“Giao thương với Trung Quốc vẫn bình thường”
Thứ trưởng Bộ Công Thương nói về hoạt động giao thương Việt - Trung giai đoạn hiện nay
Rất nhiều câu hỏi về hoạt động kinh tế giao thương giữa Việt Nam
và Trung Quốc trước những ảnh hưởng của tình hình biển Đông đã được đặt
ra tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, chiều 2/6.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết hiện hoạt động thương mại giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường. Theo ông, tình hình biển Đông có thể ảnh hưởng đến tâm lý các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc. Còn nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu, cả chính ngạch và tiểu ngạch, thì vẫn tăng trưởng khá tốt.
Thậm chí, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2014, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là khá tốt, khi tăng tới 28,4% so với cùng kỳ.
"Chúng ta nên tập trung nói nhiều về vấn đề chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, còn về quan hệ kinh tế, thì cố gắng đừng làm điều đang bình thường trở thành bất bình thường”, ông nói.
Dù vậy, một câu hỏi được đặt ra tại cuộc họp báo là lâu nay Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, cụ thể là đầu ra cho các sản phẩm nông sản và nhập siêu quá lớn các sản phẩm nguyên phụ liệu, máy móc cho sản xuất. Làm thế nào để giảm sự phụ thuộc này?
Ông Hải nói, hiện Việt Nam có tới 5 - 6 mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, như hàng nông sản, thủy sản, điều, cao su, hoa quả… Tuy nhiên, nhập từ Trung Quốc lại quá lớn. Thêm nữa, dù Việt Nam xuất siêu sang nhiều nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, tuy nhiên, những mặt hàng xuất siêu sang các thị trường đó lại phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, như dệt may, da giày…
Cho nên, “muốn giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc chỉ có hai cách, là tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Vị Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, không chỉ từ sau sự kiện trên biển Đông, vấn đề này mới được nêu ra, mà trước đây đã được đề cập nhiều lần. “Tuy nhiên, trong thời điểm như hiện nay, chúng ta hãy coi đây là cú hích lớn để thay đổi và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”.
“Việt Nam hiện có 90 triệu dân, nếu tất cả người dân đều ưu tiên dùng hàng Việt thì sẽ tạo ra một lượng kim ngạch rất lớn. Ví dụ đơn giản nhất là chúng ta vẫn ăn gạo, ăn hoa quả, quần áo… của nhiều nước, mà trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng”, ông nói.
Để mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào thị trường nước láng giềng Trung Quốc, ông Hải cho biết, Bộ Công Thương đã và đang tích cực đàm phán để tìm kiếm, mở rộng ra các thị trường mới, các hoạt động xúc tiến thương mại… để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt giao thương với nước ngoài.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết hiện hoạt động thương mại giữa hai nước vẫn diễn ra bình thường. Theo ông, tình hình biển Đông có thể ảnh hưởng đến tâm lý các doanh nghiệp liên quan đến xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc. Còn nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu, cả chính ngạch và tiểu ngạch, thì vẫn tăng trưởng khá tốt.
Thậm chí, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2014, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải là khá tốt, khi tăng tới 28,4% so với cùng kỳ.
"Chúng ta nên tập trung nói nhiều về vấn đề chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, còn về quan hệ kinh tế, thì cố gắng đừng làm điều đang bình thường trở thành bất bình thường”, ông nói.
Dù vậy, một câu hỏi được đặt ra tại cuộc họp báo là lâu nay Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, cụ thể là đầu ra cho các sản phẩm nông sản và nhập siêu quá lớn các sản phẩm nguyên phụ liệu, máy móc cho sản xuất. Làm thế nào để giảm sự phụ thuộc này?
Ông Hải nói, hiện Việt Nam có tới 5 - 6 mặt hàng đang có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, như hàng nông sản, thủy sản, điều, cao su, hoa quả… Tuy nhiên, nhập từ Trung Quốc lại quá lớn. Thêm nữa, dù Việt Nam xuất siêu sang nhiều nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, tuy nhiên, những mặt hàng xuất siêu sang các thị trường đó lại phụ thuộc nhiều vào các nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, như dệt may, da giày…
Cho nên, “muốn giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc chỉ có hai cách, là tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Vị Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, không chỉ từ sau sự kiện trên biển Đông, vấn đề này mới được nêu ra, mà trước đây đã được đề cập nhiều lần. “Tuy nhiên, trong thời điểm như hiện nay, chúng ta hãy coi đây là cú hích lớn để thay đổi và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”.
“Việt Nam hiện có 90 triệu dân, nếu tất cả người dân đều ưu tiên dùng hàng Việt thì sẽ tạo ra một lượng kim ngạch rất lớn. Ví dụ đơn giản nhất là chúng ta vẫn ăn gạo, ăn hoa quả, quần áo… của nhiều nước, mà trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng”, ông nói.
Để mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào thị trường nước láng giềng Trung Quốc, ông Hải cho biết, Bộ Công Thương đã và đang tích cực đàm phán để tìm kiếm, mở rộng ra các thị trường mới, các hoạt động xúc tiến thương mại… để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt giao thương với nước ngoài.