Petrolimex lý giải việc chưa giảm giá xăng dầu
“Khi có điều kiện, doanh nghiệp sẽ giảm giá xăng dầu mà không cần bất cứ sự nhắc nhở nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước”
“Khi có điều kiện, doanh nghiệp sẽ giảm giá xăng dầu mà không cần bất cứ sự nhắc nhở nào từ phía cơ quan quản lý nhà nước”.
Đó là phát biểu của ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), trước các ý kiến cho rằng giá xăng dầu luôn trong tình trạng “tăng nhanh, giảm chậm”.
“Đây là con số chính xác và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin này”, ông Dũng nói khi đề cập đến con số lỗ từ 600 - 1.000 đồng đối với mỗi lít xăng, dầu của Petrolimex vào thời điểm hiện tại (đã cộng thêm các loại thuế, phí).
Cụ thể, theo ông, mặc dù giá dầu thô trên thế giới những ngày qua đã giảm mạnh, nhưng giá xăng dầu thành phẩm vẫn ở mức cao. Giá trung bình trong 30 ngày của xăng A92 hiện là 88,10 USD/thùng, dầu diezel 0,05S ở mức 93,32 USD/thùng, dầu hỏa giá 92,52 USD/thùng...
Khi được hỏi về việc một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác thông báo đã bớt lỗ, thậm chí bắt đầu có lãi, vị Phó tổng giám đốc Petrolimex cho rằng có thể lý giải như sau: vào thời điểm giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới ở mức cao, các doanh nghiệp này đã giảm lượng hàng nhập về. Khi giá giảm thì họ tăng lượng nhập, điều này đã khiến cho giá bình quân của các doanh nghiệp này nhanh chóng giảm và sớm có lãi.
Cơ sở cho nhận định này là khi giá thế giới xăng dầu thế giới càng tăng thì lượng tiêu thụ của Petrolimex càng tăng. Con số thống kê của Petrolimex cũng đã cho thấy lượng tiêu thụ xăng dầu của doanh nghiệp này trong thời gian qua đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Điều này khiến Petrolimex tuy là đơn vị chiếm thị phần tới 60% của thị trường xăng dầu cả nước, nhưng mức lỗ vẫn cao hơn so với các đơn vị khác.
Ông Dũng cũng dẫn chứng, từ tháng 3, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới luôn ở mức cao trên 90 USD/thùng, nên nếu theo đúng hướng dẫn trong Nghị định 84/2009/NĐ-CP, Petrolimex đã được phép tăng giá bán lẻ. Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã không tăng giá bán lẻ. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp phải chịu lỗ khá lớn (dù thuế nhập khẩu xăng dầu đã được giảm từ 3-5% và được sử dụng quỹ bình ổn để bù lỗ).
Tới thời điểm này, đại diện Petrolimex vẫn để ngỏ câu trả lời về khả năng cũng như thời điểm sẽ giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
“Việc giảm giá sẽ được Petrolimex thực hiện đúng theo các hướng dẫn trong Nghị định 84, chứ không theo tâm lý thị trường hay sự điều chỉnh của một doanh nghiệp nào đó”, ông Dũng nói.
Đó là phát biểu của ông Vương Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), trước các ý kiến cho rằng giá xăng dầu luôn trong tình trạng “tăng nhanh, giảm chậm”.
“Đây là con số chính xác và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin này”, ông Dũng nói khi đề cập đến con số lỗ từ 600 - 1.000 đồng đối với mỗi lít xăng, dầu của Petrolimex vào thời điểm hiện tại (đã cộng thêm các loại thuế, phí).
Cụ thể, theo ông, mặc dù giá dầu thô trên thế giới những ngày qua đã giảm mạnh, nhưng giá xăng dầu thành phẩm vẫn ở mức cao. Giá trung bình trong 30 ngày của xăng A92 hiện là 88,10 USD/thùng, dầu diezel 0,05S ở mức 93,32 USD/thùng, dầu hỏa giá 92,52 USD/thùng...
Khi được hỏi về việc một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác thông báo đã bớt lỗ, thậm chí bắt đầu có lãi, vị Phó tổng giám đốc Petrolimex cho rằng có thể lý giải như sau: vào thời điểm giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới ở mức cao, các doanh nghiệp này đã giảm lượng hàng nhập về. Khi giá giảm thì họ tăng lượng nhập, điều này đã khiến cho giá bình quân của các doanh nghiệp này nhanh chóng giảm và sớm có lãi.
Cơ sở cho nhận định này là khi giá thế giới xăng dầu thế giới càng tăng thì lượng tiêu thụ của Petrolimex càng tăng. Con số thống kê của Petrolimex cũng đã cho thấy lượng tiêu thụ xăng dầu của doanh nghiệp này trong thời gian qua đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ. Điều này khiến Petrolimex tuy là đơn vị chiếm thị phần tới 60% của thị trường xăng dầu cả nước, nhưng mức lỗ vẫn cao hơn so với các đơn vị khác.
Ông Dũng cũng dẫn chứng, từ tháng 3, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới luôn ở mức cao trên 90 USD/thùng, nên nếu theo đúng hướng dẫn trong Nghị định 84/2009/NĐ-CP, Petrolimex đã được phép tăng giá bán lẻ. Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối đã không tăng giá bán lẻ. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp phải chịu lỗ khá lớn (dù thuế nhập khẩu xăng dầu đã được giảm từ 3-5% và được sử dụng quỹ bình ổn để bù lỗ).
Tới thời điểm này, đại diện Petrolimex vẫn để ngỏ câu trả lời về khả năng cũng như thời điểm sẽ giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
“Việc giảm giá sẽ được Petrolimex thực hiện đúng theo các hướng dẫn trong Nghị định 84, chứ không theo tâm lý thị trường hay sự điều chỉnh của một doanh nghiệp nào đó”, ông Dũng nói.