Giá xăng thế giới giảm mạnh trong quý 2
So với mức giá chốt quý 1 là 3,11 USD/gallon, xăng thế giới đã giảm giá tới 9,6% trong quý 2 vừa qua
Đêm qua (28/6) thị trường xăng dầu thế giới đã chính thức khép lại ngày giao dịch cuối cùng của tháng 6, đồng thời cũng là ngày cuối cùng của quý 2 và 6 tháng đầu năm 2013.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 tại sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm 49 cent, tương ứng với mức 0,5%, xuống còn 96,56 USD mỗi thùng. Tính chung cả tháng 6, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn loại này đã tăng được tới 4,5% nhưng giảm khoảng 1% nếu tính toàn quý 2.
Trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 8 giảm 66 cent, xuống còn 102,16 USD mỗi thùng, chấm dứt 5 phiên tăng giá liên tiếp. Tính chung cả tháng 6 vừa qua, giá dầu thô Brent giao sau đã tăng được 2% nhưng giảm sâu, hơn 6% trong toàn bộ quý 2.
Tương tự như nhiều loại hàng hóa rủi ro khác, giá cả dầu thô đã chịu tác động mạnh từ các thông tin cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cân nhắc thu hẹp tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng trở lại, vẫn thường quen gọi là các chương trình nới lỏng định lượng.
Theo giới phân tích, đà bán tháo trên thị trường dầu cũng như việc giá dầu tăng mạnh trở lại vài phiên gần đây, đều có liên quan tới động thái của FED trong việc điều chỉnh chính sách kinh tế Mỹ. Hiện tại đã có nhiều quan chức FED lên tiếng rằng cơ quan này sẽ không bỏ ngay các biện pháp hỗ trợ.
Trước đó, số liệu cho thấy tăng trưởng GDP trong quý đầu năm 2013 của Mỹ thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các chuyên gia phân tích, cũng đã góp phần làm nhà đầu tư tin tưởng hơn vào những phát biểu trên của giới chức. Do đó, giá dầu kỳ hạn thời gian tới có thể vẫn tìm được lực hỗ trợ tốt để đi lên.
Bức tranh kinh tế kém tươi sáng của Trung Quốc, trong khi căng thẳng leo thang tại Trung Đông cũng là những yếu tố giúp dầu thô tăng giá trong tháng 6. Tuy vậy, các dự báo u tối về triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu, cũng như các số liệu thống kê về tình trạng dư cung tại Mỹ, có thể sẽ kéo lùi giá dầu.
Cũng trên sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên 28/6, giá khí tự nhiên giao tháng 8 giảm 2 cent, tương ứng 0,5%, xuống 3,56 USD/triệu BTU. Phiên giao dịch liền trước, giá mặt hàng năng lượng này đã trượt tới 4,3% sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay dư cung tuần trước tăng mạnh.
Giá dầu sưởi giao tháng 8 giảm 3 cent, xuống còn 2,86 USD/gallon. Trong khi giá xăng tháng 8 chốt phiên 28/6 hạ không đáng kể xuống 2,72 USD/gallon, nhưng tính cả quý hai vừa qua, giá mặt hàng năng lượng này đã giảm tới 9,6%.
Còn trong quý 1, giá xăng đã tăng 12,6% và chốt tại mức 3,11 USD mỗi gallon.
Kết thúc phiên này, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 8 tại sàn giao dịch hàng hóa New York đã giảm 49 cent, tương ứng với mức 0,5%, xuống còn 96,56 USD mỗi thùng. Tính chung cả tháng 6, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn loại này đã tăng được tới 4,5% nhưng giảm khoảng 1% nếu tính toàn quý 2.
Trên sàn giao dịch hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 8 giảm 66 cent, xuống còn 102,16 USD mỗi thùng, chấm dứt 5 phiên tăng giá liên tiếp. Tính chung cả tháng 6 vừa qua, giá dầu thô Brent giao sau đã tăng được 2% nhưng giảm sâu, hơn 6% trong toàn bộ quý 2.
Tương tự như nhiều loại hàng hóa rủi ro khác, giá cả dầu thô đã chịu tác động mạnh từ các thông tin cho biết Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cân nhắc thu hẹp tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng trở lại, vẫn thường quen gọi là các chương trình nới lỏng định lượng.
Theo giới phân tích, đà bán tháo trên thị trường dầu cũng như việc giá dầu tăng mạnh trở lại vài phiên gần đây, đều có liên quan tới động thái của FED trong việc điều chỉnh chính sách kinh tế Mỹ. Hiện tại đã có nhiều quan chức FED lên tiếng rằng cơ quan này sẽ không bỏ ngay các biện pháp hỗ trợ.
Trước đó, số liệu cho thấy tăng trưởng GDP trong quý đầu năm 2013 của Mỹ thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của các chuyên gia phân tích, cũng đã góp phần làm nhà đầu tư tin tưởng hơn vào những phát biểu trên của giới chức. Do đó, giá dầu kỳ hạn thời gian tới có thể vẫn tìm được lực hỗ trợ tốt để đi lên.
Bức tranh kinh tế kém tươi sáng của Trung Quốc, trong khi căng thẳng leo thang tại Trung Đông cũng là những yếu tố giúp dầu thô tăng giá trong tháng 6. Tuy vậy, các dự báo u tối về triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu, cũng như các số liệu thống kê về tình trạng dư cung tại Mỹ, có thể sẽ kéo lùi giá dầu.
Cũng trên sàn hàng hóa New York, kết thúc phiên 28/6, giá khí tự nhiên giao tháng 8 giảm 2 cent, tương ứng 0,5%, xuống 3,56 USD/triệu BTU. Phiên giao dịch liền trước, giá mặt hàng năng lượng này đã trượt tới 4,3% sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay dư cung tuần trước tăng mạnh.
Giá dầu sưởi giao tháng 8 giảm 3 cent, xuống còn 2,86 USD/gallon. Trong khi giá xăng tháng 8 chốt phiên 28/6 hạ không đáng kể xuống 2,72 USD/gallon, nhưng tính cả quý hai vừa qua, giá mặt hàng năng lượng này đã giảm tới 9,6%.
Còn trong quý 1, giá xăng đã tăng 12,6% và chốt tại mức 3,11 USD mỗi gallon.