BOT Cai Lậy giảm phí thì tăng thời gian thu: “Tất yếu phải đánh đổi”
Nhiều thông tin đáng chú ý được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra tại cuộc họp báo chiều 17/8, xung quanh vụ BOT Cai Lậy
“Nếu thu phí trong 12 năm thì mức phí sẽ thấp hơn so với thu phí trong 6 năm. Nên khi giảm phí thì phải chấp nhận tăng thời gian thu, để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Đây là điều tất yếu phải đánh đổi giữa mức phí và thời gian thu”.
Đây là điều được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều 17/8 về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT Cai Lậy và dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy, Tiền Giang.
“Xử lý hài hòa”
Trước những dư luận gần đây xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy, Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư cùng tỉnh Tiền Giang đã đi đến quyết định miễn, giảm giá phí dịch vụ cho nhiều đối tượng sử dụng đường.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải phải trả trạm thu phí về “đúng vị trí” trên tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy. Đồng thời, phải sử dụng quỹ bảo trì đường bộ để hoàn trả nâng cấp, cải tạo đoạn qua quốc lộ 1. Vấn đề này được nhiều phóng viên đặt ra ngay đầu buổi họp báo.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trả lời: “Đối với Cai Lậy, trạm đặt trong phạm vi của dự án và căn cứ vào phương án tài chính, khi phê duyệt dự án đều có lấy ý kiến của địa phương, đoàn đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính”.
“Ngoài ra, việc căn cứ phương án tài chính là hài hòa lợi ích giữa các bên. Dân có đường tốt đi, Nhà nước không phải bỏ tiền ngân sách, nhà đầu tư có lợi nhuận, còn người cấp vốn phải thấy khả thi mới cấp vốn”.
Giải thích vì sao không sử dụng quỹ bảo trì đường bộ để nâng cấp, sửa chữa, tăng cường mặt đường quốc lộ 1, ông Đông nói, nguyên tắc quỹ bảo trì đường bộ chỉ là vá đường, sửa chữa đơn giản, chứ không thể cải tạo nâng cấp được.
Việc giảm mức phí bộ tại trạm BOT Cai Lậy có dẫn đến kéo dài thời gian thu phí hay không? Làm rõ thắc mắc này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, sẽ phải kéo dài thời gian thu phí, bởi phải điều chỉnh phương án tài chính.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (Bộ Giao thông Vận tải) nói thêm: “Thời gian thu kéo dài trong bao nhiêu năm dựa trên cơ sở lưu lượng xe lưu thông qua trạm thu phí đó. Hiện nay, hoạt động tại trạm thu phí chưa ổn định, Bộ chưa có con số kiểm đếm lại chính xác để tính toán. Nhưng dự toán sau khi giảm phí, thời gian thu sẽ kéo dài trong khoảng 12 - 14 năm”.
“Nếu thu phí trong 12 năm thì mức phí sẽ thấp hơn so với thu phí trong 6 năm. Nên khi giảm phí thì phải chấp nhận tăng thời gian thu, để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Đây là điều tất yếu phải đánh đổi giữa mức phí và thời gian thu”, Thứ trưởng Đông nói.
“Chúng tôi đã có phương án tài chính sơ bộ, trong đó có điều chỉnh mức giá, thời gian. Chủ đầu tư sẽ làm việc với tổ chức tín dụng để khớp lại. Mức lãi cũng phải tính công bằng với người ta”, ông Đông nói và nhấn mạnh, cần xử lý hài hòa.
Nhà nước không mua lại BOT Cai Lậy
Trả lời câu hỏi, Nhà nước có bỏ tiền ra mua lại đoạn đường tránh Cai Lậy không, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, mục tiêu của Nhà nước là thu hút vốn đầu tư, giảm gánh nặng trong lúc ngân sách đang khó khăn. Trong quá trình làm theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), nếu có bất cập phát sinh, thì phải tìm cách xử lý.
Về quyền đi lại của người dân, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng thực tế, ai cũng mong muốn “free”. Các nước châu Âu phát triển không thu phí. Nhưng các nước xung quanh Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc… thì đây là bức tranh chung. Quan điểm phải là có đường tốt hơn để đi, chứ không phải đường “ổ gà” như bao năm trước. Nên cần thu hút cả Nhà nước, tư nhân mới làm được.
“Nếu dùng ngân sách Nhà nước, chúng tôi rất mong muốn, nhưng chúng ta không có. Kế hoạch trung hạn 2016-2020, Bộ Giao thông Vận tải chỉ cấp vốn được 30%, còn 70% còn lại kỳ vọng thêm ở tư nhân”, ông nói.
“Công khai minh bạch là điều hướng tới để thực hiện hình thức đầu tư này, nhưng giám sát mới là quan trọng. Tuy nhiên, cần có quy định, hình thức phù hợp, chứ không phải đi phát tờ rơi hay xin ý kiến từng người dân”, Thứ trưởng khẳng định.
Chưa phát hiện sai sót về mặt hình sự
Trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư do Bộ Giao thông Vận tải ký, đường tránh trên 1.000 tỷ đồng ở Cai Lậy có 7 cây cầu được xây mới, nhưng thực tế chỉ có 5 cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, việc 2 câu cầu “biến mất” là do giải pháp kỹ thuật khi thực hiện. Chủ đầu tư đã kiến nghị thay thế hai cây cầu đó bằng cống hộp.
“Còn việc giảm được bao nhiêu kinh phí sau khi 2 cầu chuyển thành cống, Bộ sẽ có thông báo con số cụ thể nhưng chắc chắn kinh phí giảm không được nhiều”, ông Đông nói.
Về trách nhiệm của các bên liên quan đến bất cập của trạm BOT Cai Lậy, người phát ngôn Bộ Giao thông Vận tải cũng khẳng định, sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.
“Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm các bên để có xem xét cụ thể, theo quy trình để xử lý. Nếu có sai sót về mặt hình sự sẽ xử lý về mặt hình sự, tuy nhiên ở đây chưa phát hiện ra sai sót về mặt hình sự”, ông nói.
Đây là điều được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh trong cuộc họp báo chiều 17/8 về việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT Cai Lậy và dự án đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 đoạn tránh thị xã Cai Lậy, Tiền Giang.
“Xử lý hài hòa”
Trước những dư luận gần đây xung quanh trạm thu phí BOT Cai Lậy, Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư cùng tỉnh Tiền Giang đã đi đến quyết định miễn, giảm giá phí dịch vụ cho nhiều đối tượng sử dụng đường.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải phải trả trạm thu phí về “đúng vị trí” trên tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy. Đồng thời, phải sử dụng quỹ bảo trì đường bộ để hoàn trả nâng cấp, cải tạo đoạn qua quốc lộ 1. Vấn đề này được nhiều phóng viên đặt ra ngay đầu buổi họp báo.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trả lời: “Đối với Cai Lậy, trạm đặt trong phạm vi của dự án và căn cứ vào phương án tài chính, khi phê duyệt dự án đều có lấy ý kiến của địa phương, đoàn đại biểu Quốc hội, Bộ Tài chính”.
“Ngoài ra, việc căn cứ phương án tài chính là hài hòa lợi ích giữa các bên. Dân có đường tốt đi, Nhà nước không phải bỏ tiền ngân sách, nhà đầu tư có lợi nhuận, còn người cấp vốn phải thấy khả thi mới cấp vốn”.
Giải thích vì sao không sử dụng quỹ bảo trì đường bộ để nâng cấp, sửa chữa, tăng cường mặt đường quốc lộ 1, ông Đông nói, nguyên tắc quỹ bảo trì đường bộ chỉ là vá đường, sửa chữa đơn giản, chứ không thể cải tạo nâng cấp được.
Việc giảm mức phí bộ tại trạm BOT Cai Lậy có dẫn đến kéo dài thời gian thu phí hay không? Làm rõ thắc mắc này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, sẽ phải kéo dài thời gian thu phí, bởi phải điều chỉnh phương án tài chính.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (Bộ Giao thông Vận tải) nói thêm: “Thời gian thu kéo dài trong bao nhiêu năm dựa trên cơ sở lưu lượng xe lưu thông qua trạm thu phí đó. Hiện nay, hoạt động tại trạm thu phí chưa ổn định, Bộ chưa có con số kiểm đếm lại chính xác để tính toán. Nhưng dự toán sau khi giảm phí, thời gian thu sẽ kéo dài trong khoảng 12 - 14 năm”.
“Nếu thu phí trong 12 năm thì mức phí sẽ thấp hơn so với thu phí trong 6 năm. Nên khi giảm phí thì phải chấp nhận tăng thời gian thu, để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Đây là điều tất yếu phải đánh đổi giữa mức phí và thời gian thu”, Thứ trưởng Đông nói.
“Chúng tôi đã có phương án tài chính sơ bộ, trong đó có điều chỉnh mức giá, thời gian. Chủ đầu tư sẽ làm việc với tổ chức tín dụng để khớp lại. Mức lãi cũng phải tính công bằng với người ta”, ông Đông nói và nhấn mạnh, cần xử lý hài hòa.
Nhà nước không mua lại BOT Cai Lậy
Trả lời câu hỏi, Nhà nước có bỏ tiền ra mua lại đoạn đường tránh Cai Lậy không, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, mục tiêu của Nhà nước là thu hút vốn đầu tư, giảm gánh nặng trong lúc ngân sách đang khó khăn. Trong quá trình làm theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), nếu có bất cập phát sinh, thì phải tìm cách xử lý.
Về quyền đi lại của người dân, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng thực tế, ai cũng mong muốn “free”. Các nước châu Âu phát triển không thu phí. Nhưng các nước xung quanh Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc… thì đây là bức tranh chung. Quan điểm phải là có đường tốt hơn để đi, chứ không phải đường “ổ gà” như bao năm trước. Nên cần thu hút cả Nhà nước, tư nhân mới làm được.
“Nếu dùng ngân sách Nhà nước, chúng tôi rất mong muốn, nhưng chúng ta không có. Kế hoạch trung hạn 2016-2020, Bộ Giao thông Vận tải chỉ cấp vốn được 30%, còn 70% còn lại kỳ vọng thêm ở tư nhân”, ông nói.
“Công khai minh bạch là điều hướng tới để thực hiện hình thức đầu tư này, nhưng giám sát mới là quan trọng. Tuy nhiên, cần có quy định, hình thức phù hợp, chứ không phải đi phát tờ rơi hay xin ý kiến từng người dân”, Thứ trưởng khẳng định.
Chưa phát hiện sai sót về mặt hình sự
Trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư do Bộ Giao thông Vận tải ký, đường tránh trên 1.000 tỷ đồng ở Cai Lậy có 7 cây cầu được xây mới, nhưng thực tế chỉ có 5 cầu.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay, việc 2 câu cầu “biến mất” là do giải pháp kỹ thuật khi thực hiện. Chủ đầu tư đã kiến nghị thay thế hai cây cầu đó bằng cống hộp.
“Còn việc giảm được bao nhiêu kinh phí sau khi 2 cầu chuyển thành cống, Bộ sẽ có thông báo con số cụ thể nhưng chắc chắn kinh phí giảm không được nhiều”, ông Đông nói.
Về trách nhiệm của các bên liên quan đến bất cập của trạm BOT Cai Lậy, người phát ngôn Bộ Giao thông Vận tải cũng khẳng định, sai đến đâu sẽ xử lý đến đó.
“Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm các bên để có xem xét cụ thể, theo quy trình để xử lý. Nếu có sai sót về mặt hình sự sẽ xử lý về mặt hình sự, tuy nhiên ở đây chưa phát hiện ra sai sót về mặt hình sự”, ông nói.