Giám sát tối cao: Giao thông vẫn “bức xúc dâng trào”
Quốc hội thảo luận về chương trình hoạt động giám sát năm 2012
Đề xuất đưa việc chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2012 của đại biểu Lê Thị Nga đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận sáng 31/10.
Mặc dù cả 3 nội dung mà Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội giám sát về đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; giám sát về việc khiếu nại, tố cáo về đất đai trong lĩnh vực hành chính và giám sát về bảo hiểm xã hội đều được đánh giá là rất quan trọng.
Sự cần thiết giám sát chuyên đề giao thông, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga là bởi, để kiềm chế và loại bỏ tai nạn, ùn tắc giao thông thì cần phải có nhiều giải pháp, chính sách trong đó có những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của Chính phủ.
Hoặc có những vấn đề cần sự đồng thuận mạnh mẽ của người dân thông qua những quyết định của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Như cân đối ngân sách hay xử lý các bất hợp lý, chồng chéo trong các luật về giao thông...
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã chính thức đề nghị trước Quốc hội cần có cuộc giám sát này, bà Nga nhấn mạnh.
Đồng tình cao với đại biểu Nga, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nói thêm rằng, cử tri ở tất cả các địa phương đều nói rằng đây là một vấn đề đang thực sự nóng bỏng.
“Nóng như thế mà Quốc hội không đi vào mà giám sát để đưa ra những quyết sách nhằm tạo ra đột biến của tình hình chấp hành an toàn giao thông, chống tai nạn giao thông thì đúng là Quốc hội chúng ta sẽ có lỗi với nhân dân, với cử tri”, ông Sơn nói.
Cũng đồng ý với các đại biểu Nga và đại biểu Sơn, song đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) đặt ngược lại vấn đề, giả sử nếu không có những giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban thường vụ Quốc hội về an toàn giao thông bốn năm trước thì tình hình trật tự an toàn giao thông còn tệ đến đâu?, khi một số ý kiến cho rằng sau những giám sát này thì trật tự an toàn giao thông hầu như vẫn đâu vào đấy.
Nhận định giao thông là một vấn đề “bức xúc dâng trào" đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) nhắc lại ý kiến của đại biểu Nga cho rằng đây là tình trạng khẩn cấp nên “không giám sát thì không được”.
Tuy nhiên, theo đại biểu Ngô Đức Mạnh, cần phải tính đến thực tế hiện nay là tai nạn giao thông chủ yếu là do người tham gia giao thông, trách nhiệm trước hết là của các cấp chính quyền ở địa phương.
“Hơn nữa hiện nay chúng ta có một vị tân Bộ trưởng rất nhiệt huyết và đề ra nhiều chính sách rất mạnh mẽ để giảm thiểu ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng giao thông. Chúng ta chờ đến năm sau khi tình hình đã cải thiện để có thể có đủ thời gian để đi sâu giám sát chuyên đề này trong thời gian sắp tới”, ông Mạnh phát biểu.
Bên cạnh giao thông, nhiều đại biểu cũng nhất trí đưa vào chương trình giám sát của năm sau chuyên đề về đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Song, theo nhiều đại biểu, quan trọng hơn việc chọn chuyên đề nào là chất lượng giám sát như thế nào. Vì hiện nay Quốc hội giám sát nhưng chưa sát, đặc biệt là hậu giám sát vẫn là khâu yếu.
Một số vị đại biểu cho rằng, điều hết sức quan trọng là làm sao có được những phương thức hữu hiệu để chính người dân giám sát được hoạt động của Quốc hội, trong đó có hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
Cả đại biểu Lê Thị Nga và đại biểu Dương Trung Quốc đều đề nghị khai thác triệt để vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả giám sát của của Quốc hội.
Mặc dù cả 3 nội dung mà Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội giám sát về đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân; giám sát về việc khiếu nại, tố cáo về đất đai trong lĩnh vực hành chính và giám sát về bảo hiểm xã hội đều được đánh giá là rất quan trọng.
Sự cần thiết giám sát chuyên đề giao thông, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga là bởi, để kiềm chế và loại bỏ tai nạn, ùn tắc giao thông thì cần phải có nhiều giải pháp, chính sách trong đó có những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của Chính phủ.
Hoặc có những vấn đề cần sự đồng thuận mạnh mẽ của người dân thông qua những quyết định của Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Như cân đối ngân sách hay xử lý các bất hợp lý, chồng chéo trong các luật về giao thông...
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã chính thức đề nghị trước Quốc hội cần có cuộc giám sát này, bà Nga nhấn mạnh.
Đồng tình cao với đại biểu Nga, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) nói thêm rằng, cử tri ở tất cả các địa phương đều nói rằng đây là một vấn đề đang thực sự nóng bỏng.
“Nóng như thế mà Quốc hội không đi vào mà giám sát để đưa ra những quyết sách nhằm tạo ra đột biến của tình hình chấp hành an toàn giao thông, chống tai nạn giao thông thì đúng là Quốc hội chúng ta sẽ có lỗi với nhân dân, với cử tri”, ông Sơn nói.
Cũng đồng ý với các đại biểu Nga và đại biểu Sơn, song đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) đặt ngược lại vấn đề, giả sử nếu không có những giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban thường vụ Quốc hội về an toàn giao thông bốn năm trước thì tình hình trật tự an toàn giao thông còn tệ đến đâu?, khi một số ý kiến cho rằng sau những giám sát này thì trật tự an toàn giao thông hầu như vẫn đâu vào đấy.
Nhận định giao thông là một vấn đề “bức xúc dâng trào" đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) nhắc lại ý kiến của đại biểu Nga cho rằng đây là tình trạng khẩn cấp nên “không giám sát thì không được”.
Tuy nhiên, theo đại biểu Ngô Đức Mạnh, cần phải tính đến thực tế hiện nay là tai nạn giao thông chủ yếu là do người tham gia giao thông, trách nhiệm trước hết là của các cấp chính quyền ở địa phương.
“Hơn nữa hiện nay chúng ta có một vị tân Bộ trưởng rất nhiệt huyết và đề ra nhiều chính sách rất mạnh mẽ để giảm thiểu ùn tắc giao thông, nâng cao chất lượng giao thông. Chúng ta chờ đến năm sau khi tình hình đã cải thiện để có thể có đủ thời gian để đi sâu giám sát chuyên đề này trong thời gian sắp tới”, ông Mạnh phát biểu.
Bên cạnh giao thông, nhiều đại biểu cũng nhất trí đưa vào chương trình giám sát của năm sau chuyên đề về đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Song, theo nhiều đại biểu, quan trọng hơn việc chọn chuyên đề nào là chất lượng giám sát như thế nào. Vì hiện nay Quốc hội giám sát nhưng chưa sát, đặc biệt là hậu giám sát vẫn là khâu yếu.
Một số vị đại biểu cho rằng, điều hết sức quan trọng là làm sao có được những phương thức hữu hiệu để chính người dân giám sát được hoạt động của Quốc hội, trong đó có hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
Cả đại biểu Lê Thị Nga và đại biểu Dương Trung Quốc đều đề nghị khai thác triệt để vai trò của các cơ quan truyền thông trong việc nâng cao hiệu quả giám sát của của Quốc hội.