Góc nghị trường: Họp tổ để làm gì?
Sáng thứ Sáu (22/5), chỉ sau giờ giải lao một chút, một số phòng họp tổ đã không còn một bóng đại biểu nào
Quốc hội đã đi qua 4 ngày đầu của kỳ họp thứ 9, trong đó có hai phiên thảo luận tại tổ.
Ngoại trừ hai đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội và Tp.HCM đồng thời là hai tổ thảo luận riêng, còn lại thường là từ ba đến bốn đoàn được bố trí vào một tổ với số lượng đại biểu trên 20 đến gần 30 vị.
Từ ngày có Hội trường Ba Đình mới, các phiên thảo luận tổ đều được sắp xếp ở đây, quanh quanh tầng 1 và tầng 2, chứ không còn họp ở ngay nơi ở như trước nữa.
Và vì thế sự di chuyển của phóng viên cũng khá dễ dàng. Những tưởng, cái cảnh tổ thì quá đông báo chí, tổ lại chẳng có ai sẽ không còn lặp lại...
Giải lao rồi... nghỉ
Sáng thứ Sáu (22/5), phiên họp tổ đầu tiên có đến 3 nội dung, trong đó có vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri liên quan đến điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Việc sửa hay không sửa điều luật này vẫn đang còn được tranh luận nhiều chiều, và những người nhấn nút thông qua có trách nhiệm đến đâu cũng vẫn trong vòng tranh cãi. Nên, dư địa để thảo luận có thể nói là rất rộng.
Hai nội dung còn lại là dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 và năm 2015 và dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Đây đều là những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã được hiến định, vậy nên không thể nói là nội dung quá kỹ thuật hay quá chuyên sâu để chỉ lắng nghe, chứ không phát biểu.
Vậy mà chỉ sau giờ giải lao (9h30) một chút, một số phòng họp tổ đã không còn một bóng đại biểu nào.
Ngược lại, tổ Tp.HCM đến hơn 11h vẫn rất sôi nổi. Có vị tham gia thảo luận cả 3 nội dung. Số vị đăng ký phát biểu khiến tổ trưởng khá “căng” trong điều hành để có đủ thời gian cho tất cả các ý kiến.
Và vẫn như mọi lần, không gian phòng họp tổ ở đây khá chật, phóng viên may mắn thì có ghế ngồi và để laptop lên lòng, không may thì đứng tác nghiệp, ổ điện thì cái có điện cái không, nhưng máy ảnh, ghi âm vẫn hoạt động không ngừng.
Bởi, cử tri muốn biết là các vị đại diện cho mình hoạt động như thế nào, không chỉ ở các phiên họp toàn thể, có truyền hình trực tiếp.
Sáng thứ Bảy, Quốc hội lại thảo luận tại tổ, về dự án Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi) một dự án luật được cho là rất lớn, rất quan trọng, có nhiều điểm mới và chưa hẳn quy định nào mới cũng được cơ quan thẩm tra gật đầu.
Và, chỉ sau giải lao thôi, nhiều phóng viên đã lại phải dồn về tổ Tp.HCM, vì “nhiều tổ đã nghỉ luôn rồi”.
Người viết sau khi chứng kiến một tổ khác cũng giải lao rồi... nghỉ luôn, quay lại tổ đã theo dõi từ đầu giờ lúc chưa đến 10h, thì cũng chỉ còn một vị đại biểu đang trả lời phỏng vấn phóng viên, còn lại đã về hết (như trong ảnh).
Họp tổ để làm gì?
Lại nhớ, đã hơn một lần báo chí được lưu ý về sự cân bằng đưa tin về hoạt động của các đoàn, các tổ đại biểu Quốc hội. Bởi qua nhiều kỳ họp, cũng có một số đại biểu phản ánh thắc mắc của cử tri là sao không thấy đại biểu tỉnh mình đâu?
Nhưng, nếu đến họp nửa giờ đã về, lại chẳng phát biểu gì, thì báo chí lấy gì để cân bằng đây? Và câu hỏi họp tổ để làm gì không dễ để không lặp lại khi chứng kiến các phiên thảo luận kết thúc chỉ sau dăm ý kiến.
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chỉ có các vị đại biểu ở Tp.HCM là tích cực. Công bằng mà nói, tổ nào cũng có các vị đại biểu luôn đi họp đầy đủ, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng và không ngại tranh luận! Nhưng nếu đó chưa phải là số đông thì chưa đủ để làm nên những phiên thảo luận tổ có chất lượng cao.
Báo chí đã nhiều lần phản ánh về sự “thiếu lửa”, sự hao hụt cả về số lượng đại biểu lẫn chất lượng thảo luận ở nhiều phiên họp tổ. Sau những phản ánh này, một văn bản đề nghị không làm việc riêng, không tan họp sớm cũng đã từng được gửi đến các tổ thảo luận.
Nhưng dường như “áp lực” mang tính hành chính không có nhiều ý nghĩa ở các phiên thảo luận tổ.
Lý do chính có lẽ liên quan với một phát biểu mới đây của Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Đó là cần đổi mới cách điều hành, để có không gian cho các vị đại biểu Quốc hội tranh luận sâu hơn khi thảo luận ở nghị trường. Đó còn là vấn đề cần cơ cấu lại thế nào để đại biểu có tính độc lập hơn, để phát huy được vai trò đại diện, để mỗi khi lên tiếng không “ngại” bị “ảnh hưởng”...
Ngoại trừ hai đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội và Tp.HCM đồng thời là hai tổ thảo luận riêng, còn lại thường là từ ba đến bốn đoàn được bố trí vào một tổ với số lượng đại biểu trên 20 đến gần 30 vị.
Từ ngày có Hội trường Ba Đình mới, các phiên thảo luận tổ đều được sắp xếp ở đây, quanh quanh tầng 1 và tầng 2, chứ không còn họp ở ngay nơi ở như trước nữa.
Và vì thế sự di chuyển của phóng viên cũng khá dễ dàng. Những tưởng, cái cảnh tổ thì quá đông báo chí, tổ lại chẳng có ai sẽ không còn lặp lại...
Giải lao rồi... nghỉ
Sáng thứ Sáu (22/5), phiên họp tổ đầu tiên có đến 3 nội dung, trong đó có vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri liên quan đến điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Việc sửa hay không sửa điều luật này vẫn đang còn được tranh luận nhiều chiều, và những người nhấn nút thông qua có trách nhiệm đến đâu cũng vẫn trong vòng tranh cãi. Nên, dư địa để thảo luận có thể nói là rất rộng.
Hai nội dung còn lại là dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa 13 và năm 2015 và dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Đây đều là những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã được hiến định, vậy nên không thể nói là nội dung quá kỹ thuật hay quá chuyên sâu để chỉ lắng nghe, chứ không phát biểu.
Vậy mà chỉ sau giờ giải lao (9h30) một chút, một số phòng họp tổ đã không còn một bóng đại biểu nào.
Ngược lại, tổ Tp.HCM đến hơn 11h vẫn rất sôi nổi. Có vị tham gia thảo luận cả 3 nội dung. Số vị đăng ký phát biểu khiến tổ trưởng khá “căng” trong điều hành để có đủ thời gian cho tất cả các ý kiến.
Và vẫn như mọi lần, không gian phòng họp tổ ở đây khá chật, phóng viên may mắn thì có ghế ngồi và để laptop lên lòng, không may thì đứng tác nghiệp, ổ điện thì cái có điện cái không, nhưng máy ảnh, ghi âm vẫn hoạt động không ngừng.
Bởi, cử tri muốn biết là các vị đại diện cho mình hoạt động như thế nào, không chỉ ở các phiên họp toàn thể, có truyền hình trực tiếp.
Sáng thứ Bảy, Quốc hội lại thảo luận tại tổ, về dự án Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi) một dự án luật được cho là rất lớn, rất quan trọng, có nhiều điểm mới và chưa hẳn quy định nào mới cũng được cơ quan thẩm tra gật đầu.
Và, chỉ sau giải lao thôi, nhiều phóng viên đã lại phải dồn về tổ Tp.HCM, vì “nhiều tổ đã nghỉ luôn rồi”.
Người viết sau khi chứng kiến một tổ khác cũng giải lao rồi... nghỉ luôn, quay lại tổ đã theo dõi từ đầu giờ lúc chưa đến 10h, thì cũng chỉ còn một vị đại biểu đang trả lời phỏng vấn phóng viên, còn lại đã về hết (như trong ảnh).
Họp tổ để làm gì?
Lại nhớ, đã hơn một lần báo chí được lưu ý về sự cân bằng đưa tin về hoạt động của các đoàn, các tổ đại biểu Quốc hội. Bởi qua nhiều kỳ họp, cũng có một số đại biểu phản ánh thắc mắc của cử tri là sao không thấy đại biểu tỉnh mình đâu?
Nhưng, nếu đến họp nửa giờ đã về, lại chẳng phát biểu gì, thì báo chí lấy gì để cân bằng đây? Và câu hỏi họp tổ để làm gì không dễ để không lặp lại khi chứng kiến các phiên thảo luận kết thúc chỉ sau dăm ý kiến.
Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chỉ có các vị đại biểu ở Tp.HCM là tích cực. Công bằng mà nói, tổ nào cũng có các vị đại biểu luôn đi họp đầy đủ, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng và không ngại tranh luận! Nhưng nếu đó chưa phải là số đông thì chưa đủ để làm nên những phiên thảo luận tổ có chất lượng cao.
Báo chí đã nhiều lần phản ánh về sự “thiếu lửa”, sự hao hụt cả về số lượng đại biểu lẫn chất lượng thảo luận ở nhiều phiên họp tổ. Sau những phản ánh này, một văn bản đề nghị không làm việc riêng, không tan họp sớm cũng đã từng được gửi đến các tổ thảo luận.
Nhưng dường như “áp lực” mang tính hành chính không có nhiều ý nghĩa ở các phiên thảo luận tổ.
Lý do chính có lẽ liên quan với một phát biểu mới đây của Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Đó là cần đổi mới cách điều hành, để có không gian cho các vị đại biểu Quốc hội tranh luận sâu hơn khi thảo luận ở nghị trường. Đó còn là vấn đề cần cơ cấu lại thế nào để đại biểu có tính độc lập hơn, để phát huy được vai trò đại diện, để mỗi khi lên tiếng không “ngại” bị “ảnh hưởng”...