“Truy” trách nhiệm của Bộ Công Thương về giá gas, xăng dầu
Bộ Công Thương nói gì về trách nhiệm kiểm soát giá và hệ thống kinh doanh gas, xăng dầu?
Ngày 6/2, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, vấn đề nóng nhất được đại diện của các cơ quan báo chí quan tâm chính là vai trò và chức năng của Bộ Công Thương đối với việc kiểm soát giá gas, giá xăng dầu và kiểm tra, kiểm soát hoạt động của hệ thống kinh doanh các mặt hàng này.
Dịp Tết Nhâm Thìn và đầu năm 2012, các cơ quan chức năng đã phát hiện không ít vi phạm tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu và gas trên địa bàn một số tỉnh, thành.
Cụ thể, Quản lý thị trường Ninh Thuận đã kiểm tra, phát hiện 6/25 cơ sở vi phạm, trong đó có 2 cơ sở vi phạm về điều kiện kinh doanh, 1 cơ sở vi phạm quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, 2 cơ sở vi phạm về đo lường, 1 cơ sở vi phạm về chất lượng, xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở, thu phạt 59 triệu đồng và thu hồi tiền thu nhập bất hợp pháp 8,694 triệu đồng.
Đoàn liên ngành kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý thị trường Thái Bình chủ trì phối hợp cùng lực lượng Công an Thái Bình và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thái Bình tổ chức triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 31/12/2011 đến 15/2/2012. Tính đến ngày 18/1/2012, đoàn đã kiểm tra 5 tổng đại lý và 59 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, xử lý 15 vụ vi phạm.
Cùng với những diễn biến này, giá gas từ đầu năm 2012 đến nay đã tăng tới 3 lần với tổng số tiền tăng quá cao, lên tới 74.000 đồng/bình 12kg.
Báo giới đã đặt ra câu hỏi, Bộ Công Thương có kiểm soát hệ thống phân phối ở dưới doanh nghiệp đối với các đầu mối kinh doanh xăng dầu, gas hay không? Bởi có kiểm soát được hệ thống đại lý mới kiểm soát được giá gas, giá xăng dầu, tránh tình trạng các đầu mối bán lẻ tự ý tăng giá gas hoặc tránh được việc doanh nghiệp đầu mối đổ lỗi cho các cửa hàng bán lẻ tự ý tăng giá. Cùng với đó là câu hỏi liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng xăng dầu ra thị trường và liệu giá xăng dầu trong nước sắp tới có biến động hay không?
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải, người phát ngôn của Bộ Công Thương, hiện giá xăng dầu trong nước không tăng giảm theo trực tiếp giá cả quốc tế từng ngày mà còn phụ thuộc cả vào giá cả giao dịch hợp đồng cụ thể của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Nhưng tựu chung lại theo nguyên tắc giá xăng dầu thế giới tăng thì giá trong nước tăng, giảm thì giá trong nước giảm, điều này đã được nêu rõ trong Nghị định 84.
Về chất lượng xăng dầu, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc, trong đó có hiện tượng xăng pha nước, hoặc pha chế các phụ gia khác có khả năng không đảm bảo an toàn, thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã tìm hiểu kỹ vấn đề này, riêng các cây xăng trong Tp.HCM vừa qua bị phát hiện gian lận thì UBND Tp.HCM đã rút giấy phép 9 cửa hàng và có thể sẽ rút phép 2 cửa hàng nữa.
“Chúng tôi sẽ thực hiện xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, và thậm chí đưa sang lĩnh vực hình sự!”, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Nghị định 104 về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 105 về kinh doanh khí hóa lỏng đều có hiệu lực từ 1/1/2012. Các lực lượng kiểm tra kiểm soát tăng cường công tác kiểm tra: hệ thống phân phối, điều kiện kinh doanh, cơ sở sang chiết nạp, kiểm tra kiểm soát về giá. Nhưng riêng về giá xăng dầu, giá gas đều theo Pháp lệnh giá, điều hành theo giá thị trường.
Để bình ổn giá xăng dầu, giá bán từ đầu mối đến tổng đại lý phải đăng ký giá với sở tài chính địa phương. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra xem doanh nghiệp có đăng ký đúng quy định với mặt hàng bình ổn hay không, trường hợp bán sai giá niêm yết, tăng giá có đúng hay không, khi phát hiện có sai phạm thì cơ quan quản lý thị trường mới vào cuộc.
Ông Quyền nhấn mạnh, Nhà nước tạo môi trường pháp luật để các doanh nghiệp cạnh tranh theo cơ chế thị trường và đối với từng mặt hàng cụ thể sẽ có những yêu cầu cụ thể. Đối với xăng và gas đều là các mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên cách thức quản lý Nhà nước cũng khác.
Xăng là mặt hàng an ninh năng lượng nên yêu cầu của Nhà nước đối với doanh nghiệp hoàn toàn khác, mỗi doanh nghiệp đầu mối có một hệ thống phân phối riêng để khi có vấn đề có thể quy trách nhiệm ngay cho 1 đầu mối này.
Còn đối với gas, Nhà nước cho phép một đầu mối có thể được bán cho 3 hệ thống phân phối khác nhau. Thời gian qua, các chi cục quản lý thị trường đã thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đặc biệt trong năm 2012 sẽ tổng kiểm tra hệ thống phân phối các mặt hàng xăng dầu, gas.
Theo Thông tư 14, giá gas là điều hành theo thị trường và thuộc diện bình ổn. Muốn tăng giảm giá là doanh nghiệp phải kê khai, đăng ký với sở tài chính tại địa phương.
Dịp Tết Nhâm Thìn và đầu năm 2012, các cơ quan chức năng đã phát hiện không ít vi phạm tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu và gas trên địa bàn một số tỉnh, thành.
Cụ thể, Quản lý thị trường Ninh Thuận đã kiểm tra, phát hiện 6/25 cơ sở vi phạm, trong đó có 2 cơ sở vi phạm về điều kiện kinh doanh, 1 cơ sở vi phạm quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu, 2 cơ sở vi phạm về đo lường, 1 cơ sở vi phạm về chất lượng, xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở, thu phạt 59 triệu đồng và thu hồi tiền thu nhập bất hợp pháp 8,694 triệu đồng.
Đoàn liên ngành kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý thị trường Thái Bình chủ trì phối hợp cùng lực lượng Công an Thái Bình và Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thái Bình tổ chức triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 31/12/2011 đến 15/2/2012. Tính đến ngày 18/1/2012, đoàn đã kiểm tra 5 tổng đại lý và 59 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, xử lý 15 vụ vi phạm.
Cùng với những diễn biến này, giá gas từ đầu năm 2012 đến nay đã tăng tới 3 lần với tổng số tiền tăng quá cao, lên tới 74.000 đồng/bình 12kg.
Báo giới đã đặt ra câu hỏi, Bộ Công Thương có kiểm soát hệ thống phân phối ở dưới doanh nghiệp đối với các đầu mối kinh doanh xăng dầu, gas hay không? Bởi có kiểm soát được hệ thống đại lý mới kiểm soát được giá gas, giá xăng dầu, tránh tình trạng các đầu mối bán lẻ tự ý tăng giá gas hoặc tránh được việc doanh nghiệp đầu mối đổ lỗi cho các cửa hàng bán lẻ tự ý tăng giá. Cùng với đó là câu hỏi liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng xăng dầu ra thị trường và liệu giá xăng dầu trong nước sắp tới có biến động hay không?
Theo Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải, người phát ngôn của Bộ Công Thương, hiện giá xăng dầu trong nước không tăng giảm theo trực tiếp giá cả quốc tế từng ngày mà còn phụ thuộc cả vào giá cả giao dịch hợp đồng cụ thể của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Nhưng tựu chung lại theo nguyên tắc giá xăng dầu thế giới tăng thì giá trong nước tăng, giảm thì giá trong nước giảm, điều này đã được nêu rõ trong Nghị định 84.
Về chất lượng xăng dầu, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ việc, trong đó có hiện tượng xăng pha nước, hoặc pha chế các phụ gia khác có khả năng không đảm bảo an toàn, thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã tìm hiểu kỹ vấn đề này, riêng các cây xăng trong Tp.HCM vừa qua bị phát hiện gian lận thì UBND Tp.HCM đã rút giấy phép 9 cửa hàng và có thể sẽ rút phép 2 cửa hàng nữa.
“Chúng tôi sẽ thực hiện xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, và thậm chí đưa sang lĩnh vực hình sự!”, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh.
Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, Nghị định 104 về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 105 về kinh doanh khí hóa lỏng đều có hiệu lực từ 1/1/2012. Các lực lượng kiểm tra kiểm soát tăng cường công tác kiểm tra: hệ thống phân phối, điều kiện kinh doanh, cơ sở sang chiết nạp, kiểm tra kiểm soát về giá. Nhưng riêng về giá xăng dầu, giá gas đều theo Pháp lệnh giá, điều hành theo giá thị trường.
Để bình ổn giá xăng dầu, giá bán từ đầu mối đến tổng đại lý phải đăng ký giá với sở tài chính địa phương. Các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp kiểm tra xem doanh nghiệp có đăng ký đúng quy định với mặt hàng bình ổn hay không, trường hợp bán sai giá niêm yết, tăng giá có đúng hay không, khi phát hiện có sai phạm thì cơ quan quản lý thị trường mới vào cuộc.
Ông Quyền nhấn mạnh, Nhà nước tạo môi trường pháp luật để các doanh nghiệp cạnh tranh theo cơ chế thị trường và đối với từng mặt hàng cụ thể sẽ có những yêu cầu cụ thể. Đối với xăng và gas đều là các mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên cách thức quản lý Nhà nước cũng khác.
Xăng là mặt hàng an ninh năng lượng nên yêu cầu của Nhà nước đối với doanh nghiệp hoàn toàn khác, mỗi doanh nghiệp đầu mối có một hệ thống phân phối riêng để khi có vấn đề có thể quy trách nhiệm ngay cho 1 đầu mối này.
Còn đối với gas, Nhà nước cho phép một đầu mối có thể được bán cho 3 hệ thống phân phối khác nhau. Thời gian qua, các chi cục quản lý thị trường đã thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đặc biệt trong năm 2012 sẽ tổng kiểm tra hệ thống phân phối các mặt hàng xăng dầu, gas.
Theo Thông tư 14, giá gas là điều hành theo thị trường và thuộc diện bình ổn. Muốn tăng giảm giá là doanh nghiệp phải kê khai, đăng ký với sở tài chính tại địa phương.