“Khẩu chiến” Yahoo, Microsoft
Vụ sáp nhập giữa hai “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ thông tin này có lẽ “còn khướt” mới đến hồi ngã ngũ
Ngày 7/4, Yahoo một lần nữa từ chối mức giá “bán mình” cho Microsoft mà “đại gia” phần mềm này đề xuất từ hồi đầu tháng 2.
Cách đó đúng 2 ngày, CEO Steve Ballmer của Microsoft có gửi cho CEO Jerry Yang của Yahoo một “tối hậu thư” yêu cầu phải sớm có câu trả lời cuối cùng.
Căn cứ vào lời qua tiếng lại giữa hai bên, nhiều người cho rằng, vụ sáp nhập giữa hai “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ thông tin này có lẽ “còn khướt” mới đến hồi ngã ngũ. Một số khác lại khẳng định, Microsoft thế nào cũng có một “lối tắt” nào đó.
“Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại”
Hôm 5/4, trong một bức thư đầy “mùi đe dọa” gửi cho Yahoo, Ballmer ra điều kiện, Microsoft sẽ hạ thấp giá mua hoặc “thiết kế” một vụ lật đổ ban lãnh đạo của Yahoo nếu Yahoo không đồng ý mở cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên về vụ mua lại này trong vòng 3 tuần.
Trong lá thư đề đích danh người nhận là Ballmer gửi ngày 7/4, Yang tuyên bố, mức giá 31 USD/cổ phiếu mà Microsoft đề xuất hôm 1/2 vừa qua là quá “bèo” và Yahoo không có hứng mua bán gì với mức giá này.
Microsoft dự định trả cho Yahoo bằng tiền mặt và cổ phiếu, trong khi đó, cổ phiếu của Microsoft đã mất giá 10% kể từ khi bắt đầu đề xuất mua lại Yahoo, nên giá trị ban đầu 44,6 tỷ USD của vụ mua bán này hiện “co” lại chỉ còn 42,3 tỷ USD, tương đương hơn 29 USD/cổ phiếu.
Do đó, Jerry Yang viết: “Giá đề xuất của các ông hiện nay đã thấp hơn nhiều so với giá trị ban đầu”.
“Chúng tôi đã liên tục tung ra những sản phẩm mới và hành động để tăng cường quy mô, công nghệ, con người và các nền tảng của mình”, Jerry Yang nói thêm.
Còn trong thư trước, Ballmer viết: “Thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế nói chung đã đi xuống đáng kể. Do đó, chắc chắn là mức giá mà chúng tôi đưa ra trước đây có giá trị hơn trong bối cảnh hiện nay”.
Đáp trả lời đe dọa về một vụ thôn tính không hòa bình của Ballmer, Yang nói: “Chúng tôi cho rằng cách này của các ông sẽ phản tác dụng và hoàn toàn đi ngược với tôn chỉ mà các ông khẳng định bấy lâu về những cách thức giao dịch thân thiện.”
“Vũ khí” của Microsoft
Nhiều nhà quan sát cho rằng Yahoo “ngớ ngẩn” khi liên tục cự tuyệt Microsoft thời gian qua. Nhưng CEO Yang có lý do tuyệt vời để “làm mình làm mẩy”.
Việc một đại gia được đánh giá là trên tầm “chèo kéo” thời gian qua đã giúp giá cổ phiếu của Yahoo tăng mạnh. Kể từ ngày 1/2 đến nay, giá cổ phiếu của hãng này đã tăng thêm 44,42%, từ mức 19,18 USD/cổ phiếu lên mức 27,7 USD/cổ phiếu.
Ngược lại, việc các nhà đầu tư lo ngại về tương lai của Microsoft khi hãng này muốn “dính” vào một Yahoo làm ăn “bết bát” trong hai năm trở lại đây đã đẩy giá cổ phiếu của Microsoft mất giá 10%, từ chỗ 32,6 USD/cổ phiếu, xuống còn 29,16 USD/cổ phiếu.
Mặt khác, việc trì hoãn thỏa thuận cũng giúp Yahoo có thêm thời gian để tung ra những sản phẩm mới, giúp giá cổ phiếu càng tăng thêm, khiến mức giá đề xuất của Microsoft kém hấp dẫn hơn.
Hơn nữa, Yahoo cũng thừa biết mình có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược của Microsoft.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù hiện tại vẫn giữ thái độ “rắn”, nhưng Microsoft sớm muộn kiểu gì cũng phải “xuống thang” do có rất ít lựa chọn, nếu không muốn nói là không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc thâu tóm Yahoo để tăng cường lực lượng để cạnh tranh với Google.
Hiện Google chiếm thị phần xấp xỉ 70% trên thị trường tìm kiếm trên mạng, trong khi mức thị phần của Yahoo trên 21%, còn thị phần của Microsoft chỉ vào khoảng 9%.
Do đó, một số nhà phân tích dự báo, Microsoft có thể sẽ nâng giá đề nghị để mua Yahoo lên mức 34 USD/cổ phiếu.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ballmer vẫn còn có một thứ vũ khí tuyệt vời khác.
Nhiều cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn trong Microsoft cũng có trong tay không ít cổ phần của Yahoo, và Ballmer hoàn toàn có thể thuyết phục họ bán lại cổ phiếu cho Microsoft, giành quyền giải thể ban lãnh đạo hiện nay của Yahoo.
Một số chuyên gia cho biết, 18 trong số 25 cổ đông hàng đầu của Yahoo hiện nay có nhiều cổ phiếu Microsoft hơn cổ phiếu Yahoo. 18 cổ đông này hiện nắm tới 42% số cổ phiếu của Yahoo, và tính ra, tỷ lệ cổ phiếu của Microsoft so với Yahoo mà nhóm này nắm giữ là 4,4:1. Điều này đồng nghĩa với việc, khả năng họ hành động vì lợi ích của Microsoft, thay vì của Yahoo, là rất cao.
Cách đó đúng 2 ngày, CEO Steve Ballmer của Microsoft có gửi cho CEO Jerry Yang của Yahoo một “tối hậu thư” yêu cầu phải sớm có câu trả lời cuối cùng.
Căn cứ vào lời qua tiếng lại giữa hai bên, nhiều người cho rằng, vụ sáp nhập giữa hai “gã khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ thông tin này có lẽ “còn khướt” mới đến hồi ngã ngũ. Một số khác lại khẳng định, Microsoft thế nào cũng có một “lối tắt” nào đó.
“Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại”
Hôm 5/4, trong một bức thư đầy “mùi đe dọa” gửi cho Yahoo, Ballmer ra điều kiện, Microsoft sẽ hạ thấp giá mua hoặc “thiết kế” một vụ lật đổ ban lãnh đạo của Yahoo nếu Yahoo không đồng ý mở cuộc đàm phán chính thức giữa hai bên về vụ mua lại này trong vòng 3 tuần.
Trong lá thư đề đích danh người nhận là Ballmer gửi ngày 7/4, Yang tuyên bố, mức giá 31 USD/cổ phiếu mà Microsoft đề xuất hôm 1/2 vừa qua là quá “bèo” và Yahoo không có hứng mua bán gì với mức giá này.
Microsoft dự định trả cho Yahoo bằng tiền mặt và cổ phiếu, trong khi đó, cổ phiếu của Microsoft đã mất giá 10% kể từ khi bắt đầu đề xuất mua lại Yahoo, nên giá trị ban đầu 44,6 tỷ USD của vụ mua bán này hiện “co” lại chỉ còn 42,3 tỷ USD, tương đương hơn 29 USD/cổ phiếu.
Do đó, Jerry Yang viết: “Giá đề xuất của các ông hiện nay đã thấp hơn nhiều so với giá trị ban đầu”.
“Chúng tôi đã liên tục tung ra những sản phẩm mới và hành động để tăng cường quy mô, công nghệ, con người và các nền tảng của mình”, Jerry Yang nói thêm.
Còn trong thư trước, Ballmer viết: “Thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế nói chung đã đi xuống đáng kể. Do đó, chắc chắn là mức giá mà chúng tôi đưa ra trước đây có giá trị hơn trong bối cảnh hiện nay”.
Đáp trả lời đe dọa về một vụ thôn tính không hòa bình của Ballmer, Yang nói: “Chúng tôi cho rằng cách này của các ông sẽ phản tác dụng và hoàn toàn đi ngược với tôn chỉ mà các ông khẳng định bấy lâu về những cách thức giao dịch thân thiện.”
“Vũ khí” của Microsoft
Nhiều nhà quan sát cho rằng Yahoo “ngớ ngẩn” khi liên tục cự tuyệt Microsoft thời gian qua. Nhưng CEO Yang có lý do tuyệt vời để “làm mình làm mẩy”.
Việc một đại gia được đánh giá là trên tầm “chèo kéo” thời gian qua đã giúp giá cổ phiếu của Yahoo tăng mạnh. Kể từ ngày 1/2 đến nay, giá cổ phiếu của hãng này đã tăng thêm 44,42%, từ mức 19,18 USD/cổ phiếu lên mức 27,7 USD/cổ phiếu.
Ngược lại, việc các nhà đầu tư lo ngại về tương lai của Microsoft khi hãng này muốn “dính” vào một Yahoo làm ăn “bết bát” trong hai năm trở lại đây đã đẩy giá cổ phiếu của Microsoft mất giá 10%, từ chỗ 32,6 USD/cổ phiếu, xuống còn 29,16 USD/cổ phiếu.
Mặt khác, việc trì hoãn thỏa thuận cũng giúp Yahoo có thêm thời gian để tung ra những sản phẩm mới, giúp giá cổ phiếu càng tăng thêm, khiến mức giá đề xuất của Microsoft kém hấp dẫn hơn.
Hơn nữa, Yahoo cũng thừa biết mình có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược của Microsoft.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù hiện tại vẫn giữ thái độ “rắn”, nhưng Microsoft sớm muộn kiểu gì cũng phải “xuống thang” do có rất ít lựa chọn, nếu không muốn nói là không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc thâu tóm Yahoo để tăng cường lực lượng để cạnh tranh với Google.
Hiện Google chiếm thị phần xấp xỉ 70% trên thị trường tìm kiếm trên mạng, trong khi mức thị phần của Yahoo trên 21%, còn thị phần của Microsoft chỉ vào khoảng 9%.
Do đó, một số nhà phân tích dự báo, Microsoft có thể sẽ nâng giá đề nghị để mua Yahoo lên mức 34 USD/cổ phiếu.
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Ballmer vẫn còn có một thứ vũ khí tuyệt vời khác.
Nhiều cổ đông nắm giữ lượng cổ phần lớn trong Microsoft cũng có trong tay không ít cổ phần của Yahoo, và Ballmer hoàn toàn có thể thuyết phục họ bán lại cổ phiếu cho Microsoft, giành quyền giải thể ban lãnh đạo hiện nay của Yahoo.
Một số chuyên gia cho biết, 18 trong số 25 cổ đông hàng đầu của Yahoo hiện nay có nhiều cổ phiếu Microsoft hơn cổ phiếu Yahoo. 18 cổ đông này hiện nắm tới 42% số cổ phiếu của Yahoo, và tính ra, tỷ lệ cổ phiếu của Microsoft so với Yahoo mà nhóm này nắm giữ là 4,4:1. Điều này đồng nghĩa với việc, khả năng họ hành động vì lợi ích của Microsoft, thay vì của Yahoo, là rất cao.