“Đã làm oan lại còn bắt viết đơn mới bồi thường”
Hiệu quả giám sát của đại biểu Quốc hội chưa cao, căn nguyên là ở đâu?
Đây là than thở của đại biểu Đỗ Văn Đương khi thảo luận về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân, sáng 22/5.
Nhận xét chung của nhiều đại biểu là nếu giám sát chỉ nặng về nghe báo cáo, và khi điều kiện cho đại biểu thực hiện giám sát chưa được đảm bảo, chưa có chế tài đủ mạnh, thì khó đạt hiệu quả như mong muốn.
“Phải có cơ quan độc lập để bồi thường cho dân”
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương nhìn nhận: bấy lâu nay giám sát nặng về nghe báo cáo, nếu như thế thì mọi việc đều êm đềm, nên để đạt hiệu quả thì cần đi sâu nghiên cứu một số vụ việc cụ thể.
Trừ đại biểu chuyên trách thì đại biểu kiêm nhiệm không có chuyên môn sâu, chuyên gia thì phát hiện được nhưng sợ cấp trên không dám nói, nên chất lượng đoàn giám sát sẽ không có kết quả tốt, ông Đương nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng cần quy định rõ chế tài với đối tượng bị giám sát, đặt thời hạn bao lâu thì phải trả lời kết luận, kiến nghị của đoàn giám sát, nếu không thực hiện thì chế tài thế nào mới có tác động hiệu quả giám sát.
Với trải nghiệm của người trong cuộc khi giám sát về tình hình oan sai, đại biểu Đương cho rằng nếu cần thiết thì sau khi giám sát, Quốc hội cần ra nghị quyết không chỉ để tháo gỡ vướng mắc khó khăn mà còn để chấn chỉnh sai phạm.
“Ví dụ quy định có đơn mới được bồi thường, làm oan người ta lại bắt có đơn, lại phải có rất nhiều chứng từ giấy tờ để chứng minh thiệt hại, như ông Nguyễn Thanh Chấn thì làm sao mà có đủ được”, ông Đương nêu dẫn chứng.
Và đề nghị của đại biểu Đương là phải có cơ quan độc lập với cơ quan làm oan để bồi thường cho dân, ví dụ giao cho Bộ Tư pháp. Vì hiện nay việc giao cho chính cơ quan làm oan bồi thường nên có hiện tượng đùn đẩy.
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc kể, khi sang một bộ gặp một vị vụ trưởng để làm việc về kiến nghị của cử tri liên quan đến một chính sách đã lạc hậu, thì vị này đặt một xấp hồ sơ dày cộp lên bàn và bảo, “tiền đâu ra mà đại biểu kiến nghị?”.
“Coi thường đại biểu đến như vậy”, đại biểu Lộc nhấn giọng.
Vị đại biểu này cũng đề nghị cần quy định trong luật là tất cả ý kiến của đại biểu đều phải được xem xét chứ không chờ đến một phần ba số đại biểu đề nghị như quy định tại dự thảo luật.
Bởi có những vấn đề chỉ có một đại biểu đề nghị nhưng lại là vấn đề rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nhiều người.
“Cần cơ cấu lại đại biểu để có tính độc lập tương đối”
Nhìn sâu vào căn nguyên của hiệu quả giám sát chưa cao, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng “đại biểu được bầu theo cơ cấu thì làm sao mà nói được”, vì còn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ, bởi nơi làm việc, gia đình, con cái…
Vậy nên theo đại biểu Tâm, khi đi giám sát mà phát hiện được vấn đề chỉ là một phần thôi, mà điều quan trọng là phát hiện rồi có nói và có nói được hay không, nói có ai nghe hay không, vì nói rồi chưa chắc mình được yên ổn, vì đi giám sát nhiều ngóc ngách vấn đề lắm.
“Cần cơ cấu lại đại biểu để có tính độc lập tương đối, phát huy được vai trò đại diện, tránh lãng phí. Nhân dân đóng thuế nuôi mình mà mình không làm hiệu quả, thì nhân dân buồn lắm”, bà Tâm góp ý.
Để hoạt động giám sát đi vào thực chất, đại biểu Tâm đề nghị: không nên đưa những vấn đề mà Quốc hội, hội đồng nhân dân sau khi thảo luận rồi vẫn phải quyết theo cái mà tổ chức khác đã quyết định, tức là quyết định lại.
Bên cạnh các vấn đề cụ thể, một số ý kiến đề nghị cần tách Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân thành hai luật riêng, một của Quốc hội và một của hội đồng nhân dân cho dễ đọc, dễ thực hiện
Nhận xét chung của nhiều đại biểu là nếu giám sát chỉ nặng về nghe báo cáo, và khi điều kiện cho đại biểu thực hiện giám sát chưa được đảm bảo, chưa có chế tài đủ mạnh, thì khó đạt hiệu quả như mong muốn.
“Phải có cơ quan độc lập để bồi thường cho dân”
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương nhìn nhận: bấy lâu nay giám sát nặng về nghe báo cáo, nếu như thế thì mọi việc đều êm đềm, nên để đạt hiệu quả thì cần đi sâu nghiên cứu một số vụ việc cụ thể.
Trừ đại biểu chuyên trách thì đại biểu kiêm nhiệm không có chuyên môn sâu, chuyên gia thì phát hiện được nhưng sợ cấp trên không dám nói, nên chất lượng đoàn giám sát sẽ không có kết quả tốt, ông Đương nhận xét.
Vị đại biểu này cũng cho rằng cần quy định rõ chế tài với đối tượng bị giám sát, đặt thời hạn bao lâu thì phải trả lời kết luận, kiến nghị của đoàn giám sát, nếu không thực hiện thì chế tài thế nào mới có tác động hiệu quả giám sát.
Với trải nghiệm của người trong cuộc khi giám sát về tình hình oan sai, đại biểu Đương cho rằng nếu cần thiết thì sau khi giám sát, Quốc hội cần ra nghị quyết không chỉ để tháo gỡ vướng mắc khó khăn mà còn để chấn chỉnh sai phạm.
“Ví dụ quy định có đơn mới được bồi thường, làm oan người ta lại bắt có đơn, lại phải có rất nhiều chứng từ giấy tờ để chứng minh thiệt hại, như ông Nguyễn Thanh Chấn thì làm sao mà có đủ được”, ông Đương nêu dẫn chứng.
Và đề nghị của đại biểu Đương là phải có cơ quan độc lập với cơ quan làm oan để bồi thường cho dân, ví dụ giao cho Bộ Tư pháp. Vì hiện nay việc giao cho chính cơ quan làm oan bồi thường nên có hiện tượng đùn đẩy.
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc kể, khi sang một bộ gặp một vị vụ trưởng để làm việc về kiến nghị của cử tri liên quan đến một chính sách đã lạc hậu, thì vị này đặt một xấp hồ sơ dày cộp lên bàn và bảo, “tiền đâu ra mà đại biểu kiến nghị?”.
“Coi thường đại biểu đến như vậy”, đại biểu Lộc nhấn giọng.
Vị đại biểu này cũng đề nghị cần quy định trong luật là tất cả ý kiến của đại biểu đều phải được xem xét chứ không chờ đến một phần ba số đại biểu đề nghị như quy định tại dự thảo luật.
Bởi có những vấn đề chỉ có một đại biểu đề nghị nhưng lại là vấn đề rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến nhiều người.
“Cần cơ cấu lại đại biểu để có tính độc lập tương đối”
Nhìn sâu vào căn nguyên của hiệu quả giám sát chưa cao, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng “đại biểu được bầu theo cơ cấu thì làm sao mà nói được”, vì còn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ, bởi nơi làm việc, gia đình, con cái…
Vậy nên theo đại biểu Tâm, khi đi giám sát mà phát hiện được vấn đề chỉ là một phần thôi, mà điều quan trọng là phát hiện rồi có nói và có nói được hay không, nói có ai nghe hay không, vì nói rồi chưa chắc mình được yên ổn, vì đi giám sát nhiều ngóc ngách vấn đề lắm.
“Cần cơ cấu lại đại biểu để có tính độc lập tương đối, phát huy được vai trò đại diện, tránh lãng phí. Nhân dân đóng thuế nuôi mình mà mình không làm hiệu quả, thì nhân dân buồn lắm”, bà Tâm góp ý.
Để hoạt động giám sát đi vào thực chất, đại biểu Tâm đề nghị: không nên đưa những vấn đề mà Quốc hội, hội đồng nhân dân sau khi thảo luận rồi vẫn phải quyết theo cái mà tổ chức khác đã quyết định, tức là quyết định lại.
Bên cạnh các vấn đề cụ thể, một số ý kiến đề nghị cần tách Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân thành hai luật riêng, một của Quốc hội và một của hội đồng nhân dân cho dễ đọc, dễ thực hiện