“Nếu là Bộ trưởng, tôi quyết 20%”
Chủ tịch Quốc hội "gây sức ép" giảm mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp
Tại phiên họp chiều 18/3, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi: “Có thể giảm xuống 20% được không?”.
“Cứ giảm 1% là giảm đi 6.000 tỷ”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai phân trần. Còn theo tính toán của Chính phủ tại tờ trình thì năm 2014 nếu điều chỉnh thuế suất từ 25% xuống 23% dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 12.064 tỷ đồng, nếu áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì dự kiến giảm thu ngân sách năm 2014 thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng.
“Chị Mai mới tính giảm đi 1% thì giảm thu 6.000 tỷ, nhưng chưa tính là sẽ có thêm bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn được sẽ đóng thuế thêm. Nếu tôi là Bộ trưởng, tôi quyết 20%”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng quả quyết.
Ông cũng nhận xét là lộ trình giảm loại thuế này “phú quý giật lùi” khi lần sau giảm ít hơn lần trước (từ 32% xuống 28%, sau đó xuống 25% và lần này chỉ giảm có 2%, xuống 23%).
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là nếu giảm ngay xuống 20% thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn với các nước và có thể thu hút đầu tư mạnh hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự án luật) Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tính toán lại, để “nếu được 20% thì thuận lợi nhất”.
Cân nhắc đến yếu tố giảm thu như bà Mai đã phát biểu, ông Hiển cho rằng nếu chưa giảm ngay được thì cũng cần chỉ rõ lộ trình đến 1/1/2016 sẽ giảm xuống 20% và tất cả các địa bàn miễn giảm tương ứng để các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án đầu tư cho hợp lý.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban cho rằng đối với địa bàn đặc biệt khó khăn, cần được ưu đãi ở mức cao hơn, có thể quy định mức thuế suất 15%, báo cáo thẩm tra dự án luật cho biết.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân gói lại ý kiến của Ủy ban Thường vụ là thống nhất tờ trình của Chính phủ, đến 1/1/2014 áp dụng thuế suất 23% và 1/1/2016 giảm còn 20%.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục yêu cầu ban soạn thảo không nên tính toán đơn thuần là giảm bao nhiêu phần trăm thì mất bao nhiêu nghìn tỷ, mà phải tính được tác động vào sản xuất kinh doanh thế nào. Cứ nói giảm 1% mất 6.000 tỷ đồng là thiếu khách quan, Quốc hội sẽ không chịu.
“Nếu không tính toán giảm nữa, là tôi sẽ nhân danh đại biểu, tôi phát biểu ở Quốc hội”, Chủ tịch nói.
Bên cạnh giảm thuế suất, ở cả hai lần phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đều đưa ra yêu cầu phải tính toán để miễn thuế cho các doanh nghiệp đang ở địa bàn trung du miền núi, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn.
“Cứ giảm 1% là giảm đi 6.000 tỷ”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai phân trần. Còn theo tính toán của Chính phủ tại tờ trình thì năm 2014 nếu điều chỉnh thuế suất từ 25% xuống 23% dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 12.064 tỷ đồng, nếu áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thì dự kiến giảm thu ngân sách năm 2014 thêm khoảng trên 2.000 tỷ đồng.
“Chị Mai mới tính giảm đi 1% thì giảm thu 6.000 tỷ, nhưng chưa tính là sẽ có thêm bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn được sẽ đóng thuế thêm. Nếu tôi là Bộ trưởng, tôi quyết 20%”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng quả quyết.
Ông cũng nhận xét là lộ trình giảm loại thuế này “phú quý giật lùi” khi lần sau giảm ít hơn lần trước (từ 32% xuống 28%, sau đó xuống 25% và lần này chỉ giảm có 2%, xuống 23%).
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội là nếu giảm ngay xuống 20% thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn với các nước và có thể thu hút đầu tư mạnh hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (cơ quan thẩm tra dự án luật) Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ tính toán lại, để “nếu được 20% thì thuận lợi nhất”.
Cân nhắc đến yếu tố giảm thu như bà Mai đã phát biểu, ông Hiển cho rằng nếu chưa giảm ngay được thì cũng cần chỉ rõ lộ trình đến 1/1/2016 sẽ giảm xuống 20% và tất cả các địa bàn miễn giảm tương ứng để các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án đầu tư cho hợp lý.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban cho rằng đối với địa bàn đặc biệt khó khăn, cần được ưu đãi ở mức cao hơn, có thể quy định mức thuế suất 15%, báo cáo thẩm tra dự án luật cho biết.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân gói lại ý kiến của Ủy ban Thường vụ là thống nhất tờ trình của Chính phủ, đến 1/1/2014 áp dụng thuế suất 23% và 1/1/2016 giảm còn 20%.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục yêu cầu ban soạn thảo không nên tính toán đơn thuần là giảm bao nhiêu phần trăm thì mất bao nhiêu nghìn tỷ, mà phải tính được tác động vào sản xuất kinh doanh thế nào. Cứ nói giảm 1% mất 6.000 tỷ đồng là thiếu khách quan, Quốc hội sẽ không chịu.
“Nếu không tính toán giảm nữa, là tôi sẽ nhân danh đại biểu, tôi phát biểu ở Quốc hội”, Chủ tịch nói.
Bên cạnh giảm thuế suất, ở cả hai lần phát biểu, Chủ tịch Quốc hội đều đưa ra yêu cầu phải tính toán để miễn thuế cho các doanh nghiệp đang ở địa bàn trung du miền núi, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn.