Giá tiêu dùng tháng 4 có thể chỉ tăng theo quy luật
Theo Tổ Điều hành thị trường trong nước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 sẽ tăng khoảng từ 0,2% - 0,25%
Tổ Điều hành thị trường trong nước vừa đưa ra dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 sẽ tăng khoảng từ 0,2% - 0,25%, tương đương cùng kỳ năm trước và theo quy luật các năm gần đây.
Nhận định về diễn biến giá cả thời gian tới, theo dự báo mới nhất của Giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay vẫn đạt mức 5% (giảm nhẹ so với mức tăng 5,3% của năm 2006) mặc dù nền kinh tế Mỹ được dự báo có xu hướng giảm.
Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao vẫn là yếu tố chủ đạo giữ giá của nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong suốt quý 2 năm nay.
Trong quý 2, thời tiết còn diễn biến khó lường, tình hình khô hạn tiếp tục tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và cung ứng điện, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch sâu rầy tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, nhiều loại vật tư - hàng hoá trên thị trường thế giới tiếp tục vững giá... tình hình trên sẽ tác động tới giá cả nhiều mặt hàng trong nước đứng ở mức cao như gạo, cà phê, cao su, phân bón, thép thành phẩm, xăng dầu.
Trong tháng 4, nếu thời tiết thuận lợi cho vụ lúa đông xuân ở miền Bắc phát triển và gieo cấy vụ lúa hè thu ở ĐBSCL, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng được khống chế, đồng thời các bộ, ngành, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng trọng yếu với giá cả hợp lý, áp dụng công nghệ mới phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam về cả chất lượng và giá cả, nên dù giá một số vật tư, hàng hoá trên thị trường thế giới và chi phí sản xuất đầu vào vẫn ở mức cao thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2007 dự báo chỉ tăng khoảng 0,2 - 0,25%.
Tuy vậy, những ngày gần đây, giá dầu thô loại ngọt, nhẹ giao dịch trên thị trường New York đang dao động gần mức 66 USD/thùng cũng là lý do để các cơ quan quản lý giá cả trong nước tính tới một số phương án tăng giá bán lẻ xăng trong nước và/hoặc kết hợp với việc giảm thuế nhập khẩu.
Việc tính toán các phương án điều chỉnh là biện pháp đối phó tức thời trong trường hợp dầu thế giới tiếp tục biến động kéo dài, còn hiện tại sức ép này chưa thực sự lớn.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đưa ra dự báo rằng CPI tháng 4 cũng chỉ tăng khoảng 0,25% so với tháng trước và đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, giữ cho mức tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng.
Nhận định về diễn biến giá cả thời gian tới, theo dự báo mới nhất của Giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay vẫn đạt mức 5% (giảm nhẹ so với mức tăng 5,3% của năm 2006) mặc dù nền kinh tế Mỹ được dự báo có xu hướng giảm.
Vì vậy, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao vẫn là yếu tố chủ đạo giữ giá của nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong suốt quý 2 năm nay.
Trong quý 2, thời tiết còn diễn biến khó lường, tình hình khô hạn tiếp tục tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và cung ứng điện, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch sâu rầy tiềm ẩn nguy cơ lan rộng, nhiều loại vật tư - hàng hoá trên thị trường thế giới tiếp tục vững giá... tình hình trên sẽ tác động tới giá cả nhiều mặt hàng trong nước đứng ở mức cao như gạo, cà phê, cao su, phân bón, thép thành phẩm, xăng dầu.
Trong tháng 4, nếu thời tiết thuận lợi cho vụ lúa đông xuân ở miền Bắc phát triển và gieo cấy vụ lúa hè thu ở ĐBSCL, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng được khống chế, đồng thời các bộ, ngành, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng trọng yếu với giá cả hợp lý, áp dụng công nghệ mới phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam về cả chất lượng và giá cả, nên dù giá một số vật tư, hàng hoá trên thị trường thế giới và chi phí sản xuất đầu vào vẫn ở mức cao thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2007 dự báo chỉ tăng khoảng 0,2 - 0,25%.
Tuy vậy, những ngày gần đây, giá dầu thô loại ngọt, nhẹ giao dịch trên thị trường New York đang dao động gần mức 66 USD/thùng cũng là lý do để các cơ quan quản lý giá cả trong nước tính tới một số phương án tăng giá bán lẻ xăng trong nước và/hoặc kết hợp với việc giảm thuế nhập khẩu.
Việc tính toán các phương án điều chỉnh là biện pháp đối phó tức thời trong trường hợp dầu thế giới tiếp tục biến động kéo dài, còn hiện tại sức ép này chưa thực sự lớn.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đưa ra dự báo rằng CPI tháng 4 cũng chỉ tăng khoảng 0,25% so với tháng trước và đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, giữ cho mức tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng.