Microsoft + Yahoo = ?
Đề xuất mua lại Yahoo giống như sự thừa nhận của Microsoft rằng họ đã thất bại trong cuộc chiến của chính họ với Google
Những ngày qua, cả thế giới “choáng” trước thông tin Microsoft đưa ra đề nghị mua lại Yahoo với mức giá 44,6 tỷ USD.
Đây được coi là một nỗ lực lớn của Microsoft trong cuộc “tổng phản công” nhằm vào “kẻ thù không đội trời chung” Google trong lĩnh vực quảng cáo và tìm kiếm trên mạng.
Thực ra, trong cả năm 2006 và đầu năm 2007, Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer của Microsoft đã liên tục đề xuất ý tưởng “phối hợp lực lượng” trong cuộc chiến chống lại “gã khổng lồ” Google. Do đó, dường như cuộc điện thoại hôm 31/1 vừa qua không phải là điều gì quá bất ngờ đối với Chủ tịch kiêm người đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang.
Tháng 2 năm ngoái, Yang đã viết thư cho Ballmer, nói rằng: “Bây giờ chưa phải là lúc để thảo luận về vấn đề sáp nhập giữa Yahoo và Google”. Đúng năm sau đó, Ballmer lại gọi điện cho Yang và khẳng định, đây đã là thời điểm phù hợp. Và mức giá 44,6 tỷ USD quả là một mức giá hấp dẫn khó cưỡng lại, vì cao hơn giá trị thị trường hiện tại của Yahoo tới 62%.
Hiện Yahoo mới chỉ cho biết, hội đồng quản trị của tập đoàn sẽ đánh giá đề nghị này thật kỹ lưỡng và nhanh chóng, nhưng phần lớn các nhà quan sát đều tin rằng, với số tiền 45 tỷ USD - một khoản được coi là “tiền lẻ” trong “ví” của Microsoft - “đại gia” này chắc chắn sẽ khiến không ai có thể trả giá cao hơn và chắc chắn Yahoo phải gật đầu.
Những thuận lợi…
Điều này gần như đồng nghĩa với sự hợp nhất của hai cái tên lớn trong lĩnh vực công nghệ, hai cái tên với các sản phẩm mà lượng người truy cập lên tới hàng trăm triệu mỗi ngày. Hiện lượng người đăng ký sử dụng các dịch vụ của Yahoo, như e-mail, nghe nhạc, chia sẻ hình ảnh… đã lên tới hơn 400 triệu người.
Nếu mọi cái diễn ra đúng như dự kiến của Microsoft, tập đoàn này sẽ có được chiến lợi phẩm Yahoo trước khi vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ bước chân vào Nhà Trắng.
Nhân tố thúc đẩy việc Microsoft đề xuất mua lại Yahoo không gì khác chính là thành công vang dội của Google trong những năm qua. Điều này được thể hiện của thị phần áp đảo của Google trên thị trường quảng cáo trực tuyến hiện có mức doanh thu khoảng 40 tỷ USD mỗi năm và được dự kiến là sẽ tăng gấp đôi trong vòng 2 năm tới.
Vị trí thống lĩnh của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng (cứ 6 trong 10 lệnh tìm kiếm trên mạng là được thực hiện trên Google) dựa trên sự kết hợp của công nghệ “đỉnh” và giao diện dễ sử dụng. Bởi thế, đề xuất sáp nhập của Microsoft được coi là cơ hội cuối cùng để “ngáng chân” Google.
Nhưng đây không phải là trường hợp của hai công ty đang “lao đao” phải hợp lực lại với nhau để chống lại một “kẻ bắt nạt”. Bằng cách tiếp quản Yahoo, Microsoft sẽ ngay lập tức trở thành đại gia dịch vụ trực tuyến lớn nhất, với khả năng mở rộng tầm với của các sản phẩm khác, trong đó bao gồm của những ứng dụng tổ hợp chạy trên Internet thay vì trên máy tính và được coi là tương lai của ngành phần mềm.
Trong hơn một thập kỷ qua, Microsoft đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm trên Internet, nhưng vẫn chưa thu lời, mà thay vào đó vẫn chịu lỗ. Trong năm 2007, Microsoft đã lỗ 700 triệu USD vào mảng sản phẩm này, trong khi Yahoo thu lời tới hơn 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, bù lại Microsoft đã nắm vị trí dẫn đầu ở nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến và giảm bớt những khoản thu lỗ này. Thống kê cho thấy, Microsoft hiện nắm vị trí thứ 2 tại Mỹ ở lĩnh vực front page – một loại trang web dẫn người sử dụng trực tiếp tới các trang được yêu thích khác. Hiện thị phần của Microsoft trong lĩnh vực này là 15%.
Nếu được bổ sung thêm thị phần của Yahoo, con số này sẽ lên đến mức 87%. Trong lĩnh vực email, nếu có Yahoo trong tay, thị phần của Microsoft sẽ tăng từ mức 25% hiện nay lên 80%, so với thị phần 5% của Gmail của Google.
…và khó khăn
Những lợi thế này có thể sẽ dẫn tới những vấn đề về pháp lý. Nhiều chuyên gia cho rằng Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ cũng như các cơ quan chức năng của châu Âu sẽ sớm “sờ gáy” Yahoo và Microsoft nếu thỏa thuận này được tiến hành. Về phần mình, Microsoft tuyên bố, thỏa thuận giữa hai bên sẽ nhận được tất cả những chứng nhận pháp lý cần thiết.
Đây thực sự là một lời tuyên bố khá táo bạo của Microsoft vì tập đoàn này đã từng thua kiện trong một vụ kiện chống độc quyền khá lớn được khởi kiện năm 1998 về sự độc quyền đối với sản phẩm hệ điều hành. Tòa án Liên bang Mỹ mới đây đã ra hạn việc giám sát đối với Microsoft đến tận tháng 11/2009. Tuy nhiên, luật sư trưởng của Microsoft thì lạc quan nhận định, mọi người sẽ thấy rằng, việc sáp nhập giữa Microsoft và Yahoo sẽ đem đến cho các khách hàng quảng cáo một sự lựa chọn khác ngoài Google.
Tuy nhiên, vẫn chưa có gì để đảm bảo rằng, những nỗ lực phối hợp giữa Microsoft và Yahoo trong lĩnh vực tìm kiếm sẽ khiến họ mạnh hơn trong cuộc chiến chống lại Google so với việc họ “chiến đấu” riêng rẽ. Trong nhiều năm qua, cả Microsoft và Yahoo đã đều nỗ lực hết sức để cải tiến các công cụ tìm kiếm và quảng cáo dựa trên tìm kiếm của mình. Cả hai cùng một mực khẳng định rằng, các kết quả tìm kiếm mà công cụ của họ cung cấp chẳng kém cạnh gì Google và liên tục đưa ra những nghiên cứu để chứng minh cho những lời khẳng định này.
Nhưng Google thì vẫn cứ đi đầu. Rõ ràng là cả Microsoft và Google đều đang thiếu những bộ óc để đưa họ vượt qua Google. Vậy thì việc hai tập đoàn này phối hợp với nhau đâu có hiệu quả gì? Trong ngắn hạn, việc kết hợp hai bộ phận tìm kiếm sẽ là một việc làm không hề dễ mà lại tốn khá nhiều thời gian. Microsoft cho rằng, việc hãng mới đây mua lại công ty quảng cáo aQuantive và công ty công nghệ nhận diện giọng nói Tellme sẽ giúp hãng có thể dễ dàng tích hợp bất kỳ một “người ngoài” nào khác.
Nhưng việc tính hợp Yahoo thì rõ ràng là không đơn giản như vậy. Sự thật là công cụ tìm kiếm kết hợp của Yahoo và Microsoft có thể sẽ có ưu thế nhờ trung tâm dữ liệu mạnh hơn và hiệu quả hơn, nhưng chỉ đơn thuần như vậy thì chưa hẳn là đã có thể thu hút lượng truy cập lớn hơn. Dĩ nhiên, điều mà khách hàng lo ngại là việc kết hợp sẽ đồng nghĩa với ít lựa chọn hơn cho họ, vì hai công cụ tìm kiếm đứng thứ hai và thứ ba sau Google sẽ trở thành một công cụ duy nhất.
Câu chuyện buồn?
Theo lời của CEO Ballmer, việc mua lại Yahoo sẽ là một cột mốc lớn trong lịch sử của Microsoft. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, đề xuất mua lại này là một “câu chuyện buồn”, vì nó giống như sự thừa nhận của Microsoft rằng họ đã thất bại trong cuộc chiến của chính họ với Google. Nhưng phần đáng buồn nhất của câu chuyện phải là số phận của Yahoo, “người hùng” từng một thời được coi là câu chuyện thần kỳ của kỷ nguyên Internet.
Vào năm 1994, trong đầu hai sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford là Jerry Yang và David Filo ý tưởng về việc phân loại một số lượng bùng nổ các trang web và Yahoo ra đời từ đó. Ban đầu, Yahoo được đầu tư số tiền 1 triệu USD và là một trong những trang web đầu tiên cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến.
Năm 1996, Yahoo lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng và trở thành một trong những công ty Internet có đợt IPO lớn nhất. Ở vào thời kỳ hoàng kim, giá trị thị trường của Yahoo đạt 100 tỷ USD. Có lúc, Yahoo đã sử dụng công nghệ tìm kiếm của chính Sergey và Larry, hai sinh viên cũng tốt nghiệp Đại học Stanford, và là những người đồng sáng lập… Google.
Khi gặp khó khăn thời “hậu bong bóng công nghệ”, Yahoo đã thuê Terry Semel, một nhà làm phim ở Hollywood về làm Giám đốc điều hành. Vị CEO này đã giúp Yahoo tăng lượng truy cập nhưng vẫn chưa thể vượt lên trước Google. Sau đó, Semel lại rời Yahoo và Yang trở lại với ghế CEO. Đầu năm ngoái, Yang cam kết sẽ “đại cải tổ” lại Yahoo, nhưng kết quả kinh doanh được công bố mới đây của tập đoàn quá ảm đạm, khiến giá cổ phiếu tụt dốc mạnh mẽ.
Và Microsoft đã coi đây là cơ hội tuyệt vời để tiến hành trở lại những nỗ lực để có được “kho báu” Yahoo.
(Theo Newsweek)
Đây được coi là một nỗ lực lớn của Microsoft trong cuộc “tổng phản công” nhằm vào “kẻ thù không đội trời chung” Google trong lĩnh vực quảng cáo và tìm kiếm trên mạng.
Thực ra, trong cả năm 2006 và đầu năm 2007, Giám đốc điều hành (CEO) Steve Ballmer của Microsoft đã liên tục đề xuất ý tưởng “phối hợp lực lượng” trong cuộc chiến chống lại “gã khổng lồ” Google. Do đó, dường như cuộc điện thoại hôm 31/1 vừa qua không phải là điều gì quá bất ngờ đối với Chủ tịch kiêm người đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang.
Tháng 2 năm ngoái, Yang đã viết thư cho Ballmer, nói rằng: “Bây giờ chưa phải là lúc để thảo luận về vấn đề sáp nhập giữa Yahoo và Google”. Đúng năm sau đó, Ballmer lại gọi điện cho Yang và khẳng định, đây đã là thời điểm phù hợp. Và mức giá 44,6 tỷ USD quả là một mức giá hấp dẫn khó cưỡng lại, vì cao hơn giá trị thị trường hiện tại của Yahoo tới 62%.
Hiện Yahoo mới chỉ cho biết, hội đồng quản trị của tập đoàn sẽ đánh giá đề nghị này thật kỹ lưỡng và nhanh chóng, nhưng phần lớn các nhà quan sát đều tin rằng, với số tiền 45 tỷ USD - một khoản được coi là “tiền lẻ” trong “ví” của Microsoft - “đại gia” này chắc chắn sẽ khiến không ai có thể trả giá cao hơn và chắc chắn Yahoo phải gật đầu.
Những thuận lợi…
Điều này gần như đồng nghĩa với sự hợp nhất của hai cái tên lớn trong lĩnh vực công nghệ, hai cái tên với các sản phẩm mà lượng người truy cập lên tới hàng trăm triệu mỗi ngày. Hiện lượng người đăng ký sử dụng các dịch vụ của Yahoo, như e-mail, nghe nhạc, chia sẻ hình ảnh… đã lên tới hơn 400 triệu người.
Nếu mọi cái diễn ra đúng như dự kiến của Microsoft, tập đoàn này sẽ có được chiến lợi phẩm Yahoo trước khi vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ bước chân vào Nhà Trắng.
Nhân tố thúc đẩy việc Microsoft đề xuất mua lại Yahoo không gì khác chính là thành công vang dội của Google trong những năm qua. Điều này được thể hiện của thị phần áp đảo của Google trên thị trường quảng cáo trực tuyến hiện có mức doanh thu khoảng 40 tỷ USD mỗi năm và được dự kiến là sẽ tăng gấp đôi trong vòng 2 năm tới.
Vị trí thống lĩnh của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên mạng (cứ 6 trong 10 lệnh tìm kiếm trên mạng là được thực hiện trên Google) dựa trên sự kết hợp của công nghệ “đỉnh” và giao diện dễ sử dụng. Bởi thế, đề xuất sáp nhập của Microsoft được coi là cơ hội cuối cùng để “ngáng chân” Google.
Nhưng đây không phải là trường hợp của hai công ty đang “lao đao” phải hợp lực lại với nhau để chống lại một “kẻ bắt nạt”. Bằng cách tiếp quản Yahoo, Microsoft sẽ ngay lập tức trở thành đại gia dịch vụ trực tuyến lớn nhất, với khả năng mở rộng tầm với của các sản phẩm khác, trong đó bao gồm của những ứng dụng tổ hợp chạy trên Internet thay vì trên máy tính và được coi là tương lai của ngành phần mềm.
Trong hơn một thập kỷ qua, Microsoft đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm trên Internet, nhưng vẫn chưa thu lời, mà thay vào đó vẫn chịu lỗ. Trong năm 2007, Microsoft đã lỗ 700 triệu USD vào mảng sản phẩm này, trong khi Yahoo thu lời tới hơn 4 tỷ USD.
Tuy nhiên, bù lại Microsoft đã nắm vị trí dẫn đầu ở nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến và giảm bớt những khoản thu lỗ này. Thống kê cho thấy, Microsoft hiện nắm vị trí thứ 2 tại Mỹ ở lĩnh vực front page – một loại trang web dẫn người sử dụng trực tiếp tới các trang được yêu thích khác. Hiện thị phần của Microsoft trong lĩnh vực này là 15%.
Nếu được bổ sung thêm thị phần của Yahoo, con số này sẽ lên đến mức 87%. Trong lĩnh vực email, nếu có Yahoo trong tay, thị phần của Microsoft sẽ tăng từ mức 25% hiện nay lên 80%, so với thị phần 5% của Gmail của Google.
…và khó khăn
Những lợi thế này có thể sẽ dẫn tới những vấn đề về pháp lý. Nhiều chuyên gia cho rằng Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ và Bộ Tư pháp Mỹ cũng như các cơ quan chức năng của châu Âu sẽ sớm “sờ gáy” Yahoo và Microsoft nếu thỏa thuận này được tiến hành. Về phần mình, Microsoft tuyên bố, thỏa thuận giữa hai bên sẽ nhận được tất cả những chứng nhận pháp lý cần thiết.
Đây thực sự là một lời tuyên bố khá táo bạo của Microsoft vì tập đoàn này đã từng thua kiện trong một vụ kiện chống độc quyền khá lớn được khởi kiện năm 1998 về sự độc quyền đối với sản phẩm hệ điều hành. Tòa án Liên bang Mỹ mới đây đã ra hạn việc giám sát đối với Microsoft đến tận tháng 11/2009. Tuy nhiên, luật sư trưởng của Microsoft thì lạc quan nhận định, mọi người sẽ thấy rằng, việc sáp nhập giữa Microsoft và Yahoo sẽ đem đến cho các khách hàng quảng cáo một sự lựa chọn khác ngoài Google.
Tuy nhiên, vẫn chưa có gì để đảm bảo rằng, những nỗ lực phối hợp giữa Microsoft và Yahoo trong lĩnh vực tìm kiếm sẽ khiến họ mạnh hơn trong cuộc chiến chống lại Google so với việc họ “chiến đấu” riêng rẽ. Trong nhiều năm qua, cả Microsoft và Yahoo đã đều nỗ lực hết sức để cải tiến các công cụ tìm kiếm và quảng cáo dựa trên tìm kiếm của mình. Cả hai cùng một mực khẳng định rằng, các kết quả tìm kiếm mà công cụ của họ cung cấp chẳng kém cạnh gì Google và liên tục đưa ra những nghiên cứu để chứng minh cho những lời khẳng định này.
Nhưng Google thì vẫn cứ đi đầu. Rõ ràng là cả Microsoft và Google đều đang thiếu những bộ óc để đưa họ vượt qua Google. Vậy thì việc hai tập đoàn này phối hợp với nhau đâu có hiệu quả gì? Trong ngắn hạn, việc kết hợp hai bộ phận tìm kiếm sẽ là một việc làm không hề dễ mà lại tốn khá nhiều thời gian. Microsoft cho rằng, việc hãng mới đây mua lại công ty quảng cáo aQuantive và công ty công nghệ nhận diện giọng nói Tellme sẽ giúp hãng có thể dễ dàng tích hợp bất kỳ một “người ngoài” nào khác.
Nhưng việc tính hợp Yahoo thì rõ ràng là không đơn giản như vậy. Sự thật là công cụ tìm kiếm kết hợp của Yahoo và Microsoft có thể sẽ có ưu thế nhờ trung tâm dữ liệu mạnh hơn và hiệu quả hơn, nhưng chỉ đơn thuần như vậy thì chưa hẳn là đã có thể thu hút lượng truy cập lớn hơn. Dĩ nhiên, điều mà khách hàng lo ngại là việc kết hợp sẽ đồng nghĩa với ít lựa chọn hơn cho họ, vì hai công cụ tìm kiếm đứng thứ hai và thứ ba sau Google sẽ trở thành một công cụ duy nhất.
Câu chuyện buồn?
Theo lời của CEO Ballmer, việc mua lại Yahoo sẽ là một cột mốc lớn trong lịch sử của Microsoft. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, đề xuất mua lại này là một “câu chuyện buồn”, vì nó giống như sự thừa nhận của Microsoft rằng họ đã thất bại trong cuộc chiến của chính họ với Google. Nhưng phần đáng buồn nhất của câu chuyện phải là số phận của Yahoo, “người hùng” từng một thời được coi là câu chuyện thần kỳ của kỷ nguyên Internet.
Vào năm 1994, trong đầu hai sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford là Jerry Yang và David Filo ý tưởng về việc phân loại một số lượng bùng nổ các trang web và Yahoo ra đời từ đó. Ban đầu, Yahoo được đầu tư số tiền 1 triệu USD và là một trong những trang web đầu tiên cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến.
Năm 1996, Yahoo lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng và trở thành một trong những công ty Internet có đợt IPO lớn nhất. Ở vào thời kỳ hoàng kim, giá trị thị trường của Yahoo đạt 100 tỷ USD. Có lúc, Yahoo đã sử dụng công nghệ tìm kiếm của chính Sergey và Larry, hai sinh viên cũng tốt nghiệp Đại học Stanford, và là những người đồng sáng lập… Google.
Khi gặp khó khăn thời “hậu bong bóng công nghệ”, Yahoo đã thuê Terry Semel, một nhà làm phim ở Hollywood về làm Giám đốc điều hành. Vị CEO này đã giúp Yahoo tăng lượng truy cập nhưng vẫn chưa thể vượt lên trước Google. Sau đó, Semel lại rời Yahoo và Yang trở lại với ghế CEO. Đầu năm ngoái, Yang cam kết sẽ “đại cải tổ” lại Yahoo, nhưng kết quả kinh doanh được công bố mới đây của tập đoàn quá ảm đạm, khiến giá cổ phiếu tụt dốc mạnh mẽ.
Và Microsoft đã coi đây là cơ hội tuyệt vời để tiến hành trở lại những nỗ lực để có được “kho báu” Yahoo.
(Theo Newsweek)