Giá xăng dầu: “Có yêu cầu giảm cũng không trái quy định”
Giải thích của Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa về việc điều hành giá xăng dầu hiện nay
"Điều hành giá theo cơ chế thị trường, nhưng vẫn phải có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy nên việc Bộ có công văn yêu cầu giảm giá cũng không có gì là trái quy định cả".
Đó là ý kiến của Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa trong cuộc trao đổi với VnEconomy chiều 3/6, vài ngày sau khi Bộ Tài chính có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm giá xăng sau 21h ngày 27/5.
Ông Thỏa nói:
- Nhiều người dân thắc mắc là doanh nghiệp chậm giảm giá, tôi xin phân tích cụ thể thế này để người tiêu dùng hiểu được vấn đề.
Thực ra, trong Nghị định 84 đã quy định rõ việc tính giá trong 30 ngày dự trữ lưu thông và trong 30 ngày đó có 20 ngày là giá xăng dầu thế giới tăng cao và giá chỉ giảm trong 10 ngày, như vậy trong 10 ngày đó cộng với 20 ngày xăng dầu dự trữ lưu thông thì giá xăng mới hòa vốn và với điều kiện Nhà nước vẫn phải bỏ ra 500 đồng được trích từ quỹ bình ổn giá cho 1 lít xăng.
Sau đó, đến thời điểm đúng 30 ngày, khi có được tính toán là xăng đã bắt đầu giảm đến mức có thể giảm giá được để đảm bảo quyền lợi đầu tiên cho người tiêu dùng thì liên bộ mới chính thức yêu cầu doanh nghiệp giảm 500 đồng, nhưng vẫn phải trích quỹ bình ổn 200 đồng để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường, tránh ảnh hưởng đến nguồn cung.
Vừa qua, doanh nghiệp không đăng ký giảm giá nhưng liên bộ phải yêu cầu giảm giá, là bởi theo tính toán thì sau khi giá xăng dầu thế giới trong tháng 3, tháng 4 cao nên phải đến cuối tháng 5 họ mới cân đối và có sự chênh lệch nhất định, nên lúc đó mới ở mức hòa vốn. Do vậy, chúng ta cũng không nên phê phán doanh nghiệp là tại sao không đăng ký giảm giá hay cố tình không giảm giá.
Quỹ là để bảo vệ người tiêu dùng
Nhưng có ý kiến cho rằng, với cơ chế điều hành như hiện nay thì doanh nghiệp đang đẩy hết rủi ro về phía người tiêu dùng bởi nhà nước cho phép doanh nghiệp tính giá bình quân trong 30 ngày, rồi còn quỹ bình ổn giá cũng do người tiêu dùng đóng?
Bình thường doanh nghiệp vẫn phải nhập xăng từ thị trường thế giới ít nhất thì 15 ngày mới về trong kho của họ. Cộng với lượng gối đầu dự trữ lưu thông bắt buộc thì khi cộng với giá của 15 ngày nhập trước họ mới đảm bảo kinh doanh được.
Còn về quỹ bình ổn giá thì dù là trích từ giá xăng nhưng là do nhà nước đứng ra quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Vừa qua cũng có nhiều doanh nghiệp xăng dầu đề nghị cho họ tự điều hành quỹ này, nhưng chúng tôi không đồng ý mà cái này Nhà nước phải chi phối bởi quỹ bình ổn này là của người tiêu dùng gây dựng nên.
Vậy, liệu bao giờ thì tình trạng “tăng nhanh - giảm chậm, tăng nhiều - giảm ít” mới được khắc phục, thưa ông?
Thực tế, tăng và giảm hiện nay đều theo Nghị định 84, trong đó khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh tăng, giảm đều là 10 ngày. Đây là giới hạn tối đa nhưng không hạn chế với giảm. Nếu doanh nghiệp nào có điều kiện thì cứ giảm và mức độ giảm cũng không hạn chế.
Tuy nhiên, Nghị định 84 cũng quy định, trong trường hợp đặc biệt thì Chính phủ sẽ có quy định riêng, và vừa qua chúng tôi đã quyết định giãn từ tháng 3 không cho điều chỉnh tăng giá.
Còn câu chuyện tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu thì đều phải có sự so sánh chênh lệch trong từng thời điểm cụ thể. Ví dụ những năm trước đây thì tăng 1.000 đồng - 1.500 đồng/lít là do chúng ta đã giữ giá quá lâu, trong khi giá thế giới tăng mạnh. Lúc đó, nếu không chịu thiệt về thuế thì giá có thể còn tăng 3.000 - 4.000 đồng/lít.
Không thể tính lỗ, lãi trên mỗi lít xăng
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng công bố có sự chênh lệch về giá giữa cách tính của Bộ và cách tính của doanh nghiệp xăng dầu...
Chúng tôi tính toán là tính theo quy định của Nghị định 84, tức là giá cơ sở và giá bán chứ không phải giá bán thực tế của doanh nghiệp. Do đó, việc lỗ hay lãi là chuyện thực tế của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, vì khi theo quy định thì giá trung bình là giá cơ sở để tính toán cho tất cả các doanh nghiệp.
Còn nếu doanh nghiệp nào có đó điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, nhập vào được được giá tốt hơn doanh nghiệp đó sẽ có lãi nhiều hơn.
Vì thế chuyện lãi hay lỗ của doanh nghiệp xăng dầu phải đợi đến cuối năm quyết toán mới biết được, chứ không ai tính toán được lãi hay lỗ theo từng lít xăng được.
Nhưng người tiêu dùng vẫn có thể căn cứ vào chênh lệch giá thế giới và trong nước để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Còn chuyện lỗ hay lãi là câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp, thưa ông?
Đúng như vậy, cái chúng ta quan tâm không phải là lỗ hay lãi của doanh nghiệp mà là sự chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành của doanh nghiệp, và chúng tôi điều hành trên cơ sở giá bán hiện hành.
Còn chuyện doanh nghiệp họ tính giá ship cao thấp thế nào là việc của họ, còn Bộ sẽ giám sát bằng cách căn cứ giá đầu vào của doanh nghiệp. Cụ thể là đầu vào 30 ngày là giá ship bình quân khi nhập.
Ngoài ra còn 3 yếu tố rất quan trọng là chi phí bảo hiểm, vận chuyển và tỷ giá cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá xăng dầu. Nhiều khi chỉ cần khác nhau ở các yếu tố này là giá đã chênh nhau, nên khi chúng tôi tính đều có xem xét với mỗi doanh nghiệp nhưng không hoàn toàn lấy giá của doanh nghiệp báo cáo mà phải giám sát trên cơ sở những cái tư liệu thì mới chính xác được.
Không nên thu phí qua giá xăng
Vừa qua, một số đơn vị có đề xuất tính phí môi trường, phí bảo trì đường bộ vào trong giá, xăng. Theo ông điều này có hợp lý không?
Theo quan điểm của tôi, việc thu các khoản phí đấy có thể cần thiết nhằm mục tiêu nhất định, nhưng nếu thu qua giá xăng thì cá nhân tôi chưa đồng tình bởi vì trong giá xăng hiện nay mình cũng đã có một loại phí mang dáng dấp của phí bảo vệ môi trường rồi.
Hơn nữa, với phí bảo trì đường bộ thì hiện nay chúng ta cũng đã có nhiều kênh khác nhau nên không nhất thiết phải thu thông qua giá xăng.
Hiện nay, trong cơ cấu giá xăng của chúng ta đang có 1.000 đồng đó rồi nên việc cần làm là phải tính toán thế nào để chuyển hoá phần đó vào ngân sách. Chúng ta còn nhiều cách để giải quyết vấn đề chứ không phải cứ nhất thiết phải đưa gộp vào giá xăng dầu.
Cuối cùng, với vai trò là “tư lệnh” về quản lý giá, ông có thể nói điều gì đề người tiêu dùng cảm thấy không bị “móc túi” khi mua xăng?
Trong bối cảnh chúng ta đang kiềm chế lạm phát, theo tôi cứ giãn việc điều chỉnh giá xăng nếu như trong điều kiện giá xăng thế giới tăng cao và đồng thời sử dụng quỹ bình ổn giá để bình ổn. Còn trong trường hợp cơ hội giá thế giới giảm thì phải tính toán và hài hoà lợi ích của cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước.
Quan điểm điều hành của chúng tôi là làm sao người tiêu dùng được hưởng lợi, đồng thời cũng phải để doanh nghiệp kinh doanh được.
Vừa qua chúng ta cũng đã hy sinh một phần thuế bằng cách nhà nước giảm thuế, giảm giá cho người tiêu dùng. Có thể độ lệch pha chưa cao nhưng cũng phải hỗ trợ cho doanh nghiệp một họ bảo đảm và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.
Với cách xử lý như vậy và tinh thần là nếu giá thế giới tiếp tục giảm, thì chúng ta có điều kiện để tiếp tục giảm giá xăng.
Đó là ý kiến của Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa trong cuộc trao đổi với VnEconomy chiều 3/6, vài ngày sau khi Bộ Tài chính có công văn yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối giảm giá xăng sau 21h ngày 27/5.
Ông Thỏa nói:
- Nhiều người dân thắc mắc là doanh nghiệp chậm giảm giá, tôi xin phân tích cụ thể thế này để người tiêu dùng hiểu được vấn đề.
Thực ra, trong Nghị định 84 đã quy định rõ việc tính giá trong 30 ngày dự trữ lưu thông và trong 30 ngày đó có 20 ngày là giá xăng dầu thế giới tăng cao và giá chỉ giảm trong 10 ngày, như vậy trong 10 ngày đó cộng với 20 ngày xăng dầu dự trữ lưu thông thì giá xăng mới hòa vốn và với điều kiện Nhà nước vẫn phải bỏ ra 500 đồng được trích từ quỹ bình ổn giá cho 1 lít xăng.
Sau đó, đến thời điểm đúng 30 ngày, khi có được tính toán là xăng đã bắt đầu giảm đến mức có thể giảm giá được để đảm bảo quyền lợi đầu tiên cho người tiêu dùng thì liên bộ mới chính thức yêu cầu doanh nghiệp giảm 500 đồng, nhưng vẫn phải trích quỹ bình ổn 200 đồng để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường, tránh ảnh hưởng đến nguồn cung.
Vừa qua, doanh nghiệp không đăng ký giảm giá nhưng liên bộ phải yêu cầu giảm giá, là bởi theo tính toán thì sau khi giá xăng dầu thế giới trong tháng 3, tháng 4 cao nên phải đến cuối tháng 5 họ mới cân đối và có sự chênh lệch nhất định, nên lúc đó mới ở mức hòa vốn. Do vậy, chúng ta cũng không nên phê phán doanh nghiệp là tại sao không đăng ký giảm giá hay cố tình không giảm giá.
Quỹ là để bảo vệ người tiêu dùng
Nhưng có ý kiến cho rằng, với cơ chế điều hành như hiện nay thì doanh nghiệp đang đẩy hết rủi ro về phía người tiêu dùng bởi nhà nước cho phép doanh nghiệp tính giá bình quân trong 30 ngày, rồi còn quỹ bình ổn giá cũng do người tiêu dùng đóng?
Bình thường doanh nghiệp vẫn phải nhập xăng từ thị trường thế giới ít nhất thì 15 ngày mới về trong kho của họ. Cộng với lượng gối đầu dự trữ lưu thông bắt buộc thì khi cộng với giá của 15 ngày nhập trước họ mới đảm bảo kinh doanh được.
Còn về quỹ bình ổn giá thì dù là trích từ giá xăng nhưng là do nhà nước đứng ra quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Vừa qua cũng có nhiều doanh nghiệp xăng dầu đề nghị cho họ tự điều hành quỹ này, nhưng chúng tôi không đồng ý mà cái này Nhà nước phải chi phối bởi quỹ bình ổn này là của người tiêu dùng gây dựng nên.
Vậy, liệu bao giờ thì tình trạng “tăng nhanh - giảm chậm, tăng nhiều - giảm ít” mới được khắc phục, thưa ông?
Thực tế, tăng và giảm hiện nay đều theo Nghị định 84, trong đó khoảng cách giữa 2 lần điều chỉnh tăng, giảm đều là 10 ngày. Đây là giới hạn tối đa nhưng không hạn chế với giảm. Nếu doanh nghiệp nào có điều kiện thì cứ giảm và mức độ giảm cũng không hạn chế.
Tuy nhiên, Nghị định 84 cũng quy định, trong trường hợp đặc biệt thì Chính phủ sẽ có quy định riêng, và vừa qua chúng tôi đã quyết định giãn từ tháng 3 không cho điều chỉnh tăng giá.
Còn câu chuyện tăng bao nhiêu, giảm bao nhiêu thì đều phải có sự so sánh chênh lệch trong từng thời điểm cụ thể. Ví dụ những năm trước đây thì tăng 1.000 đồng - 1.500 đồng/lít là do chúng ta đã giữ giá quá lâu, trong khi giá thế giới tăng mạnh. Lúc đó, nếu không chịu thiệt về thuế thì giá có thể còn tăng 3.000 - 4.000 đồng/lít.
Không thể tính lỗ, lãi trên mỗi lít xăng
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng công bố có sự chênh lệch về giá giữa cách tính của Bộ và cách tính của doanh nghiệp xăng dầu...
Chúng tôi tính toán là tính theo quy định của Nghị định 84, tức là giá cơ sở và giá bán chứ không phải giá bán thực tế của doanh nghiệp. Do đó, việc lỗ hay lãi là chuyện thực tế của từng doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, vì khi theo quy định thì giá trung bình là giá cơ sở để tính toán cho tất cả các doanh nghiệp.
Còn nếu doanh nghiệp nào có đó điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, nhập vào được được giá tốt hơn doanh nghiệp đó sẽ có lãi nhiều hơn.
Vì thế chuyện lãi hay lỗ của doanh nghiệp xăng dầu phải đợi đến cuối năm quyết toán mới biết được, chứ không ai tính toán được lãi hay lỗ theo từng lít xăng được.
Nhưng người tiêu dùng vẫn có thể căn cứ vào chênh lệch giá thế giới và trong nước để đòi hỏi quyền lợi cho mình. Còn chuyện lỗ hay lãi là câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp, thưa ông?
Đúng như vậy, cái chúng ta quan tâm không phải là lỗ hay lãi của doanh nghiệp mà là sự chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành của doanh nghiệp, và chúng tôi điều hành trên cơ sở giá bán hiện hành.
Còn chuyện doanh nghiệp họ tính giá ship cao thấp thế nào là việc của họ, còn Bộ sẽ giám sát bằng cách căn cứ giá đầu vào của doanh nghiệp. Cụ thể là đầu vào 30 ngày là giá ship bình quân khi nhập.
Ngoài ra còn 3 yếu tố rất quan trọng là chi phí bảo hiểm, vận chuyển và tỷ giá cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá xăng dầu. Nhiều khi chỉ cần khác nhau ở các yếu tố này là giá đã chênh nhau, nên khi chúng tôi tính đều có xem xét với mỗi doanh nghiệp nhưng không hoàn toàn lấy giá của doanh nghiệp báo cáo mà phải giám sát trên cơ sở những cái tư liệu thì mới chính xác được.
Không nên thu phí qua giá xăng
Vừa qua, một số đơn vị có đề xuất tính phí môi trường, phí bảo trì đường bộ vào trong giá, xăng. Theo ông điều này có hợp lý không?
Theo quan điểm của tôi, việc thu các khoản phí đấy có thể cần thiết nhằm mục tiêu nhất định, nhưng nếu thu qua giá xăng thì cá nhân tôi chưa đồng tình bởi vì trong giá xăng hiện nay mình cũng đã có một loại phí mang dáng dấp của phí bảo vệ môi trường rồi.
Hơn nữa, với phí bảo trì đường bộ thì hiện nay chúng ta cũng đã có nhiều kênh khác nhau nên không nhất thiết phải thu thông qua giá xăng.
Hiện nay, trong cơ cấu giá xăng của chúng ta đang có 1.000 đồng đó rồi nên việc cần làm là phải tính toán thế nào để chuyển hoá phần đó vào ngân sách. Chúng ta còn nhiều cách để giải quyết vấn đề chứ không phải cứ nhất thiết phải đưa gộp vào giá xăng dầu.
Cuối cùng, với vai trò là “tư lệnh” về quản lý giá, ông có thể nói điều gì đề người tiêu dùng cảm thấy không bị “móc túi” khi mua xăng?
Trong bối cảnh chúng ta đang kiềm chế lạm phát, theo tôi cứ giãn việc điều chỉnh giá xăng nếu như trong điều kiện giá xăng thế giới tăng cao và đồng thời sử dụng quỹ bình ổn giá để bình ổn. Còn trong trường hợp cơ hội giá thế giới giảm thì phải tính toán và hài hoà lợi ích của cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà nước.
Quan điểm điều hành của chúng tôi là làm sao người tiêu dùng được hưởng lợi, đồng thời cũng phải để doanh nghiệp kinh doanh được.
Vừa qua chúng ta cũng đã hy sinh một phần thuế bằng cách nhà nước giảm thuế, giảm giá cho người tiêu dùng. Có thể độ lệch pha chưa cao nhưng cũng phải hỗ trợ cho doanh nghiệp một họ bảo đảm và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.
Với cách xử lý như vậy và tinh thần là nếu giá thế giới tiếp tục giảm, thì chúng ta có điều kiện để tiếp tục giảm giá xăng.