“Giá xăng mới sẽ được giữ ổn định”
Mức giá 17.000 đồng/lít xăng A92 sẽ được giữ ổn định "trong một thời gian tương đối"
Mức giá 17.000 đồng/lít xăng A92 sẽ được giữ ổn định "trong một thời gian tương đối".
Thông tin này đã được ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính đưa ra tại cuộc họp báo điều hành giá xăng dầu sáng nay (27/8). Ông nói:
- Hiện nay, giá xăng thế giới tiếp tục ở mức thấp, việc kinh doanh xăng của các doanh nghiệp đã có lãi khoảng 2.000 đồng/lít. Vì vậy, việc tiếp tục giảm 1.000 đồng/lít lần này là vừa hợp lý, để phần còn lại cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tiếp tục bù lỗ cho 8 tháng đầu năm.
Trong thời gian tới, nếu giá xăng, dầu thế giới tiếp tục giảm, thì giá trong nước cũng không thể giảm ngay được, tức là sẽ giữ ổn định mức giá 17.000 đồng/lít xăng trong một thời gian tương đối.
Đồng thời, nếu giá dầu thế giới ở mức dưới 110 USD/ thùng thì sẽ tính đến phương án điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu từ 0% lên 5%, để lấy nguồn bù lỗ cho sản phẩm dầu.
Mặt khác, chúng ta phải giữ ổn định giá để đảm bảo một mức giá ngang bằng với các nước trong khu vực nhằm hạn chế tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới.
Chỉ trong trường hợp thế giá dầu thế giới xuống quá thấp thì mới tính đến phương án giảm tiếp. Còn ngược lại, nếu giá thế giới tăng trở lại thì sẽ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu đăng ký điều chỉnh giá xăng để đảm bảo kinh doanh.
Ông cho rằng, giảm ít và không giảm nữa là vì còn phải bù lỗ. Nhưng được biết là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã được ứng trước khoản bù lỗ từ đầu năm, thưa ông?
Tính từ 21/7 trở về trước thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn bị lỗ khi nhập khẩu xăng, do ta chưa điều chỉnh tăng giá xăng. Khoản lỗ này sẽ được bù đắp bằng việc kinh doanh có lãi, còn về nguyên tắc thì Nhà nước không bù lỗ cho sản phẩm xăng.
Do vậy, nếu các doanh nghiệp cứ tiếp tục duy trì một biên độ lãi trung bình khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít thì đến cuối năm sẽ tự bù được khoản lỗ từ 21/7 trở về trước. Còn khoản đã ứng trước - chủ yếu là bù cho dầu diezel - thì chúng tôi sẽ tính toán lại để làm sao cân đối lỗ - lãi cho hợp lý.
Ông vừa nói, sẽ tính đến việc điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu, nhưng trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lại có đưa mặt hàng xăng dầu vào diện chịu thuế và mức thuế bao nhiêu thì phải do Quốc hội quyết định. Vậy, việc áp thuế 5% của Bộ Tài chính sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đúng là trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có đề cập đến mặt hàng xăng dầu. Đây là một chính sách của Nhà nước nhằm tạo cho xã hội một ý thức tiết kiệm về sử dụng xăng dầu, nhưng quyết định cuối cùng thì vẫn còn phụ thuộc vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Còn mức thuế nhập khẩu 5% dự kiến vẫn sẽ được thực hiện bình thường, song song với thuế tiêu thụ đặc biệt, giống như nhiều loại hàng hóa khác.
Vậy Bộ Tài chính có tính đến việc xây dựng một khung thuế suất để phù hợp với từng mức giá của thế giới trong từng thời điểm khác nhau không, thưa ông?
Khung thuế suất nhập khẩu xăng dầu trong lộ trình chính sách thuế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Còn việc ban hành một mức thuế tương ứng với mức giá thì phải tùy thuộc vào tình hình thực tế, vừa đảm bảo được lợi ích cho Nhà nước, cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nếu Nhà nước đánh thuế cao qua thì giá sẽ bị đẩy lên thì giá sẽ bị đẩy lên và người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá cao. Nhưng, vì trong thời gian qua, trong bối cảnh chúng ta phải chống lạm phát nên thuế suất phải để ở mức 0% để giá ở mức thấp.
Do đó, nếu trong thời gian tới, giá dầu thế giới tiếp tục giảm thì theo tôi mức thuế 5% là hợp lý chứ cũng không phải là quá cao, tương đương với khoảng 600 đồng/lít.
* "Không thể tăng giá nhanh, nhưng khi giảm giá lại trì hoãn"
Trả lời VnEconomy sáng nay (27/8) về việc giá xăng dầu giảm sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá nhiều sản phẩm - dịch vụ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào nói:
- Việc giảm giá xăng dầu được tiến hành liên tục là để cho những người tiêu dùng được hưởng lợi ngay khi giá dầu trên thế giới có sự điều chỉnh giảm. Còn đối với doanh nghiệp, khi giá nguyên liệu đầu vào giảm, họ buộc phải giảm giá bán thành phẩm. Hiện nay, tất cả các hoạt động nhập hàng và xuất hàng đều có hoá đơn chứng từ, nên không thể đưa ra lý do để ngụy biện.
Các doanh nghiệp cũng không thể tăng giá nhanh, nhưng khi giảm giá lại trì hoãn. Đó là điều không hợp lý.
Chẳng hạn với lần điều chỉnh giá xăng mới đây, hầu hết các hãng taxi đều chưa có động thái giảm giá. Nhưng với lần này, họ cần phải xem xét việc điều chỉnh giá. Bộ Công thương sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng, theo dõi chặt chẽ các biến động của thị trường để tuyên truyền, cũng như sẽ đề ra những biện pháp cụ thể đối với đơn vị không thực hiện việc điều chỉnh giá.
Thông tin này đã được ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính đưa ra tại cuộc họp báo điều hành giá xăng dầu sáng nay (27/8). Ông nói:
- Hiện nay, giá xăng thế giới tiếp tục ở mức thấp, việc kinh doanh xăng của các doanh nghiệp đã có lãi khoảng 2.000 đồng/lít. Vì vậy, việc tiếp tục giảm 1.000 đồng/lít lần này là vừa hợp lý, để phần còn lại cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tiếp tục bù lỗ cho 8 tháng đầu năm.
Trong thời gian tới, nếu giá xăng, dầu thế giới tiếp tục giảm, thì giá trong nước cũng không thể giảm ngay được, tức là sẽ giữ ổn định mức giá 17.000 đồng/lít xăng trong một thời gian tương đối.
Đồng thời, nếu giá dầu thế giới ở mức dưới 110 USD/ thùng thì sẽ tính đến phương án điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu từ 0% lên 5%, để lấy nguồn bù lỗ cho sản phẩm dầu.
Mặt khác, chúng ta phải giữ ổn định giá để đảm bảo một mức giá ngang bằng với các nước trong khu vực nhằm hạn chế tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới.
Chỉ trong trường hợp thế giá dầu thế giới xuống quá thấp thì mới tính đến phương án giảm tiếp. Còn ngược lại, nếu giá thế giới tăng trở lại thì sẽ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu đăng ký điều chỉnh giá xăng để đảm bảo kinh doanh.
Ông cho rằng, giảm ít và không giảm nữa là vì còn phải bù lỗ. Nhưng được biết là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã được ứng trước khoản bù lỗ từ đầu năm, thưa ông?
Tính từ 21/7 trở về trước thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn bị lỗ khi nhập khẩu xăng, do ta chưa điều chỉnh tăng giá xăng. Khoản lỗ này sẽ được bù đắp bằng việc kinh doanh có lãi, còn về nguyên tắc thì Nhà nước không bù lỗ cho sản phẩm xăng.
Do vậy, nếu các doanh nghiệp cứ tiếp tục duy trì một biên độ lãi trung bình khoảng 1.200 - 1.400 đồng/lít thì đến cuối năm sẽ tự bù được khoản lỗ từ 21/7 trở về trước. Còn khoản đã ứng trước - chủ yếu là bù cho dầu diezel - thì chúng tôi sẽ tính toán lại để làm sao cân đối lỗ - lãi cho hợp lý.
Ông vừa nói, sẽ tính đến việc điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu, nhưng trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt lại có đưa mặt hàng xăng dầu vào diện chịu thuế và mức thuế bao nhiêu thì phải do Quốc hội quyết định. Vậy, việc áp thuế 5% của Bộ Tài chính sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đúng là trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có đề cập đến mặt hàng xăng dầu. Đây là một chính sách của Nhà nước nhằm tạo cho xã hội một ý thức tiết kiệm về sử dụng xăng dầu, nhưng quyết định cuối cùng thì vẫn còn phụ thuộc vào Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Còn mức thuế nhập khẩu 5% dự kiến vẫn sẽ được thực hiện bình thường, song song với thuế tiêu thụ đặc biệt, giống như nhiều loại hàng hóa khác.
Vậy Bộ Tài chính có tính đến việc xây dựng một khung thuế suất để phù hợp với từng mức giá của thế giới trong từng thời điểm khác nhau không, thưa ông?
Khung thuế suất nhập khẩu xăng dầu trong lộ trình chính sách thuế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Còn việc ban hành một mức thuế tương ứng với mức giá thì phải tùy thuộc vào tình hình thực tế, vừa đảm bảo được lợi ích cho Nhà nước, cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nếu Nhà nước đánh thuế cao qua thì giá sẽ bị đẩy lên thì giá sẽ bị đẩy lên và người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá cao. Nhưng, vì trong thời gian qua, trong bối cảnh chúng ta phải chống lạm phát nên thuế suất phải để ở mức 0% để giá ở mức thấp.
Do đó, nếu trong thời gian tới, giá dầu thế giới tiếp tục giảm thì theo tôi mức thuế 5% là hợp lý chứ cũng không phải là quá cao, tương đương với khoảng 600 đồng/lít.
* "Không thể tăng giá nhanh, nhưng khi giảm giá lại trì hoãn"
Trả lời VnEconomy sáng nay (27/8) về việc giá xăng dầu giảm sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá nhiều sản phẩm - dịch vụ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào nói:
- Việc giảm giá xăng dầu được tiến hành liên tục là để cho những người tiêu dùng được hưởng lợi ngay khi giá dầu trên thế giới có sự điều chỉnh giảm. Còn đối với doanh nghiệp, khi giá nguyên liệu đầu vào giảm, họ buộc phải giảm giá bán thành phẩm. Hiện nay, tất cả các hoạt động nhập hàng và xuất hàng đều có hoá đơn chứng từ, nên không thể đưa ra lý do để ngụy biện.
Các doanh nghiệp cũng không thể tăng giá nhanh, nhưng khi giảm giá lại trì hoãn. Đó là điều không hợp lý.
Chẳng hạn với lần điều chỉnh giá xăng mới đây, hầu hết các hãng taxi đều chưa có động thái giảm giá. Nhưng với lần này, họ cần phải xem xét việc điều chỉnh giá. Bộ Công thương sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng, theo dõi chặt chẽ các biến động của thị trường để tuyên truyền, cũng như sẽ đề ra những biện pháp cụ thể đối với đơn vị không thực hiện việc điều chỉnh giá.