“Giá lên thì lương phải lên”
Xảy ra đình công có nguyên nhân từ tiền lương thấp không đủ sống, song bất cập của cách tính lương lại chưa dễ gì tháo gỡ
Xảy ra đình công có nguyên nhân từ tiền lương thấp không đủ sống, song bất cập của cách tính lương lại chưa dễ gì tháo gỡ được ngay…
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao đổi với báo giới ngay sau khi dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được trình Quốc hội tại phiên họp chiều 4/11.
Thưa ông, theo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các doanh nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Vậy những bất cập về lương hiện nay có được giải quyết khi sửa đổi Bộ luật Lao động không?
Một trong các yếu tố quan trọng dẫn đến đến tình hình tranh chấp lao động, đình công đang diễn ra phức tạp hiện nay là tiền lương thấp, không đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động.
Tôi đi thực tế nhiều doanh nghiệp, thấy bữa ăn cho công nhân chỉ từ 9 – 12.000 đồng/người, có khi còn không đạt mức đó. Chủ doanh nghiệp nói ông yên chí, doanh nghiệp tôi xem trọng người lao động lắm, xem họ là vốn quý, nhưng khi tôi đề nghị họ tăng suất ăn cho công nhân thì họ nói là còn để nghiên cứu.
Việc sửa đổi Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động sẽ cố gắng tạo sự đồng bộ trong chính sách về lương hạn chế tối đa tranh chấp lao động.
Khi thảo luận tại tổ ông có nói cách tính tiền lương cũng như mức thu nhập để đánh thuế thu nhập cá nhân cần phải tính đến chỉ số tăng giá tiêu dùng?
Bên tổ chức công đoàn nói rằng ở Việt Nam tiền luôn mất giá nên quy định về tiền lương hay thu nhập chịu thuế dựa vào 1 số cố định thì chỉ từ một đến hai năm thôi là sẽ lạc hậu. Vì thế công đoàn đã kiến nghị xây dựng thang bản lương phải đi liền với rổ hàng hóa, mà rổ hàng hóa này đảm bảo cuộc sống của người lao động. Tức là lương tối thiểu thì phải gắn liền với nhu cầu tối thiểu của người lao động, giá lên thì lương phải lên theo.
Kiến nghị này đã được tiếp thu như thế nào, thưa ông. Khi mà báo cáo thẩm tra dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi) vẫn chỉ ra khá nhiều vấn đề cần phải quan tâm hơn trong vấn đề tiền lương để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động thương lượng tập thể về tiền lương trong các thỏa ước lao động tập thể ở nhiều cấp độ khác nhau?
Đúng là những bất cập trong quy định về tiền lương nói chung và lương tối thiểu nói riêng như trong dự án luật này chưa được xử lý rốt ráo.
Một vấn đề nữa có sự khác biệt trong quan điểm của Ban soạn thảo Bộ luật Lao động với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là dự thảo bộ luật chỉ đưa ra tiêu chí về thang bảng lương, người sử dụng lao động căn cứ vào đó tự xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp mình.
Còn chúng tôi cho rằng thang bảng lương của doanh nghiệp cần phải được báo cáo với cơ quan quản lý lao động địa phương để xem đã phù hợp chưa, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của người lao động.
Vậy thì hơn lúc nào hết, khi sửa Bộ luật Lao động thì tổ chức công đoàn vẫn phải kiên trì kiến nghị của mình?
Chính phủ biết là có bất cập nhưng việc tính lương còn ràng buộc nhiều yếu tố, phải cân nhắc vì nếu nâng mức lương cho người lao động đến mức nào đó thì cũng phải xem doanh nghiệp có chịu nổi hay không.
Khi làm Luật Thuế thu nhập cá nhân thì bên công đoàn cũng kiến nghị phải dựa vào lương tối thiểu chứ không nên ấn định con số cố định, nhưng cũng đâu có được tiếp thu.
Nhưng thấy cần phải kiến nghị thì chúng tôi vẫn kiến nghị.
Thưa ông, khi bất cập về lương chưa được giải quyết rốt ráo thì đình công vẫn có thể gia tăng. Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) có một quy định là người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm nếu đình công bất hợp pháp. Nhưng trong thực tế thì để tổ chức đình công đúng luật là hết sức khó khăn và từ trước tới nay cũng chưa có một cuộc đình công nào đúng luật?
Đúng là theo các quy định hiện hành thì việc tổ chức đình công đúng luật đòi hỏi nhiều thủ tục và thời gian kéo dài. Nếu làm đầy đủ quy trình phải mất tới 27 ngày. Pháp luật cũng không cho đình công về quyền, mà chỉ được đình công về lợi ích, nhưng trong mỗi cuộc đình công thì hai yếu tố này đan xen, rất khó phân định.
Tôi thấy dự thảo Bộ luật Lao động đã nới nhiều quy định về đình công, nhưng tất nhiên cũng phải làm từng bước. Chúng ta hiểu rằng đình công là bước cuối cùng, bức xúc lắm người lao động mới đình công, nhưng để giải quyết rốt ráo vấn đề tranh chấp lao động thì phải tổ chức được việc đối thoại công khai, thẳng thắn giữa người lao động với chủ sử dụng lao động. Nghĩa là phải thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trong đó, vai trò của công đoàn là hết sức quan trọng để nói lên tiếng nói trung thực, thẳng thắn về tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Cho nên lần này cả Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn đều được trình Quốc hội sửa để góp phần hóa giải những bức xúc về tranh chấp lao động.
Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng trao đổi với báo giới ngay sau khi dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được trình Quốc hội tại phiên họp chiều 4/11.
Thưa ông, theo ý kiến của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các doanh nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Vậy những bất cập về lương hiện nay có được giải quyết khi sửa đổi Bộ luật Lao động không?
Một trong các yếu tố quan trọng dẫn đến đến tình hình tranh chấp lao động, đình công đang diễn ra phức tạp hiện nay là tiền lương thấp, không đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động.
Tôi đi thực tế nhiều doanh nghiệp, thấy bữa ăn cho công nhân chỉ từ 9 – 12.000 đồng/người, có khi còn không đạt mức đó. Chủ doanh nghiệp nói ông yên chí, doanh nghiệp tôi xem trọng người lao động lắm, xem họ là vốn quý, nhưng khi tôi đề nghị họ tăng suất ăn cho công nhân thì họ nói là còn để nghiên cứu.
Việc sửa đổi Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động sẽ cố gắng tạo sự đồng bộ trong chính sách về lương hạn chế tối đa tranh chấp lao động.
Khi thảo luận tại tổ ông có nói cách tính tiền lương cũng như mức thu nhập để đánh thuế thu nhập cá nhân cần phải tính đến chỉ số tăng giá tiêu dùng?
Bên tổ chức công đoàn nói rằng ở Việt Nam tiền luôn mất giá nên quy định về tiền lương hay thu nhập chịu thuế dựa vào 1 số cố định thì chỉ từ một đến hai năm thôi là sẽ lạc hậu. Vì thế công đoàn đã kiến nghị xây dựng thang bản lương phải đi liền với rổ hàng hóa, mà rổ hàng hóa này đảm bảo cuộc sống của người lao động. Tức là lương tối thiểu thì phải gắn liền với nhu cầu tối thiểu của người lao động, giá lên thì lương phải lên theo.
Kiến nghị này đã được tiếp thu như thế nào, thưa ông. Khi mà báo cáo thẩm tra dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi) vẫn chỉ ra khá nhiều vấn đề cần phải quan tâm hơn trong vấn đề tiền lương để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động thương lượng tập thể về tiền lương trong các thỏa ước lao động tập thể ở nhiều cấp độ khác nhau?
Đúng là những bất cập trong quy định về tiền lương nói chung và lương tối thiểu nói riêng như trong dự án luật này chưa được xử lý rốt ráo.
Một vấn đề nữa có sự khác biệt trong quan điểm của Ban soạn thảo Bộ luật Lao động với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam là dự thảo bộ luật chỉ đưa ra tiêu chí về thang bảng lương, người sử dụng lao động căn cứ vào đó tự xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp mình.
Còn chúng tôi cho rằng thang bảng lương của doanh nghiệp cần phải được báo cáo với cơ quan quản lý lao động địa phương để xem đã phù hợp chưa, có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của người lao động.
Vậy thì hơn lúc nào hết, khi sửa Bộ luật Lao động thì tổ chức công đoàn vẫn phải kiên trì kiến nghị của mình?
Chính phủ biết là có bất cập nhưng việc tính lương còn ràng buộc nhiều yếu tố, phải cân nhắc vì nếu nâng mức lương cho người lao động đến mức nào đó thì cũng phải xem doanh nghiệp có chịu nổi hay không.
Khi làm Luật Thuế thu nhập cá nhân thì bên công đoàn cũng kiến nghị phải dựa vào lương tối thiểu chứ không nên ấn định con số cố định, nhưng cũng đâu có được tiếp thu.
Nhưng thấy cần phải kiến nghị thì chúng tôi vẫn kiến nghị.
Thưa ông, khi bất cập về lương chưa được giải quyết rốt ráo thì đình công vẫn có thể gia tăng. Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) có một quy định là người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm nếu đình công bất hợp pháp. Nhưng trong thực tế thì để tổ chức đình công đúng luật là hết sức khó khăn và từ trước tới nay cũng chưa có một cuộc đình công nào đúng luật?
Đúng là theo các quy định hiện hành thì việc tổ chức đình công đúng luật đòi hỏi nhiều thủ tục và thời gian kéo dài. Nếu làm đầy đủ quy trình phải mất tới 27 ngày. Pháp luật cũng không cho đình công về quyền, mà chỉ được đình công về lợi ích, nhưng trong mỗi cuộc đình công thì hai yếu tố này đan xen, rất khó phân định.
Tôi thấy dự thảo Bộ luật Lao động đã nới nhiều quy định về đình công, nhưng tất nhiên cũng phải làm từng bước. Chúng ta hiểu rằng đình công là bước cuối cùng, bức xúc lắm người lao động mới đình công, nhưng để giải quyết rốt ráo vấn đề tranh chấp lao động thì phải tổ chức được việc đối thoại công khai, thẳng thắn giữa người lao động với chủ sử dụng lao động. Nghĩa là phải thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở.
Trong đó, vai trò của công đoàn là hết sức quan trọng để nói lên tiếng nói trung thực, thẳng thắn về tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Cho nên lần này cả Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn đều được trình Quốc hội sửa để góp phần hóa giải những bức xúc về tranh chấp lao động.