Giá tăng vẫn hoàn... tăng giá
Sau một tháng triển khai đồng loạt các biện pháp bình ổn giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn cứ tăng mạnh
Sau một tháng triển khai đồng loạt các biện pháp bình ổn giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn cứ tăng mạnh.
>>Kiềm chế tăng giá: Doanh nghiệp vào cuộc / “Giải mã” tăng giá: Sao cứ sờ ngọn?
Số liệu từ Tổng cục Thống kê chiều 25/9 cho thấy chỉ số này trong tháng 9 vẫn tăng tới 0,51%, cao hơn mức 0,3% dự báo trước đó.
Tính chung, 9 tháng đầu năm, CPI đã tăng 7,32%. Với đà tăng hiện nay, đặc biệt trong những tháng cuối năm, CPI năm 2007 có khả năng vượt qua mức 8,2%.
Trong 10 nhóm hàng tính CPI, giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn tăng đầu bảng trong tháng 9 với 1,02%; trong đó nhóm Thực phẩm tăng tới 1,26%. Các nhóm có mức giá tăng mạnh là Dược phẩm – y tế (0,91%), Nhà ở và vật liệu xây dựng (0,43%), Giáo dục (0,39%), May mặc – mũ nón – giày dép (0,31%). Riêng nhóm Phương tiện đi lại và nhóm Văn hóa - thể thao - giải trí giảm lần lượt -0,43% và -0,89%.
CPI tăng mạnh hơn dự báo càng đẩy mục tiêu kiềm chế lạm phát trong khoảng 8% - 8,2% vào khó khăn. Bởi theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 10 tới, nhiều khả năng CPI sẽ tăng thêm khoảng 0,4%. Trong hai tháng cuối năm, chỉ số này dự báo cũng sẽ tăng cao từ mùa tiêu dùng cuối năm, cận Tết.
Mức tăng CPI trong tháng 9 cũng nằm ngoài dự báo của một số cơ quan chức năng, khi Chỉ thị 18 của Chính phủ về kiềm chế giá cả trên thị trường đã thực hiện được một tháng. Trong đó, ngoài các biện pháp tiền tệ, thanh tra, là quyết định giảm mạnh một loạt thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng trọng yếu.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, những biện pháp trên, đặc biệt là biện pháp giảm thuế thường có độ trễ nhất định. Mặt khác, nguyên nhân quan trọng nhất là liên quan đến yếu tố tiền tệ.
Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ cho vay nền kinh tế tăng cao đã gây sức ép đến mặt bằng giá. Đến cuối tháng 9, tổng phương tiện thanh toán ước tính đã tăng 26,9% so với cuối năm 2006 (mục tiêu cả năm tăng 20%-22%), gần bằng mức tăng 29,7% của cả năm 2006 và cao hơn nhiều so với mức tăng tương ứng 16,1% của 9 tháng 2006. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến thời điểm này cũng đã tăng khoảng 26,1% so với cuối năm 2006, trong khi mục tiêu cả năm là 18%-22%.
Ngoài ra, cũng theo Bộ Tài chính, một số nguyên nhân khác cũng tác động mạnh đến giá thị trường trong nước như giá vàng, phôi thép, nguyên liệu sữa, dầu và các sản phẩm gốc dầu… trên thế giới tăng cao; tháng 9, việc thị trường đón mùa khai giảng của 22 triệu học sinh, sinh viên đã làm tăng nhu cầu đi lại và các dịch vụ đi kèm; nhu cầu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho Tết Trung thu, đồ dùng học tập tăng; hậu quả cơn bão số 2 gây ra lũ tại các tỉnh Bắc miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục ảnh hưởng…
Từ nay đến cuối năm, ngoài những giải pháp như cân đối cung ứng hàng hóa, giữ ổn định giá các mặt hàng trọng yếu, xem xét giảm thêm thuế một số mặt hàng (trong đó có ôtô), tăng cường kiểm tra - kiểm soát thị trường…, một giải pháp đáng chú ý là tiếp tục “hút” tiền trong lưu thông về.
Ước tính lượng tiền bỏ ra mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối những tháng đầu năm hiện còn khoảng 13% trong lưu thông (khoảng 39.556,524 tỷ đồng). Lượng tiền này sẽ được “triệt tiêu” bằng các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp cũng như lượng tín phiếu mới Ngân hàng Nhà nước bán ra.
>>Kiềm chế tăng giá: Doanh nghiệp vào cuộc / “Giải mã” tăng giá: Sao cứ sờ ngọn?
Số liệu từ Tổng cục Thống kê chiều 25/9 cho thấy chỉ số này trong tháng 9 vẫn tăng tới 0,51%, cao hơn mức 0,3% dự báo trước đó.
Tính chung, 9 tháng đầu năm, CPI đã tăng 7,32%. Với đà tăng hiện nay, đặc biệt trong những tháng cuối năm, CPI năm 2007 có khả năng vượt qua mức 8,2%.
Trong 10 nhóm hàng tính CPI, giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn tăng đầu bảng trong tháng 9 với 1,02%; trong đó nhóm Thực phẩm tăng tới 1,26%. Các nhóm có mức giá tăng mạnh là Dược phẩm – y tế (0,91%), Nhà ở và vật liệu xây dựng (0,43%), Giáo dục (0,39%), May mặc – mũ nón – giày dép (0,31%). Riêng nhóm Phương tiện đi lại và nhóm Văn hóa - thể thao - giải trí giảm lần lượt -0,43% và -0,89%.
CPI tăng mạnh hơn dự báo càng đẩy mục tiêu kiềm chế lạm phát trong khoảng 8% - 8,2% vào khó khăn. Bởi theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong tháng 10 tới, nhiều khả năng CPI sẽ tăng thêm khoảng 0,4%. Trong hai tháng cuối năm, chỉ số này dự báo cũng sẽ tăng cao từ mùa tiêu dùng cuối năm, cận Tết.
Mức tăng CPI trong tháng 9 cũng nằm ngoài dự báo của một số cơ quan chức năng, khi Chỉ thị 18 của Chính phủ về kiềm chế giá cả trên thị trường đã thực hiện được một tháng. Trong đó, ngoài các biện pháp tiền tệ, thanh tra, là quyết định giảm mạnh một loạt thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng trọng yếu.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, những biện pháp trên, đặc biệt là biện pháp giảm thuế thường có độ trễ nhất định. Mặt khác, nguyên nhân quan trọng nhất là liên quan đến yếu tố tiền tệ.
Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ cho vay nền kinh tế tăng cao đã gây sức ép đến mặt bằng giá. Đến cuối tháng 9, tổng phương tiện thanh toán ước tính đã tăng 26,9% so với cuối năm 2006 (mục tiêu cả năm tăng 20%-22%), gần bằng mức tăng 29,7% của cả năm 2006 và cao hơn nhiều so với mức tăng tương ứng 16,1% của 9 tháng 2006. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến thời điểm này cũng đã tăng khoảng 26,1% so với cuối năm 2006, trong khi mục tiêu cả năm là 18%-22%.
Ngoài ra, cũng theo Bộ Tài chính, một số nguyên nhân khác cũng tác động mạnh đến giá thị trường trong nước như giá vàng, phôi thép, nguyên liệu sữa, dầu và các sản phẩm gốc dầu… trên thế giới tăng cao; tháng 9, việc thị trường đón mùa khai giảng của 22 triệu học sinh, sinh viên đã làm tăng nhu cầu đi lại và các dịch vụ đi kèm; nhu cầu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho Tết Trung thu, đồ dùng học tập tăng; hậu quả cơn bão số 2 gây ra lũ tại các tỉnh Bắc miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục ảnh hưởng…
Từ nay đến cuối năm, ngoài những giải pháp như cân đối cung ứng hàng hóa, giữ ổn định giá các mặt hàng trọng yếu, xem xét giảm thêm thuế một số mặt hàng (trong đó có ôtô), tăng cường kiểm tra - kiểm soát thị trường…, một giải pháp đáng chú ý là tiếp tục “hút” tiền trong lưu thông về.
Ước tính lượng tiền bỏ ra mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối những tháng đầu năm hiện còn khoảng 13% trong lưu thông (khoảng 39.556,524 tỷ đồng). Lượng tiền này sẽ được “triệt tiêu” bằng các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp cũng như lượng tín phiếu mới Ngân hàng Nhà nước bán ra.