Góc khuất dự án BOT: Tại sao phải dùng hợp đồng bảo mật?
Do kiểm soát chưa đầy đủ, chặt chẽ, các dự án BOT bị biến tướng, bộc lộ nhiều lỗ hổng
Năm 2011-2012, trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp, buộc phải thắt chặt đầu tư công, việc hút vốn tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được coi là mở ra lối thoát, giúp hàng ngàn km đường bộ được xây dựng mới. Tuy nhiên, do kiểm soát chưa đầy đủ, chặt chẽ, các dự án BOT bị biến tướng, bộc lộ nhiều lỗ hổng.
Tại nhiều nước phát triển, chính phủ buộc phải dùng ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Vì thế, đường sá trở thành một thứ dịch vụ công ích. Tuy nhiên, với các nước đang phát triển, do không có kinh phí, nên phải vay vốn ODA với những điều khoản ràng buộc nhất định cho nước được vay vốn.
Vì thế, việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân trong nước để xây dựng hơn 1.500 km đường có thể coi là một thành tựu. Tuy nhiên, khi dòng tiền đổ vào các dự án BOT lại chưa được kiểm soát chặt, khiến một số BOT có vấn đề.
Nhiều BOT chỉ định thầu
Tại bản Kết luận thanh tra số 1423 của Thanh tra Chính phủ, chỉ rõ: qua tiến hành thanh tra 7 DA (5 dự án BOT, 1 dự án BT, 1 dự án kết hợp BOT và BT) bao gồm: BOT đèo Phước Tượng - Phú Gia. Nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ. Xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Cải tạo nâng cấp QL 6 (đoạn Xuân Mai - Hòa Bình). Khôi phục cải tạo QL 20 (Km 123+105 đến Km 268). Đầu tư xây dựng QL 20 (Km 0+000 đến Km 123+105). Đầu tư xây dựng tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới. Nâng cấp QL 38 (đoạn qua Bắc Ninh và Hải Dương)... Bộ Giao thông Vận tải đã không thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định.
Với 78 dự án dự án đầu tư theo hình thức BOT và BT tại Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, 100% đều là chỉ định thầu mà không tổ chức đấu thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án nhưng không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.
Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Như 3/4 công ty trong liên danh nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án hầm đường bộ Phước Tượng - hầm Phú Gia đã không góp được vốn theo cam kết phải rút khỏi liên danh và xin giảm tối đa tỷ lệ vốn góp. Liên danh phải mời gọi nhà đầu tư thay thế dẫn đến chậm tiến độ.
Theo các chuyên gia giao thông, việc chỉ định thầu khiến cho công tác đấu thầu, chọn thầu thiếu minh bạch. Điều này làm nảy sinh thêm các góc khuất về chi phí đầu tư, phương cách tính toán tài chính, dự báo lưu lượng xe. Thậm chí, cố tình sửa chữa những tuyến đường cũ rồi đưa vào thu phí như tuyến đường mới (ví dụ như BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ), hoặc thu phí trên cả 2 tuyến đường khiến người dân không có quyền lựa chọn. Có những dự án, nhà đầu tư xây đường chỗ vắng, nhưng đặt trạm tại điểm đông xe để thu phí.
Tại sao phải dùng hợp đồng bảo mật?
Những góc khuất trong quá trình thẩm định, đấu thầu, tư vấn thiết kế đã khiến cho phương án tài chính của BOT thiếu chính xác đã gây ra gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông vì thời gian thu phí quá dài. Điển hình nhất là trạm thu phí BOT Tào Xuyên vừa bị Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi”, giảm thời gian thu từ 27 năm xuống còn 7 năm đã đủ hoàn vốn. Câu hỏi đặt ra là tại sao không thể minh bạch các hợp đồng tài chính BOT?
Hầu như các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các nội dung liên quan của hợp đồng và dự án.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông, luật sư và dư luận yêu cầu làm rõ, nhưng đã vấp phải nhiều tranh luận. TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho biết, hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã cấm những điều khoản bảo mật trong hợp đồng.
“Tại nhiều quốc gia, họ cho rằng quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Cho nên khi Nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết. Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thể được xếp vào diện bí mật Nhà nước để giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ những tiêu cực tại dự án BOT. Nếu còn bảo mật sẽ còn nhiều góc khuất tại các BOT”, ông Sanh nhấn mạnh.
Tại nhiều nước phát triển, chính phủ buộc phải dùng ngân sách để đầu tư vào hạ tầng đường bộ. Vì thế, đường sá trở thành một thứ dịch vụ công ích. Tuy nhiên, với các nước đang phát triển, do không có kinh phí, nên phải vay vốn ODA với những điều khoản ràng buộc nhất định cho nước được vay vốn.
Vì thế, việc Chính phủ Việt Nam có thể huy động được khoảng 200.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tư nhân trong nước để xây dựng hơn 1.500 km đường có thể coi là một thành tựu. Tuy nhiên, khi dòng tiền đổ vào các dự án BOT lại chưa được kiểm soát chặt, khiến một số BOT có vấn đề.
Nhiều BOT chỉ định thầu
Tại bản Kết luận thanh tra số 1423 của Thanh tra Chính phủ, chỉ rõ: qua tiến hành thanh tra 7 DA (5 dự án BOT, 1 dự án BT, 1 dự án kết hợp BOT và BT) bao gồm: BOT đèo Phước Tượng - Phú Gia. Nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ. Xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Cải tạo nâng cấp QL 6 (đoạn Xuân Mai - Hòa Bình). Khôi phục cải tạo QL 20 (Km 123+105 đến Km 268). Đầu tư xây dựng QL 20 (Km 0+000 đến Km 123+105). Đầu tư xây dựng tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới. Nâng cấp QL 38 (đoạn qua Bắc Ninh và Hải Dương)... Bộ Giao thông Vận tải đã không thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy định.
Với 78 dự án dự án đầu tư theo hình thức BOT và BT tại Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, 100% đều là chỉ định thầu mà không tổ chức đấu thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án nhưng không có quy trình, thủ tục đánh giá hay xác định thế nào là cấp bách.
Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Như 3/4 công ty trong liên danh nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án hầm đường bộ Phước Tượng - hầm Phú Gia đã không góp được vốn theo cam kết phải rút khỏi liên danh và xin giảm tối đa tỷ lệ vốn góp. Liên danh phải mời gọi nhà đầu tư thay thế dẫn đến chậm tiến độ.
Theo các chuyên gia giao thông, việc chỉ định thầu khiến cho công tác đấu thầu, chọn thầu thiếu minh bạch. Điều này làm nảy sinh thêm các góc khuất về chi phí đầu tư, phương cách tính toán tài chính, dự báo lưu lượng xe. Thậm chí, cố tình sửa chữa những tuyến đường cũ rồi đưa vào thu phí như tuyến đường mới (ví dụ như BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ), hoặc thu phí trên cả 2 tuyến đường khiến người dân không có quyền lựa chọn. Có những dự án, nhà đầu tư xây đường chỗ vắng, nhưng đặt trạm tại điểm đông xe để thu phí.
Tại sao phải dùng hợp đồng bảo mật?
Những góc khuất trong quá trình thẩm định, đấu thầu, tư vấn thiết kế đã khiến cho phương án tài chính của BOT thiếu chính xác đã gây ra gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp tham gia giao thông vì thời gian thu phí quá dài. Điển hình nhất là trạm thu phí BOT Tào Xuyên vừa bị Bộ Giao thông Vận tải “tuýt còi”, giảm thời gian thu từ 27 năm xuống còn 7 năm đã đủ hoàn vốn. Câu hỏi đặt ra là tại sao không thể minh bạch các hợp đồng tài chính BOT?
Hầu như các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật. Theo đó, các bên không được tiết lộ những thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại, kỹ thuật và các nội dung liên quan của hợp đồng và dự án.
Về vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông, luật sư và dư luận yêu cầu làm rõ, nhưng đã vấp phải nhiều tranh luận. TS. Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho biết, hiện nay hầu hết các quốc gia đều đã cấm những điều khoản bảo mật trong hợp đồng.
“Tại nhiều quốc gia, họ cho rằng quyền lực nhà nước là do dân ủy quyền cho. Cho nên khi Nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết. Một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh nên không thể được xếp vào diện bí mật Nhà nước để giữ bí mật với nhân dân. Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng: minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ những tiêu cực tại dự án BOT. Nếu còn bảo mật sẽ còn nhiều góc khuất tại các BOT”, ông Sanh nhấn mạnh.