Góc nghị trường: Quốc hội tham luận và Quốc hội tranh luận
Mong muốn có một Quốc hội tranh luận có lẽ cũng đã chạm đến tâm tư của không ít vị đại diện cho nhân dân
“Chúng ta đang duy trì một Quốc hội tham luận mà chưa chuyển thành một Quốc hội tranh luận”, đại biểu Lê Thanh Vân góp ý sửa Luật Tổ chức Quốc hội, sáng 16/6.
Chỉ có thể tranh luận thì các chân lý, các lẽ phải hay sự đúng đắn của các quy định mới bộc lộ ra, ông Vân nói tiếp.
Mong muốn có một Quốc hội tranh luận có lẽ cũng đã chạm đến tâm tư của không ít vị đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Trong số 15 vị đã đăng ký nhưng không có cơ hội phát biểu do hết giờ ở phiên thảo luận sáng 16/6 của Quốc hội có Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Tại kỳ họp này, hơn một lần ở các phiên thảo luận tổ đại biểu Tâm đã nói đến Quốc hội tranh luận.
Lần thứ nhất, khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, bà Tâm đã rất sốt ruột khi nhiều lần đề nghị đổi mới cách thảo luận tại Quốc hội theo hướng chỉ chọn vài vài vấn đề trọng tâm để bàn thảo, tranh luận cho sáng tỏ, sau đó đưa ra quyết sách đúng tầm, nhưng không được chủ tọa tiếp thu.
Để rồi phiên thảo luận toàn thể sau đó vẫn là Quốc hội tham luận, lần lượt nhấn nút đăng ký, lần lượt nói những điều đã được chuẩn bị sẵn.
Và, thời gian chỉ có một ngày, nên cho dù rất muốn đăng đàn thì các vị cùng phải “nhìn nhau” để mỗi đoàn có một vị được phát biểu.
Và còn bởi đó là phiên họp được truyền hình trực tiếp nên cũng có vị am hiểu sâu vấn đề, rất muốn thể hiện chính kiến nhưng với suy nghĩ mình cận tuổi về hưu, nên “nhường sân” cho các vị còn trẻ “ghi điểm” với cử tri.
Thế là cứ mỗi vị tham luận tối đa 7 phút, sáng bắt đầu từ 8h, đến 9h30 nghỉ giải lao 20 phút, 11h30 kết thúc. Chiều bắt đầu từ 14h, đến 15h30 giải lao, 16h kém 10 phút lại thảo luận và ra về lúc 17h. Các vị không còn thời gian phát biểu được yêu cầu gửi lại ý kiến cho đoàn thư ký tổng hợp.
Đó là Quốc hội tham luận, theo nhận xét của đại biểu Vân. Còn nếu là Quốc hội tranh luận, theo đề nghị của đại biểu Tâm thì những ai nắm chắc, nắm sâu vấn đề mới có thể bấm nút, không cần nhường nhau cũng không cần nhìn nhau.
Dẫu đề nghị chẳng được tiếp thu, khi thảo luận ở tổ về sửa Luật Tổ chức Quốc hội sau đó, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm kiên trì phân tích, rằng vì hiếm có cơ hội tranh luận nên ý kiến thảo luận ở tổ rất tâm huyết nhưng khi trình ra Quốc hội tiếp thu rất ít, và có không ít ý kiến không tiếp thu cũng không giải trình vì sao.
Dù không trực tiếp tham gia thì nghe tranh luận, theo đại biểu Tâm cũng là để khi bấm nút hiểu rõ cái điều mình bấm, để tránh tình trạng hiện nay “nhiều vấn đề khi bấm nút rất lơ mơ, băn khoăn lắm, rất là không yên tâm”.
Một trong những nội dung mà nhiều vị “rất không yên tâm”chính là dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đang được mổ xẻ.
Ngay khi đến lượt phát biểu, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đã đề nghị để tất cả các đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu hết, không căn cứ vào thời gian.
Câu kết, ông tái đề nghị kéo dài chương trình họp để tất cả đại biểu có thể tham gia thảo luận sâu hơn.
Nhưng Quốc hội vẫn nghỉ lúc 11h30, khi màn hình còn hiển thị danh tính 15 vị đã đăng ký phát biểu.
Về lý, chương trình kỳ họp Quốc hội đã thông qua, thời gian dành cho thảo luận dự án Luật Tổ chức Quốc hội chỉ có vậy.
Nhưng, nếu không quá nặng về hành chính thì chủ tọa phiên họp hoàn toàn có thể xin ý kiến Quốc hội về việc có nên kéo dài thời gian thảo luận ngay trong sáng cùng ngày hay sẽ bố trí vào thời gian dự phòng của kỳ họp, một vị đại biểu nhìn nhận.
Bởi, cho dù gói gọn một phiên hay kéo dài đến một ngày tranh thảo luận cũng chỉ đủ thời gian cho khoảng vài chục vị đại biểu được bày tỏ chính kiến.
Nhưng theo phân tích của đại biểu Tâm thì những người không đăng đàn đã yên tâm hơn khi bấm nút, nếu đã được nghe trao đi đổi lại chứ không phải nghe những điều được chuẩn bị sẵn và không ít nội dung cứ lặp đi lặp lại.
Số lượng đại biểu đăng đàn ở mỗi phiên họp luôn là thiểu số. Nhưng Quốc hội quyết định theo đa số. Và đa số các vị đại biểu cho dân chắc chắn sẽ sáng suốt hơn nếu hoạt động trong một Quốc hội tranh luận.
Điều này, phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của Quốc hội, trong việc sửa luật của chính mình.
Chỉ có thể tranh luận thì các chân lý, các lẽ phải hay sự đúng đắn của các quy định mới bộc lộ ra, ông Vân nói tiếp.
Mong muốn có một Quốc hội tranh luận có lẽ cũng đã chạm đến tâm tư của không ít vị đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Trong số 15 vị đã đăng ký nhưng không có cơ hội phát biểu do hết giờ ở phiên thảo luận sáng 16/6 của Quốc hội có Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm.
Tại kỳ họp này, hơn một lần ở các phiên thảo luận tổ đại biểu Tâm đã nói đến Quốc hội tranh luận.
Lần thứ nhất, khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, bà Tâm đã rất sốt ruột khi nhiều lần đề nghị đổi mới cách thảo luận tại Quốc hội theo hướng chỉ chọn vài vài vấn đề trọng tâm để bàn thảo, tranh luận cho sáng tỏ, sau đó đưa ra quyết sách đúng tầm, nhưng không được chủ tọa tiếp thu.
Để rồi phiên thảo luận toàn thể sau đó vẫn là Quốc hội tham luận, lần lượt nhấn nút đăng ký, lần lượt nói những điều đã được chuẩn bị sẵn.
Và, thời gian chỉ có một ngày, nên cho dù rất muốn đăng đàn thì các vị cùng phải “nhìn nhau” để mỗi đoàn có một vị được phát biểu.
Và còn bởi đó là phiên họp được truyền hình trực tiếp nên cũng có vị am hiểu sâu vấn đề, rất muốn thể hiện chính kiến nhưng với suy nghĩ mình cận tuổi về hưu, nên “nhường sân” cho các vị còn trẻ “ghi điểm” với cử tri.
Thế là cứ mỗi vị tham luận tối đa 7 phút, sáng bắt đầu từ 8h, đến 9h30 nghỉ giải lao 20 phút, 11h30 kết thúc. Chiều bắt đầu từ 14h, đến 15h30 giải lao, 16h kém 10 phút lại thảo luận và ra về lúc 17h. Các vị không còn thời gian phát biểu được yêu cầu gửi lại ý kiến cho đoàn thư ký tổng hợp.
Đó là Quốc hội tham luận, theo nhận xét của đại biểu Vân. Còn nếu là Quốc hội tranh luận, theo đề nghị của đại biểu Tâm thì những ai nắm chắc, nắm sâu vấn đề mới có thể bấm nút, không cần nhường nhau cũng không cần nhìn nhau.
Dẫu đề nghị chẳng được tiếp thu, khi thảo luận ở tổ về sửa Luật Tổ chức Quốc hội sau đó, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm kiên trì phân tích, rằng vì hiếm có cơ hội tranh luận nên ý kiến thảo luận ở tổ rất tâm huyết nhưng khi trình ra Quốc hội tiếp thu rất ít, và có không ít ý kiến không tiếp thu cũng không giải trình vì sao.
Dù không trực tiếp tham gia thì nghe tranh luận, theo đại biểu Tâm cũng là để khi bấm nút hiểu rõ cái điều mình bấm, để tránh tình trạng hiện nay “nhiều vấn đề khi bấm nút rất lơ mơ, băn khoăn lắm, rất là không yên tâm”.
Một trong những nội dung mà nhiều vị “rất không yên tâm”chính là dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đang được mổ xẻ.
Ngay khi đến lượt phát biểu, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch đã đề nghị để tất cả các đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu hết, không căn cứ vào thời gian.
Câu kết, ông tái đề nghị kéo dài chương trình họp để tất cả đại biểu có thể tham gia thảo luận sâu hơn.
Nhưng Quốc hội vẫn nghỉ lúc 11h30, khi màn hình còn hiển thị danh tính 15 vị đã đăng ký phát biểu.
Về lý, chương trình kỳ họp Quốc hội đã thông qua, thời gian dành cho thảo luận dự án Luật Tổ chức Quốc hội chỉ có vậy.
Nhưng, nếu không quá nặng về hành chính thì chủ tọa phiên họp hoàn toàn có thể xin ý kiến Quốc hội về việc có nên kéo dài thời gian thảo luận ngay trong sáng cùng ngày hay sẽ bố trí vào thời gian dự phòng của kỳ họp, một vị đại biểu nhìn nhận.
Bởi, cho dù gói gọn một phiên hay kéo dài đến một ngày tranh thảo luận cũng chỉ đủ thời gian cho khoảng vài chục vị đại biểu được bày tỏ chính kiến.
Nhưng theo phân tích của đại biểu Tâm thì những người không đăng đàn đã yên tâm hơn khi bấm nút, nếu đã được nghe trao đi đổi lại chứ không phải nghe những điều được chuẩn bị sẵn và không ít nội dung cứ lặp đi lặp lại.
Số lượng đại biểu đăng đàn ở mỗi phiên họp luôn là thiểu số. Nhưng Quốc hội quyết định theo đa số. Và đa số các vị đại biểu cho dân chắc chắn sẽ sáng suốt hơn nếu hoạt động trong một Quốc hội tranh luận.
Điều này, phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của Quốc hội, trong việc sửa luật của chính mình.