Giữa 2012 sẽ giám sát tối cao về đầu tư công
Quốc hội quyết định các chuyên đề giám sát tối cao trong năm 2012
Tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5/2012, Quốc hội sẽ thực hiện giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Còn tại kỳ họp tiếp theo, nội dung giám sát sẽ là việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai trong lĩnh vực hành chính.
Đây là lựa chọn của đa số đại biểu khi thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012, tại phiên họp sáng 11/11.
Dù là lĩnh vực rất nóng, song việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông chỉ có 57 ý kiến đề nghị. Trong khi hai chuyên đề nói trên đều dành được trên 300 phiếu.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích, dù đã và đang là vấn đề rất bức xúc của toàn xã hội, song an toàn giao thông đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 giám sát vào năm 2008, đưa ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan hữu quan triển khai quyết liệt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chưa giám sát nội dung này vào năm sau.
Bên cạnh ba vấn đề nêu trên, một số nội dung khác cũng được đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát như: việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động; đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế; thực hiện chính sách pháp luật phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện chính sách, pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư công; tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...
Khẳng định đây cũng là những vấn đề quan trọng, bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội quan tâm, song theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì “do điều kiện có hạn nên không thể đưa quá nhiều nội dung vào chương trình giám sát của Quốc hội”.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo, điều hoà, phối hợp để việc xây dựng chương trình và tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm và cơ bản bao quát các lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm.
Còn tại kỳ họp tiếp theo, nội dung giám sát sẽ là việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai trong lĩnh vực hành chính.
Đây là lựa chọn của đa số đại biểu khi thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2012, tại phiên họp sáng 11/11.
Dù là lĩnh vực rất nóng, song việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông chỉ có 57 ý kiến đề nghị. Trong khi hai chuyên đề nói trên đều dành được trên 300 phiếu.
Tại báo cáo tiếp thu giải trình, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích, dù đã và đang là vấn đề rất bức xúc của toàn xã hội, song an toàn giao thông đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 giám sát vào năm 2008, đưa ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan hữu quan triển khai quyết liệt nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực này. Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chưa giám sát nội dung này vào năm sau.
Bên cạnh ba vấn đề nêu trên, một số nội dung khác cũng được đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát như: việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động; đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế; thực hiện chính sách pháp luật phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thực hiện chính sách, pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư công; tái cấu trúc hệ thống ngân hàng...
Khẳng định đây cũng là những vấn đề quan trọng, bức xúc trong đời sống kinh tế - xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội quan tâm, song theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì “do điều kiện có hạn nên không thể đưa quá nhiều nội dung vào chương trình giám sát của Quốc hội”.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo, điều hoà, phối hợp để việc xây dựng chương trình và tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm và cơ bản bao quát các lĩnh vực mà đại biểu Quốc hội quan tâm.