“Giật mình” với số liệu thu, chi ngân sách
Kết quả thu, chi ngân sách cho đến thời điểm này đều là các con số lớn bất thường
Trái ngược với những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải và chủ trương thắt chặt chính sách tài khóa, kết quả thu-chi ngân sách cho đến thời điểm này đều là các con số lớn bất thường.
Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chính thức tại buổi họp báo Chính phủ tháng 7, vừa diễn ra chiều 24/7, lũy kế 7 tháng năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 386,76 nghìn tỷ đồng, bằng 65% dự toán năm.
Mới qua 7 tháng, tỷ lệ thực hiện như trên là khá cao, đặc biệt là khi so với các con số tương ứng do Tổng cục Thống kê công bố, cùng kỳ năm ngoái là 57,5%; hay năm kia là 50,9%...
Vậy chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho các hộ kinh doanh đã được thực hiện như thế nào từ đầu năm đến nay?
Cuối tháng trước, Tổng cục Thống kê công bố hai con số quan trọng là GDP theo giá thực tế đạt xấp xỉ 1.070 nghìn tỷ đồng; và thu ngân sách là 301,3 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ thu ngân sách so với GDP vào khoảng 28,1%, mức rất cao so một số năm trước. Nhưng với con số thu tăng mạnh trong tháng này và tăng trưởng không có vẻ gì là đột biến, tỷ lệ trên chưa biết hiện đã tới mức nào.
Có lẽ, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đã không quá khó khăn như lâu nay vẫn được báo chí nhắc nhở? Hay quan điểm “khoan sức dân” vẫn còn những điểm không đồng thuận trong quá trình thực thi ngân sách?
Còn một con số khác khá là khó lý giải. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mức thu ngân sách trong 7 tháng năm nay đã tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nếu áp vào con số cũng được bộ này công bố hôm 4/8/2010, tại cuộc họp báo Chính phủ đúng một năm trước, kết quả có thể gấp tới hai lần tỷ lệ trên.
Cụ thể là vào năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 15/7/2010, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 265,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, phải chăng con số của năm nay đã tăng quanh mức 45,9% so với cùng kỳ năm ngoái? Hay con số của Bộ đã trừ yếu tố tăng giá, một kiểu số liệu mới được sử dụng cho năm nay?
Tóm lại, mức tăng trên tỏ ra không mấy hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, tình hình sản xuất trong nước tăng trưởng chậm mà thực tế GDP 6 tháng đầu năm nay đã được công bố với mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Về phía chi ngân sách nhà nước, các số liệu cũng cho thấy không có thay đổi đáng kể nào sau loạt chính sách cắt giảm đầu tư công và chủ trương thực hiện quyết liệt của Chính phủ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng chi ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2011 ước đạt 420,33 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với con số chi ngân sách 6 tháng năm 2011 được Tổng cục Thống kê công bố là 331,5 nghìn tỷ đồng, trong một tháng qua tốc độ thực hiện các nhiệm vụ chi có thể coi là một trong những giai đoạn đạt kỷ lục, với khoảng 88,83 nghìn tỷ đồng được giải ngân.
Hay so với con số của cùng kỳ năm ngoái, khoảng 299 nghìn tỷ đồng trong công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 4/8/2010, tốc độ tăng chi của 7 tháng vừa qua là gần 40,6%.
Về con số so với dự toán bằng 57,9%, nếu áp vào mức thực hiện của các năm trước cũng cao hơn khá nhiều. Cụ thể là nếu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê, chi ngân sách tính từ đầu năm đến 15/7/2010 mới bằng 51,3% dự toán năm; 2009 tương ứng bằng 49%...
Xem ra, câu nhận xét của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo vừa công bố, rằng “công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách nhà nước” có lẽ còn nhiều điểm phải xem xét, nếu chỉ nhìn vào các con số vừa nêu.
Nhưng với con số quan trọng nhất - bội chi ngân sách - lại cho thấy diễn biến khá tích cực. Theo tổng hợp số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bội chi ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2011 vào khoảng 33,57 nghìn tỷ đồng, mới bằng khoảng 27,8% dự toán cả năm. Đặc biệt là so với cùng kỳ năm trước, con số này thậm chí giảm khoảng 1% (so với khoảng 33,9 nghìn tỷ đồng).
Tất nhiên, các số liệu trên đều là ước tính, do các cơ quan liên quan không công bố số liệu thực hiện, nên việc sử dụng trong các so sánh có thể không hoàn toàn chính xác về mặt con số.
Nhưng giả sử số thực hiện trên thực tế khác quá xa con số vẫn công bố trong báo cáo hàng tháng của bộ này, ngành kia như vừa dẫn, thì định hướng chính sách điều hành được đưa ra sau những báo cáo kể trên, có lẽ cũng sẽ cần thận trọng hơn.
Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chính thức tại buổi họp báo Chính phủ tháng 7, vừa diễn ra chiều 24/7, lũy kế 7 tháng năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 386,76 nghìn tỷ đồng, bằng 65% dự toán năm.
Mới qua 7 tháng, tỷ lệ thực hiện như trên là khá cao, đặc biệt là khi so với các con số tương ứng do Tổng cục Thống kê công bố, cùng kỳ năm ngoái là 57,5%; hay năm kia là 50,9%...
Vậy chủ trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho các hộ kinh doanh đã được thực hiện như thế nào từ đầu năm đến nay?
Cuối tháng trước, Tổng cục Thống kê công bố hai con số quan trọng là GDP theo giá thực tế đạt xấp xỉ 1.070 nghìn tỷ đồng; và thu ngân sách là 301,3 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ thu ngân sách so với GDP vào khoảng 28,1%, mức rất cao so một số năm trước. Nhưng với con số thu tăng mạnh trong tháng này và tăng trưởng không có vẻ gì là đột biến, tỷ lệ trên chưa biết hiện đã tới mức nào.
Có lẽ, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đã không quá khó khăn như lâu nay vẫn được báo chí nhắc nhở? Hay quan điểm “khoan sức dân” vẫn còn những điểm không đồng thuận trong quá trình thực thi ngân sách?
Còn một con số khác khá là khó lý giải. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, mức thu ngân sách trong 7 tháng năm nay đã tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nếu áp vào con số cũng được bộ này công bố hôm 4/8/2010, tại cuộc họp báo Chính phủ đúng một năm trước, kết quả có thể gấp tới hai lần tỷ lệ trên.
Cụ thể là vào năm ngoái, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến ngày 15/7/2010, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 265,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, phải chăng con số của năm nay đã tăng quanh mức 45,9% so với cùng kỳ năm ngoái? Hay con số của Bộ đã trừ yếu tố tăng giá, một kiểu số liệu mới được sử dụng cho năm nay?
Tóm lại, mức tăng trên tỏ ra không mấy hợp lý trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, tình hình sản xuất trong nước tăng trưởng chậm mà thực tế GDP 6 tháng đầu năm nay đã được công bố với mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Về phía chi ngân sách nhà nước, các số liệu cũng cho thấy không có thay đổi đáng kể nào sau loạt chính sách cắt giảm đầu tư công và chủ trương thực hiện quyết liệt của Chính phủ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng chi ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2011 ước đạt 420,33 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với con số chi ngân sách 6 tháng năm 2011 được Tổng cục Thống kê công bố là 331,5 nghìn tỷ đồng, trong một tháng qua tốc độ thực hiện các nhiệm vụ chi có thể coi là một trong những giai đoạn đạt kỷ lục, với khoảng 88,83 nghìn tỷ đồng được giải ngân.
Hay so với con số của cùng kỳ năm ngoái, khoảng 299 nghìn tỷ đồng trong công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hôm 4/8/2010, tốc độ tăng chi của 7 tháng vừa qua là gần 40,6%.
Về con số so với dự toán bằng 57,9%, nếu áp vào mức thực hiện của các năm trước cũng cao hơn khá nhiều. Cụ thể là nếu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê, chi ngân sách tính từ đầu năm đến 15/7/2010 mới bằng 51,3% dự toán năm; 2009 tương ứng bằng 49%...
Xem ra, câu nhận xét của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại báo cáo vừa công bố, rằng “công tác điều hành chính sách tài khóa đã quán triệt nghiêm túc chủ trương thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách nhà nước” có lẽ còn nhiều điểm phải xem xét, nếu chỉ nhìn vào các con số vừa nêu.
Nhưng với con số quan trọng nhất - bội chi ngân sách - lại cho thấy diễn biến khá tích cực. Theo tổng hợp số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bội chi ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2011 vào khoảng 33,57 nghìn tỷ đồng, mới bằng khoảng 27,8% dự toán cả năm. Đặc biệt là so với cùng kỳ năm trước, con số này thậm chí giảm khoảng 1% (so với khoảng 33,9 nghìn tỷ đồng).
Tất nhiên, các số liệu trên đều là ước tính, do các cơ quan liên quan không công bố số liệu thực hiện, nên việc sử dụng trong các so sánh có thể không hoàn toàn chính xác về mặt con số.
Nhưng giả sử số thực hiện trên thực tế khác quá xa con số vẫn công bố trong báo cáo hàng tháng của bộ này, ngành kia như vừa dẫn, thì định hướng chính sách điều hành được đưa ra sau những báo cáo kể trên, có lẽ cũng sẽ cần thận trọng hơn.