“Giải mã” sự tăng giá của đồng Yên khi Mỹ-Triều căng thẳng
Nhật Bản có thể trở thành mục tiêu tấn công của Triều Tiên, nhưng đồng Yên Nhật vẫn tăng giá mạnh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Triều
Nhật Bản - một đồng minh thân cận của Mỹ - có thể trở thành mục tiêu tấn công của Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng leo thang mạnh mấy ngày gần đây. Nhưng có một điều bất ngờ là các nhà đầu tư vẫn xem đồng Yên Nhật là một “hầm trú ẩn”, khiến tỷ giá đồng tiền này tăng mạnh.
Vào chiều ngày thứ Sáu theo giờ Việt Nam, tỷ giá đồng Yên so với USD đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần, với 109,17 Yên đổi 1 USD.
Diễn biến tỷ giá đồng Yên đang trái chiều với tỷ giá đồng tiền của một quốc gia khác cũng nằm trong danh sách có thể trở thành mục tiêu tấn công của Triều Tiên: đồng Won Hàn Quốc. Sáng ngày thứ Sáu, tỷ giá đồng Won giảm 0,5% so với USD, còn 1.147 Won đổi 1 USD. Tuần này, đồng Won đã giảm giá 2%, xuống mức thấp nhất trong 1 tháng.
Thị trường tài chính toàn cầu đang ở trong tâm trạng bất an khi Triều Tiên đe dọa sẽ nã tên lửa vào đảo Guam của Mỹ, còn Tổng thống Mỹ Donald Trump thì thề sẽ không để nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “được yên”. Cuộc khẩu chiến căng thẳng giữa hai bên được đánh giá là đạt tới mức cao chưa từng thấy, và nếu tình hình tiếp tục leo thang, Nhật Bản rất có thể trở thành một mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng.
Bất chấp điều này, giới đầu tư vẫn mạnh tay gom mua đồng Yên để tìm kiếm sự an toàn.
Ông Takuji Okubo, chuyên gia kinh tế trưởng của Japan Macro Advisors, giải thích đó là do Nhật Bản là một nhà đầu tư ròng ở nước ngoài, ở cả cấp độ nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
“Đối với những nhà đầu tư Nhật có vốn đầu tư ở nước ngoài, việc nắm giữ những tài sản không phải bằng đồng Yên là một rủi ro, bởi những tài sản đó đối mặt với biến động tỷ giá”, ông Okubo nói với hãng tin CNBC. “Bởi vậy, khi những rủi ro địa chính trị gia tăng như trường hợp hiện nay, họ muốn giảm rủi ro, và điều đó đồng nghĩa với việc bán các khoản đầu tư ở nước ngoài và chuyển tiền về nước”.
Lượng vốn đầu tư ở nước ngoài của Nhật Bản là rất lớn. Vào thời điểm cuối năm 2016, nước này có khoảng 159,195 nghìn tỷ Yên (1.148 tỷ USD) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 452,917 nghìn tỷ Yên vốn đầu tư danh mục ở nước ngoài - theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản.
Trong khi đó, đồng Won của Hàn Quốc không có được sự hỗ trợ tương tự. Ông Okubo nhấn mạnh các định chế tài chính của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài.
Mặc dù vậy, việc đổ vốn vào đồng Yên trong lúc Nhật Bản có khả năng trở thành mục tiêu tấn công có lẽ không phải là một hành động logic.
“Đây chỉ là phản ứng tức thì thôi. Đừng bao giờ đánh giá thấp yếu tố trên”, ông Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính của Rabobank, phát biểu. “Đây là một cách phản ứng truyền thông, nhưng cá nhân tôi không cho đây là một cách làm hợp lý”.
Theo ông Every, trong bối cảnh cả Mỹ và Nhật Bản đều có khả năng bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự, thì đồng Euro và đồng Franc Thụy Sỹ mới là những “hầm trú ẩn” tốt hơn.
Một số chuyên gia khác thì nói rằng việc thị trường đổ vốn vào đồng Yên trong bối cảnh bất ổn hiện nay không có nghĩa là đồng tiền này đang phát huy vai trò “vịnh tránh bão”.
“Đó không phải là tìm kiếm sự an toàn, mà thực ra là các nhà đầu tư đang rút khỏi giao dịch ‘carry trade’ để tránh rủi ro”, ông Jesper Koll, Giám đốc điều hành (CEO) của Wisdom Tree Japan, nhận định.
“Carry trade” được hiểu nôm na là kinh doanh chênh lệch lãi suất, mà đồng tiền được sử dụng nhiều nhất chính là đồng Yên Nhật do đồng tiền này có lãi suất thấp hơn so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong “carry trade”, nhà đầu tư vay đồng Yên để đổi sang đồng tiền khác có mức lãi suất cao hơn, hưởng lợi nhuận là phần lãi suất chênh lệch.
Cũng theo ông Koll, cho dù dòng vốn đang chảy vào đồng Yên, khó có chuyện các nhà đầu tư sẽ mua mạnh các tài sản Nhật như chứng khoán, vì Nhật Bản đang đứng trước rủi ro lớn từ khả năng leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Vào chiều ngày thứ Sáu theo giờ Việt Nam, tỷ giá đồng Yên so với USD đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tuần, với 109,17 Yên đổi 1 USD.
Diễn biến tỷ giá đồng Yên đang trái chiều với tỷ giá đồng tiền của một quốc gia khác cũng nằm trong danh sách có thể trở thành mục tiêu tấn công của Triều Tiên: đồng Won Hàn Quốc. Sáng ngày thứ Sáu, tỷ giá đồng Won giảm 0,5% so với USD, còn 1.147 Won đổi 1 USD. Tuần này, đồng Won đã giảm giá 2%, xuống mức thấp nhất trong 1 tháng.
Thị trường tài chính toàn cầu đang ở trong tâm trạng bất an khi Triều Tiên đe dọa sẽ nã tên lửa vào đảo Guam của Mỹ, còn Tổng thống Mỹ Donald Trump thì thề sẽ không để nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “được yên”. Cuộc khẩu chiến căng thẳng giữa hai bên được đánh giá là đạt tới mức cao chưa từng thấy, và nếu tình hình tiếp tục leo thang, Nhật Bản rất có thể trở thành một mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng.
Bất chấp điều này, giới đầu tư vẫn mạnh tay gom mua đồng Yên để tìm kiếm sự an toàn.
Ông Takuji Okubo, chuyên gia kinh tế trưởng của Japan Macro Advisors, giải thích đó là do Nhật Bản là một nhà đầu tư ròng ở nước ngoài, ở cả cấp độ nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
“Đối với những nhà đầu tư Nhật có vốn đầu tư ở nước ngoài, việc nắm giữ những tài sản không phải bằng đồng Yên là một rủi ro, bởi những tài sản đó đối mặt với biến động tỷ giá”, ông Okubo nói với hãng tin CNBC. “Bởi vậy, khi những rủi ro địa chính trị gia tăng như trường hợp hiện nay, họ muốn giảm rủi ro, và điều đó đồng nghĩa với việc bán các khoản đầu tư ở nước ngoài và chuyển tiền về nước”.
Lượng vốn đầu tư ở nước ngoài của Nhật Bản là rất lớn. Vào thời điểm cuối năm 2016, nước này có khoảng 159,195 nghìn tỷ Yên (1.148 tỷ USD) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 452,917 nghìn tỷ Yên vốn đầu tư danh mục ở nước ngoài - theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản.
Trong khi đó, đồng Won của Hàn Quốc không có được sự hỗ trợ tương tự. Ông Okubo nhấn mạnh các định chế tài chính của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài.
Mặc dù vậy, việc đổ vốn vào đồng Yên trong lúc Nhật Bản có khả năng trở thành mục tiêu tấn công có lẽ không phải là một hành động logic.
“Đây chỉ là phản ứng tức thì thôi. Đừng bao giờ đánh giá thấp yếu tố trên”, ông Michael Every, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tài chính của Rabobank, phát biểu. “Đây là một cách phản ứng truyền thông, nhưng cá nhân tôi không cho đây là một cách làm hợp lý”.
Theo ông Every, trong bối cảnh cả Mỹ và Nhật Bản đều có khả năng bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự, thì đồng Euro và đồng Franc Thụy Sỹ mới là những “hầm trú ẩn” tốt hơn.
Một số chuyên gia khác thì nói rằng việc thị trường đổ vốn vào đồng Yên trong bối cảnh bất ổn hiện nay không có nghĩa là đồng tiền này đang phát huy vai trò “vịnh tránh bão”.
“Đó không phải là tìm kiếm sự an toàn, mà thực ra là các nhà đầu tư đang rút khỏi giao dịch ‘carry trade’ để tránh rủi ro”, ông Jesper Koll, Giám đốc điều hành (CEO) của Wisdom Tree Japan, nhận định.
“Carry trade” được hiểu nôm na là kinh doanh chênh lệch lãi suất, mà đồng tiền được sử dụng nhiều nhất chính là đồng Yên Nhật do đồng tiền này có lãi suất thấp hơn so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trong “carry trade”, nhà đầu tư vay đồng Yên để đổi sang đồng tiền khác có mức lãi suất cao hơn, hưởng lợi nhuận là phần lãi suất chênh lệch.
Cũng theo ông Koll, cho dù dòng vốn đang chảy vào đồng Yên, khó có chuyện các nhà đầu tư sẽ mua mạnh các tài sản Nhật như chứng khoán, vì Nhật Bản đang đứng trước rủi ro lớn từ khả năng leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.