu thị trường. Nghị định 107, Điều 55 quy định áp dụng cơ chế giá thị trường có điều tiết của nhà nước do thương nhân đầu mối quyết định giá.
Trong các văn bản hướng dẫn có quy định trong điều kiện cần bình ổn giá, nhà nước áp dụng các biện pháp để không làm mất cân đối cung cầu về gas hoặc có thể xử lý linh hoạt bằng biện pháp thuế như đã làm.
Thưa ông, việc tăng giá bán gas của các doanh nghiệp đầu mối vừa qua có quá cao so với xu hướng tăng giá của thế giới?
Đó là hiện tượng tăng giá khá cao và có thể xem là hiện tượng bất thường. Tuy nhiên, nhìn vào gốc của vấn đề có thể thấy 50% gas trong nước là do nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường thế giới. Gas lại là sản phẩm gốc dầu, giá dầu từ đầu tháng 1 đến nay cũng liên tục tăng do đó giá gas cũng tăng và nhu cầu về gas cho sưởi ấm trong mùa đông cũng tăng nên giá gas cũng tăng theo.
Do đó, năm nào vào mùa đông nào giá gas cũng tăng. Năm nay, chỉ có tháng 2 so với tháng 1 đã tăng lên 145 USD. Với đăng ký giá của 7 doanh nghiệp đầu mối gửi về Bộ Tài chính mà chúng tôi đã kiểm soát, tính một cách đơn giản, mức tăng giá 145 USD sau khi cộng thuế nhập khẩu, quy đổi theo tỷ giá là 21.000 VND/USD, mức tăng giá của thế giới đã tương đương trên 3.000 đồng/kg.
Đợt tăng giá này có bao gồm việc tăng trích hoa hồng đại lý hay không, thưa ông?
Rất chia sẻ với người tiêu dùng nên vừa qua chúng tôi đã kiểm tra rất sát đăng ký của các doanh nghiệp để xem các doanh nghiệp này có lợi dụng xu thế tăng giá của thế giới để tăng giá bất hợp lý. Tuy nhiên, xem xét cơ cấu giá của các doanh nghiệp gửi về đăng ký cho thấy mức tăng giá thời gian vừa qua là phù hợp với biến động của giá thế giới.
Cũng theo kiểm tra của chúng tôi, trong đợt này, hoa hồng của các doanh nghiệp đầu mối chi trả cho các đại lý được giữ nguyên. Tuy nhiên, trong kinh doanh gas hiện nay có một số vấn đề rất phức tạp trên thị trường. Hầu hết các thương nhân đầu mối, các doanh nghiệp đầu mối đều tổ chức được mạng lưới phân phối của họ đến hệ thống bán lẻ.
Theo Nghị định 107 về kinh doanh gas, các cửa hàng bán lẻ phải chấp hành mức giá do đầu mối quy định và không được bán giá nào khác. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại hình kinh doanh gas bán đi bán lại mà không thuộc hệ thống đại lý của các doanh nghiệp đầu mối.
Cho nên đã có không ít trường hợp gas giả, gas mua trôi nổi đổ về và sang chiết lại rồi kinh doanh. Giá bán của các cơ sở này thì hầu như các doanh nghiệp đầu mối không quản lý được bởi vì không phải là hệ thống của họ.
Với những biến động lớn này, cơ quan quản lý giá trung ương và địa phương có động thái gì để tăng cường kiểm soát thị trường thông qua công tác quản lý giá gas?
Bộ Tài chính và các cơ quan tài chính địa phương vẫn tăng cường việc kiểm tra niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết của các đầu mối. Cứ 2 ngày/lần, các tỉnh phải có báo cáo giá cả chung của tỉnh về cơ quan quản lý trung ương. Và chúng tôi thường phải đối chiếu mức giá gas này với giá gas tại các đại lý của các doanh nghiệp đầu mối để xem mức chênh lệch có quá lớn không thì thấy rằng khi chúng ta đã có lực lượng khá hùng mạnh với 80% doanh nghiệp lớn kinh doanh gas, tổ chức được mạng lưới phân phối tốt thì giá gas của họ bao giờ cũng có thể điều khiển được giá gas trên thị trường.
Ông có tin rằng cơ quan chức năng hoàn toàn có thể kiểm soát được hệ thống đại lý phân phối gas?
Chúng ta cũng hoàn toàn có thể kiểm soát được hệ thống đại lý phân phối. Các doanh nghiệp đều phải đăng ký giá bán cho hệ thống phân phối bán lẻ của mình với cơ quan quản lý là Bộ Công Thương để kiểm soát hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý kiểm soát xem thị trường có những thành phần nào tham gia, đồng thời, kiểm soát cả chất lượng và việc chấp hành các quy định của nhà nước về kinh doanh gas.
Trách nhiệm quản lý giá gas hiện nay thuộc cơ quan nào, thưa ông?
Về trách nhiệm quản lý giá gas, trách nhiệm chính là của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo quy định tại nghị định 107 về kinh doanh gas, việc quản lý giá gas cần sự phối hợp của các đơn vị có liên quan.
Điều 55 nghị định này quy định, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương để kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá gas. Khi doanh nghiệp điều chỉnh giá gas phải gửi văn bản về cơ quan quản lý để đăng ký giá. Trong tình hình bất thường, Bộ Tài chính yêu cầu Sở tài chính địa phương kiểm tra tại địa bàn có bất thường.
Gas là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Về bản chất, doanh nghiệp tự quyết định giá theo tín hiệu thị trường. Nghị định 107, Điều 55 quy định áp dụng cơ chế giá thị trường có điều tiết của nhà nước do thương nhân đầu mối quyết định giá.
Trong các văn bản hướng dẫn có quy định trong điều kiện cần bình ổn giá, nhà nước áp dụng các biện pháp để không làm mất cân đối cung cầu về gas hoặc có thể xử lý linh hoạt bằng biện pháp thuế như đã làm.