Google bỏ cuộc, Microsoft chần chừ
Giấc mơ hợp tác với Google tan vỡ, Yahoo! phải trả giá cho cái sự "làm giá" của mình với Microsoft
Giấc mơ hợp tác với Google tan vỡ, Yahoo! phải trả giá cho cái sự "làm giá" của mình với Microsoft.
Tám tháng trước, Tổng giám đốc Yahoo! Jerry Yang có cơ hội bán công ty cho Microsoft với giá 43 tỉ Đô la Mỹ. Thế nhưng, ông đã từ chối. Giờ đây, giá trị thị trường của Yahoo! còn chưa tới 18 tỉ Đô la...
Tuy vậy, Chủ tịch Yahoo!, ông Roy Bostock, nói rằng ban lãnh đạo công ty không có gì hối tiếc về việc này. “Chúng tôi đã phân tích mọi tình huống, cùng với các cố vấn từ các ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Lehman Brothers. Và chúng tôi quyết định rằng, mức giá ban đầu mà Microsoft đưa ra, 31 Đô la/cổ phiếu, đã không phản ánh đúng giá trị của Yahoo!,” ông Bostock nói.
Ông cũng cho biết thêm rằng, Yahoo! muốn bán với giá cao hơn song chính Microsoft là người hủy bỏ cuộc thương lượng.
Điều gì đang diễn ra tại Yahoo?
Nói thế nào đi nữa, vụ Yahoo! từ chối Microsoft vẫn bị giới quan sát cho là hành động “thiếu khôn ngoan” nhất trong lịch sử công nghệ, và nó buộc Jerry Yang phải cấp tốc chuyển sang phương án B để cứu vớt một công ty đang bệnh nặng.
Thật khó hình dung chính xác những gì đang diễn ra tại Yahoo! hôm nay. Doanh số vẫn nhích lên nhưng lợi nhuận thì giảm xuống. Các nhà quản trị lần lượt ra đi và mới đây Yahoo! công bố sẽ cắt giảm ít nhất 10% nhân sự.
Yahoo! vẫn hấp dẫn người sử dụng – trong tháng Tám đã có đến 141 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của Yahoo!, xếp thứ hai sau Google. Trên toàn cầu, Yahoo! xếp thứ ba, sau Google và Microsoft, theo số liệu của công ty nghiên cứu ComScore.
Tuy nhiên, nhìn vấn đề từ chiều sâu lịch sử, sẽ không khó khăn để nhận ra rằng Yahoo! đang trên đà xuống dốc còn Google thì đang lên.
Mười năm trước, Yahoo! thống trị thế giới Internet với doanh số năm 2000 vào khoảng 1,1 tỷ Đô la và tốc độ tăng trưởng bình quân 90% mỗi năm. Tại thời điểm ấy, doanh số của Google chỉ là 19 triệu Đô la. Đến năm 2005, Google vượt qua Yahoo! về doanh số và tiếp tục tăng tốc trong khi Yahoo! dừng lại rồi đi xuống.
Năm nay, theo dự báo của tập đoàn Stanford Group, doanh số của Google vào khoảng 22 tỷ Đô la, gấp ba mức 7,5 tỉ Đô la của Yahoo!. Quý 3 vừa qua, doanh số của Yahoo! là 1,79 tỷ Đô la, xấp xỉ mức 1,77 tỷ Đô la của quý 3 năm ngoái, nhưng lợi nhuận thì giảm xuống còn 54 triệu Đô la, bằng một phần ba mức 150 triệu Đô la của quý 3 năm ngoái.
Theo giới quản trị, Yahoo! hình như đang rơi vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan, những ý tưởng liên tiếp được đưa ra nhưng ý sau phủ định ý trước, công ty thiếu hẳn một tầm nhìn bao quát, một kế hoạch mang tính chiến lược. Và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, sự thiếu vắng này là một trong những yếu tố dẫn tới thất bại.
Cuộc “hôn phối” với Google không thành
Jerry Yang hy vọng rằng tài sản của Yahoo! tại châu Á, trị giá khoảng 10 tỉ Đô la hồi đầu năm 2008, sẽ đem lại lợi nhuận để mua AOL, nhưng kế hoạch này bất thành. Không nắm được AOL, Yahoo! không còn lợi thế để “nói chuyện tay đôi” với cả Microsoft và Google.
Đi tìm một kế hoạch mang tính chiến lược, từ tháng Năm năm nay, Jerry Yang đặt nhiều hy vọng vào dự án cộng tác với Google. Theo đó, Google sẽ đặt một số quảng cáo của khách hàng của mình vào những trang kết quả tìm kiếm của Yahoo!, đổi lại Google sẽ chia cho Yahoo! mỗi năm 450 triệu Đô la.
Kế hoạch cộng tác này đã chính thức tan vỡ ngày 5/11 vừa qua do Bộ Tư pháp Mỹ ngăn chặn trên cơ sở luật chống độc quyền kinh doanh.
Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm - công nghệ cho phép nhà quảng cáo đặt thông tin của mình bên cạnh các kết quả tìm kiếm dựa theo từ khóa - đã trở thành miếng bánh lớn nhất trong ngành kinh doanh quảng cáo trực tuyến, chiếm khoảng 41,8% tổng doanh số quảng cáo trực tuyến ở Mỹ, vào khoảng 10 tỷ Đô la, trong năm nay.
Google hưởng phần bánh lớn nhất của thị trường này, khoảng 73,5%, trong khi Yahoo! còn 13,3% và đang mất dần thị phần. Các công ty quảng cáo và các đối thủ cạnh tranh như Microsoft đã liên tục vận động Bộ Tư pháp Mỹ ngăn chặn sự cộng tác Yahoo!-Google vì cho rằng nó sẽ dẫn tới việc gia tăng độc quyền trên thị trường quảng cáo trực tuyến và làm chi phí quảng cáo tăng lên.
“Liên minh Google-Yahoo! sẽ kiểm soát 90% thị trường quảng cáo theo kết quả tìm kiếm và đó là điều không thể chấp nhận trong một xã hội cạnh tranh,” những người phản đối đã lập luận như vậy.
Google và Yahoo! đã nhượng bộ bằng cách rút ngắn thời gian cộng tác từ 10 năm xuống còn hai năm, cố định phần lợi nhuận mà Yahoo! được chia ở mức 450 triệu Đô la/năm song vẫn không lay chuyển được lập trường của chính quyền Mỹ. Không muốn lao vào một cuộc chiến pháp lý phiền phức và tốn kém, Google tuyên bố từ bỏ kế hoạch cộng tác với Yahoo! hôm 5-11 vừa qua bất chấp sự phản đối quyết liệt của ông Jerry Yang.
Không có khoản lợi nhuận chia sẻ từ Google, Yahoo! sẽ không đủ tiền để thực hiện một kế hoạch khác mà ông Jerry Yang ấp ủ từ lâu là mua lại đối thủ cạnh tranh American Online (AOL) từ tập đoàn truyền thông Time Warner.
Từ trước tới nay, Jerry Yang vẫn hy vọng rằng tài sản của Yahoo! tại châu Á, trị giá khoảng 10 tỷ Đô la hồi đầu năm 2008, sẽ đem lại lợi nhuận để tài trợ cho kế hoạch mua AOL, nhưng sự xuống dốc của thị trường chứng khoán và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã biến niềm hy vọng này thành ảo vọng. Không nắm được AOL, Yahoo! không còn lợi thế để “nói chuyện tay đôi” với cả Microsoft và Google.
Quay lại với Microsoft?
Giới quan sát hầu như đều nhất trí nhận định rằng, thất bại với Google sẽ đẩy Yahoo! vào vòng tay của Microsoft.
Và đúng như vậy, chỉ một ngày sau khi Google tuyên bố từ bỏ vụ hợp tác với Yahoo!, hôm 6/11, Jerry Yang nói rằng khả năng tốt nhất cho công ty của ông lúc này là sáp nhập với Microsoft và muốn tái tục cuộc thương lượng, thậm chí với mức giá thấp hơn mức mà Microsoft đưa ra hồi tháng Hai năm nay.
Mithras Capital, một cổ đông đang nắm giữ 1,9 triệu cổ phiếu Yahoo!, tương đương 0,19% vốn, cho biết Microsoft có thể trả giá khoảng 22 Đô la Mỹ cho mỗi cổ phiếu Yahoo! và đó là mức giá chấp nhận được. Hồi cuối tuần qua, trên thị trường chứng khoán Wall Street, cổ phiếu của Yahoo! được giao dịch ở mức 12,84 Đô la/cổ phiếu.
Vài hôm trước, Tổng giám đốc Microsoft, ông Steve Ballmer, có nói những lời bóng gió mà giới quan sát diễn dịch ra rằng ông ta vẫn quan tâm tới Yahoo!. Cổ phiếu của Yahoo! lập tức tăng giá nhưng ngay sau đó, Microsoft ra thông báo bác bỏ tin đồn suy diễn từ phát biểu của Ballmer.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích vẫn tin chắc rằng Microsoft thực sự muốn thâu tóm Yahoo! nhưng chỉ làm điều đó sau khi chính phủ mới của tân Tổng thống Barack Obama nhậm chức, vì không muốn dây dưa tới những thủ tục pháp lý rườm rà với chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống George Bush.
Chỉ một ngày sau khi Google tuyên bố từ bỏ vụ hợp tác với Yahoo!, Jerry Yang nói rằng khả năng tốt nhất cho Yahoo! lúc này là sáp nhập với Microsoft và muốn tái tục cuộc thương lượng, thậm chí với mức giá thấp hơn mức mà Microsoft đưa ra hồi tháng 2 năm nay.
“Không có công ty nào thật sự cần có Yahoo! như Microsoft; không mua được Yahoo!, Microsoft sẽ không thể tiến sâu vào lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến”, Sandeep Aggarwal, nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Collins Stewart, nhận định.
Có điều hãy còn quá sớm để dự báo rằng một thương vụ mới giữa Yahoo! và Microsoft có diễn ra hay không.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, sau những sai lầm về quản trị của Jerry Yang, Yahoo! không thể tiếp tục sắm vai một công ty độc lập mà phải sáp nhập vào một đại gia nào đó, Google hoặc Microsoft. Tuy vậy, “nuốt” được Yahoo! cũng không phải là chuyện dễ.
David Card, nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu Forrester, lưu ý rằng Yahoo! có một cộng đồng độc giả trực tuyến đông đảo và trung thành, và họ có thể thu hút quảng cáo tốt nhờ vào cơ sở độc giả đó mà không nhất thiết phải tăng tính cạnh tranh trong công nghệ tìm kiếm.
Vả lại, ngoài Google, không công ty Internet nào thành công bằng Yahoo! trong việc xây dựng những mạng xã hội, Internet di động và chia sẻ hình ảnh trực tuyến – những yếu tố cơ bản để thành công với tư cách một công ty truyền thông trực tuyến. “Microsoft không hẳn là ông chủ tốt.
Trong thời đại hiện nay, truyền thông tương tác với người tiêu dùng là cội nguồn cho mọi sáng tạo về công nghệ thông tin. Microsoft vừa không cạnh tranh nổi với Google trong công nghệ tìm kiếm, vừa không bằng Yahoo! trong công nghệ cổng thông tin điện tử (portal). Vì vậy, sáp nhập vào Microsoft chưa hẳn đã tốt cho Yahoo! mà chỉ tốt cho… Google, ông Card nói.
Xem ra, số phận của Yahoo! vẫn chưa được quyết định. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Jerry Yang vẫn tiếp tục điều hành công ty? Chủ tịch Yahoo! Roy Bostock trả lời: “Không ai hiểu biết công ty này hơn Jerry Yang. Jerry là người phù hợp nhất trong việc lãnh đạo Yahoo!”. Nhưng có lẽ đã đến lúc nhận định ấy của ông chủ tịch Yahoo! đã không còn chính xác nữa.
Huỳnh Hoa (TBVTSG)
Tám tháng trước, Tổng giám đốc Yahoo! Jerry Yang có cơ hội bán công ty cho Microsoft với giá 43 tỉ Đô la Mỹ. Thế nhưng, ông đã từ chối. Giờ đây, giá trị thị trường của Yahoo! còn chưa tới 18 tỉ Đô la...
Tuy vậy, Chủ tịch Yahoo!, ông Roy Bostock, nói rằng ban lãnh đạo công ty không có gì hối tiếc về việc này. “Chúng tôi đã phân tích mọi tình huống, cùng với các cố vấn từ các ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Lehman Brothers. Và chúng tôi quyết định rằng, mức giá ban đầu mà Microsoft đưa ra, 31 Đô la/cổ phiếu, đã không phản ánh đúng giá trị của Yahoo!,” ông Bostock nói.
Ông cũng cho biết thêm rằng, Yahoo! muốn bán với giá cao hơn song chính Microsoft là người hủy bỏ cuộc thương lượng.
Điều gì đang diễn ra tại Yahoo?
Nói thế nào đi nữa, vụ Yahoo! từ chối Microsoft vẫn bị giới quan sát cho là hành động “thiếu khôn ngoan” nhất trong lịch sử công nghệ, và nó buộc Jerry Yang phải cấp tốc chuyển sang phương án B để cứu vớt một công ty đang bệnh nặng.
Thật khó hình dung chính xác những gì đang diễn ra tại Yahoo! hôm nay. Doanh số vẫn nhích lên nhưng lợi nhuận thì giảm xuống. Các nhà quản trị lần lượt ra đi và mới đây Yahoo! công bố sẽ cắt giảm ít nhất 10% nhân sự.
Yahoo! vẫn hấp dẫn người sử dụng – trong tháng Tám đã có đến 141 triệu người Mỹ sử dụng dịch vụ của Yahoo!, xếp thứ hai sau Google. Trên toàn cầu, Yahoo! xếp thứ ba, sau Google và Microsoft, theo số liệu của công ty nghiên cứu ComScore.
Tuy nhiên, nhìn vấn đề từ chiều sâu lịch sử, sẽ không khó khăn để nhận ra rằng Yahoo! đang trên đà xuống dốc còn Google thì đang lên.
Mười năm trước, Yahoo! thống trị thế giới Internet với doanh số năm 2000 vào khoảng 1,1 tỷ Đô la và tốc độ tăng trưởng bình quân 90% mỗi năm. Tại thời điểm ấy, doanh số của Google chỉ là 19 triệu Đô la. Đến năm 2005, Google vượt qua Yahoo! về doanh số và tiếp tục tăng tốc trong khi Yahoo! dừng lại rồi đi xuống.
Năm nay, theo dự báo của tập đoàn Stanford Group, doanh số của Google vào khoảng 22 tỷ Đô la, gấp ba mức 7,5 tỉ Đô la của Yahoo!. Quý 3 vừa qua, doanh số của Yahoo! là 1,79 tỷ Đô la, xấp xỉ mức 1,77 tỷ Đô la của quý 3 năm ngoái, nhưng lợi nhuận thì giảm xuống còn 54 triệu Đô la, bằng một phần ba mức 150 triệu Đô la của quý 3 năm ngoái.
Theo giới quản trị, Yahoo! hình như đang rơi vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan, những ý tưởng liên tiếp được đưa ra nhưng ý sau phủ định ý trước, công ty thiếu hẳn một tầm nhìn bao quát, một kế hoạch mang tính chiến lược. Và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, sự thiếu vắng này là một trong những yếu tố dẫn tới thất bại.
Cuộc “hôn phối” với Google không thành
Jerry Yang hy vọng rằng tài sản của Yahoo! tại châu Á, trị giá khoảng 10 tỉ Đô la hồi đầu năm 2008, sẽ đem lại lợi nhuận để mua AOL, nhưng kế hoạch này bất thành. Không nắm được AOL, Yahoo! không còn lợi thế để “nói chuyện tay đôi” với cả Microsoft và Google.
Đi tìm một kế hoạch mang tính chiến lược, từ tháng Năm năm nay, Jerry Yang đặt nhiều hy vọng vào dự án cộng tác với Google. Theo đó, Google sẽ đặt một số quảng cáo của khách hàng của mình vào những trang kết quả tìm kiếm của Yahoo!, đổi lại Google sẽ chia cho Yahoo! mỗi năm 450 triệu Đô la.
Kế hoạch cộng tác này đã chính thức tan vỡ ngày 5/11 vừa qua do Bộ Tư pháp Mỹ ngăn chặn trên cơ sở luật chống độc quyền kinh doanh.
Theo công ty nghiên cứu thị trường eMarketer, quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm - công nghệ cho phép nhà quảng cáo đặt thông tin của mình bên cạnh các kết quả tìm kiếm dựa theo từ khóa - đã trở thành miếng bánh lớn nhất trong ngành kinh doanh quảng cáo trực tuyến, chiếm khoảng 41,8% tổng doanh số quảng cáo trực tuyến ở Mỹ, vào khoảng 10 tỷ Đô la, trong năm nay.
Google hưởng phần bánh lớn nhất của thị trường này, khoảng 73,5%, trong khi Yahoo! còn 13,3% và đang mất dần thị phần. Các công ty quảng cáo và các đối thủ cạnh tranh như Microsoft đã liên tục vận động Bộ Tư pháp Mỹ ngăn chặn sự cộng tác Yahoo!-Google vì cho rằng nó sẽ dẫn tới việc gia tăng độc quyền trên thị trường quảng cáo trực tuyến và làm chi phí quảng cáo tăng lên.
“Liên minh Google-Yahoo! sẽ kiểm soát 90% thị trường quảng cáo theo kết quả tìm kiếm và đó là điều không thể chấp nhận trong một xã hội cạnh tranh,” những người phản đối đã lập luận như vậy.
Google và Yahoo! đã nhượng bộ bằng cách rút ngắn thời gian cộng tác từ 10 năm xuống còn hai năm, cố định phần lợi nhuận mà Yahoo! được chia ở mức 450 triệu Đô la/năm song vẫn không lay chuyển được lập trường của chính quyền Mỹ. Không muốn lao vào một cuộc chiến pháp lý phiền phức và tốn kém, Google tuyên bố từ bỏ kế hoạch cộng tác với Yahoo! hôm 5-11 vừa qua bất chấp sự phản đối quyết liệt của ông Jerry Yang.
Không có khoản lợi nhuận chia sẻ từ Google, Yahoo! sẽ không đủ tiền để thực hiện một kế hoạch khác mà ông Jerry Yang ấp ủ từ lâu là mua lại đối thủ cạnh tranh American Online (AOL) từ tập đoàn truyền thông Time Warner.
Từ trước tới nay, Jerry Yang vẫn hy vọng rằng tài sản của Yahoo! tại châu Á, trị giá khoảng 10 tỷ Đô la hồi đầu năm 2008, sẽ đem lại lợi nhuận để tài trợ cho kế hoạch mua AOL, nhưng sự xuống dốc của thị trường chứng khoán và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã biến niềm hy vọng này thành ảo vọng. Không nắm được AOL, Yahoo! không còn lợi thế để “nói chuyện tay đôi” với cả Microsoft và Google.
Quay lại với Microsoft?
Giới quan sát hầu như đều nhất trí nhận định rằng, thất bại với Google sẽ đẩy Yahoo! vào vòng tay của Microsoft.
Và đúng như vậy, chỉ một ngày sau khi Google tuyên bố từ bỏ vụ hợp tác với Yahoo!, hôm 6/11, Jerry Yang nói rằng khả năng tốt nhất cho công ty của ông lúc này là sáp nhập với Microsoft và muốn tái tục cuộc thương lượng, thậm chí với mức giá thấp hơn mức mà Microsoft đưa ra hồi tháng Hai năm nay.
Mithras Capital, một cổ đông đang nắm giữ 1,9 triệu cổ phiếu Yahoo!, tương đương 0,19% vốn, cho biết Microsoft có thể trả giá khoảng 22 Đô la Mỹ cho mỗi cổ phiếu Yahoo! và đó là mức giá chấp nhận được. Hồi cuối tuần qua, trên thị trường chứng khoán Wall Street, cổ phiếu của Yahoo! được giao dịch ở mức 12,84 Đô la/cổ phiếu.
Vài hôm trước, Tổng giám đốc Microsoft, ông Steve Ballmer, có nói những lời bóng gió mà giới quan sát diễn dịch ra rằng ông ta vẫn quan tâm tới Yahoo!. Cổ phiếu của Yahoo! lập tức tăng giá nhưng ngay sau đó, Microsoft ra thông báo bác bỏ tin đồn suy diễn từ phát biểu của Ballmer.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích vẫn tin chắc rằng Microsoft thực sự muốn thâu tóm Yahoo! nhưng chỉ làm điều đó sau khi chính phủ mới của tân Tổng thống Barack Obama nhậm chức, vì không muốn dây dưa tới những thủ tục pháp lý rườm rà với chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống George Bush.
Chỉ một ngày sau khi Google tuyên bố từ bỏ vụ hợp tác với Yahoo!, Jerry Yang nói rằng khả năng tốt nhất cho Yahoo! lúc này là sáp nhập với Microsoft và muốn tái tục cuộc thương lượng, thậm chí với mức giá thấp hơn mức mà Microsoft đưa ra hồi tháng 2 năm nay.
“Không có công ty nào thật sự cần có Yahoo! như Microsoft; không mua được Yahoo!, Microsoft sẽ không thể tiến sâu vào lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến”, Sandeep Aggarwal, nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Collins Stewart, nhận định.
Có điều hãy còn quá sớm để dự báo rằng một thương vụ mới giữa Yahoo! và Microsoft có diễn ra hay không.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, sau những sai lầm về quản trị của Jerry Yang, Yahoo! không thể tiếp tục sắm vai một công ty độc lập mà phải sáp nhập vào một đại gia nào đó, Google hoặc Microsoft. Tuy vậy, “nuốt” được Yahoo! cũng không phải là chuyện dễ.
David Card, nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu Forrester, lưu ý rằng Yahoo! có một cộng đồng độc giả trực tuyến đông đảo và trung thành, và họ có thể thu hút quảng cáo tốt nhờ vào cơ sở độc giả đó mà không nhất thiết phải tăng tính cạnh tranh trong công nghệ tìm kiếm.
Vả lại, ngoài Google, không công ty Internet nào thành công bằng Yahoo! trong việc xây dựng những mạng xã hội, Internet di động và chia sẻ hình ảnh trực tuyến – những yếu tố cơ bản để thành công với tư cách một công ty truyền thông trực tuyến. “Microsoft không hẳn là ông chủ tốt.
Trong thời đại hiện nay, truyền thông tương tác với người tiêu dùng là cội nguồn cho mọi sáng tạo về công nghệ thông tin. Microsoft vừa không cạnh tranh nổi với Google trong công nghệ tìm kiếm, vừa không bằng Yahoo! trong công nghệ cổng thông tin điện tử (portal). Vì vậy, sáp nhập vào Microsoft chưa hẳn đã tốt cho Yahoo! mà chỉ tốt cho… Google, ông Card nói.
Xem ra, số phận của Yahoo! vẫn chưa được quyết định. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Jerry Yang vẫn tiếp tục điều hành công ty? Chủ tịch Yahoo! Roy Bostock trả lời: “Không ai hiểu biết công ty này hơn Jerry Yang. Jerry là người phù hợp nhất trong việc lãnh đạo Yahoo!”. Nhưng có lẽ đã đến lúc nhận định ấy của ông chủ tịch Yahoo! đã không còn chính xác nữa.
Huỳnh Hoa (TBVTSG)