Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Giữ nguyên 23%?
Bộ Tài chính cung cấp thêm thông tin về dự án sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Ngày 27/3, Bộ Tài chính đã có văn bản cung cấp thêm thông tin về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Mục đích được nêu tại văn bản là nhằm “thông tin đến công chúng và cộng đồng doanh nghiệp được toàn diện, khách quan, tạo sự đồng thuận của xã hội”.
Được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 18/3 vừa qua, dự án luật này vẫn đang nhận được sự quan tâm không chỉ của cộng đồng doanh nghiệp, với các quan điểm đa chiều.
Ở văn bản này, những thông tin được cung cấp thêm hầu như cũng đã được đề cập tại tờ trình dự án luật của Chính phủ. Theo đó, qua 4 năm thực hiện, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế không theo kịp sự vận động của thực tiễn, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
“Việc sửa đổi, bổ sung luật thuế thu nhập lần này cũng đồng bộ với sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng”, văn bản nêu rõ.
Với dự kiến sửa đổi, bổ sung 10/20 điều của luật hiện hành, 8 nhóm vấn đề với 18 nội dung sẽ được sửa đổi chủ yếu là về thuế suất, về ưu đãi thuế, về thu nhập miễn thuế và thu nhập chịu thuế, về các khoản chi được trừ, không được trừ,...
Các điều khoản sửa đổi, bổ sung đều giảm nghĩa vụ, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Liên quan đến thuế suất, vấn đề được bàn thảo sôi nổi tại cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính nêu quan điểm việc điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23%, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất từ 25% xuống còn 20% áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới và cũng là một bước thực hiện chiến lược cải cách thuế đến năm 2020.
Cũng theo giải thích tại văn bản này thì mức thuế suất phổ thông 25% là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực (bằng với Trung Quốc). Điều này thể hiện ở khía cạnh số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động hàng năm đều năm sau tăng so với năm trước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam tăng trong thời gian qua.
Còn nay, theo Bộ Tài chính, khi giảm xuống 23%, so với các nước trong khu vực và thế giới thì là mức tương đối thấp, đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư.
Dự kiến có hiệu lực kể từ 1/1/2014, theo Bộ Tài chính, khi luật được thông qua sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ, tái đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời thu hút và khuyến khích đầu tư mới, đầu tư mở rộng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Song, cũng sẽ giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng trên 16.000 tỷ đồng, trong đó giảm 12.064 tỷ đồng do điều chỉnh giảm thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23%, và giảm thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng do tiếp tục giảm thuế suất từ 23% xuống 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, giảm thu ngân sách năm 2014 là 2.081 tỷ đồng do bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng.
Tuy có áp lực này, song Bộ Tài chính khẳng định, với "tinh thần chia sẻ, hỗ trợ, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay", Chính phủ và Bộ Tài chính thấy rằng việc sửa đổi là cần thiết, để "tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, tạo tăng trưởng thu ngân sách bền vững trong trung và dài hạn".
Hiện Chính phủ đang chỉ đạo bộ này nghiên cứu tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự án luật trình Quốc hội.
Ở văn bản này, Bộ Tài chính đánh giá cao sự phối hợp nhiệt tình và hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí thời gian qua. Đồng thời, đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp tuyên truyền, phổ biến để phản ánh thông tin một cách toàn diện, khách quan, tạo sự đồng thuận của xã hội với các chính sách tài chính nói chung, đặc biệt đối với dự án luật này.
Trước đó, tại phiên họp chiều 18/3, khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi: “Có thể giảm xuống 20% được không?”.
Ông cũng nhận xét là lộ trình giảm loại thuế này “phú quý giật lùi” khi lần sau giảm ít hơn lần trước (từ 32% xuống 28%, sau đó xuống 25% và lần này chỉ giảm có 2%, xuống 23%).
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là nếu giảm ngay xuống 20% thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn với các nước và có thể thu hút đầu tư mạnh hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự án luật) Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tính toán lại, để “nếu được 20% thì thuận lợi nhất”.
Được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 18/3 vừa qua, dự án luật này vẫn đang nhận được sự quan tâm không chỉ của cộng đồng doanh nghiệp, với các quan điểm đa chiều.
Ở văn bản này, những thông tin được cung cấp thêm hầu như cũng đã được đề cập tại tờ trình dự án luật của Chính phủ. Theo đó, qua 4 năm thực hiện, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế không theo kịp sự vận động của thực tiễn, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
“Việc sửa đổi, bổ sung luật thuế thu nhập lần này cũng đồng bộ với sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng”, văn bản nêu rõ.
Với dự kiến sửa đổi, bổ sung 10/20 điều của luật hiện hành, 8 nhóm vấn đề với 18 nội dung sẽ được sửa đổi chủ yếu là về thuế suất, về ưu đãi thuế, về thu nhập miễn thuế và thu nhập chịu thuế, về các khoản chi được trừ, không được trừ,...
Các điều khoản sửa đổi, bổ sung đều giảm nghĩa vụ, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Liên quan đến thuế suất, vấn đề được bàn thảo sôi nổi tại cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính nêu quan điểm việc điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23%, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất từ 25% xuống còn 20% áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (sử dụng dưới 200 lao động và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) phù hợp với xu thế của nhiều nước trên thế giới và cũng là một bước thực hiện chiến lược cải cách thuế đến năm 2020.
Cũng theo giải thích tại văn bản này thì mức thuế suất phổ thông 25% là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực (bằng với Trung Quốc). Điều này thể hiện ở khía cạnh số lượng doanh nghiệp đã đăng ký thuế và đang hoạt động hàng năm đều năm sau tăng so với năm trước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam tăng trong thời gian qua.
Còn nay, theo Bộ Tài chính, khi giảm xuống 23%, so với các nước trong khu vực và thế giới thì là mức tương đối thấp, đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư.
Dự kiến có hiệu lực kể từ 1/1/2014, theo Bộ Tài chính, khi luật được thông qua sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có điều kiện tăng tích tụ, tích luỹ, tái đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời thu hút và khuyến khích đầu tư mới, đầu tư mở rộng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Song, cũng sẽ giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng trên 16.000 tỷ đồng, trong đó giảm 12.064 tỷ đồng do điều chỉnh giảm thuế suất phổ thông từ 25% xuống 23%, và giảm thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng do tiếp tục giảm thuế suất từ 23% xuống 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, giảm thu ngân sách năm 2014 là 2.081 tỷ đồng do bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng.
Tuy có áp lực này, song Bộ Tài chính khẳng định, với "tinh thần chia sẻ, hỗ trợ, luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay", Chính phủ và Bộ Tài chính thấy rằng việc sửa đổi là cần thiết, để "tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, tạo tăng trưởng thu ngân sách bền vững trong trung và dài hạn".
Hiện Chính phủ đang chỉ đạo bộ này nghiên cứu tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục lắng nghe các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự án luật trình Quốc hội.
Ở văn bản này, Bộ Tài chính đánh giá cao sự phối hợp nhiệt tình và hiệu quả của các cơ quan thông tấn báo chí thời gian qua. Đồng thời, đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp tuyên truyền, phổ biến để phản ánh thông tin một cách toàn diện, khách quan, tạo sự đồng thuận của xã hội với các chính sách tài chính nói chung, đặc biệt đối với dự án luật này.
Trước đó, tại phiên họp chiều 18/3, khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi: “Có thể giảm xuống 20% được không?”.
Ông cũng nhận xét là lộ trình giảm loại thuế này “phú quý giật lùi” khi lần sau giảm ít hơn lần trước (từ 32% xuống 28%, sau đó xuống 25% và lần này chỉ giảm có 2%, xuống 23%).
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là nếu giảm ngay xuống 20% thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn với các nước và có thể thu hút đầu tư mạnh hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự án luật) Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tính toán lại, để “nếu được 20% thì thuận lợi nhất”.