Hà Nội khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu Hà Nội thực hiện thí điểm khởi kiện doanh nghiệp cố tình chây ỳ bảo hiểm xã hội ra toà
Hà Nội hiện là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về nợ đọng bảo hiểm xã hội. Tính đến 30/8, qua thống kê có tới 1.800 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội 6 tháng trở lên, với số tiền nợ đọng lên tới 256 tỷ đồng; trong đó có 79 đơn vị nợbảo hiểm xã hội từ một tỷ đồng trở lên.
Đơn vị nợ nhiều nhất là 9 tỷ và đơn vị nợ kéo dài nhất là 51 tháng. Tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài được các doanh nghiệp bào chữa bằng nhiều lý do nhưng rõ ràng quyền lợi chính đáng của người lao động đã bị xâm phạm. Vì vậy, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu Hà Nội thực hiện thí điểm khởi kiện doanh nghiệp cố tình chây ỳ bảo hiểm xã hội ra toà.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Mai, Giám đốc bảo hiểm xã hội Hà Nội, có không ít doanh nghiệp trong số 22 nghìn đơn vị đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội chậm đóng, nợ đọng kéo dài, vi phạm Luật bảo hiểm xã hội. Một số doanh nghiệp còn lách luật, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, hoặc cố tình chậm nộp bảo hiểm xã hội để tận dụng vốn kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người lao động.
Nợ đọng tiền tỷ
Điểm mặt những doanh nghiệp trong “danh sách đen” của bảo hiểm xã hội Hà Nội, có Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai đang mang món nợ lên tới 3,7 tỷ đồng. Đây cũng là công ty có số nợ bảo hiểm xã hội lớn nhất quận Hai Bà Trưng.
Tại quận Cầu Giấy, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường, mới sáp nhập về Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ hoá học, dẫn đầu danh sách nợ đọng bảo hiểm xã hội. Số nợ kéo dài tới 30 tháng, với số tiền nợ 370 triệu đồng.
Ông Giám đốc Nguyễn Xuân Nguyên cho biết, Trung tâm là cơ quan khoa học, làm công tác tư vấn, không được ngân sách cấp vốn, cũng không được vay vốn ngân hàng, đơn vị tự tìm kiếm việc làm, tự trả lương cho người lao động.
Ông Nguyên thừa nhận, do quản lý không chặt, nhiều đơn vị trực thuộc đã không chuyển tiền về trung tâm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nhiều lao động đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác nhưng không báo giảm lao động. Cho đến thời điểm sáp nhập, tháng 5-2009, mặc dù chỉ còn 21 lao động làm việc, nhưng Trung tâm nợ bảo hiểm xã hội trên 370 triệu đồng.
Trước tình trạng này, bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã đến đơn vị kiểm tra, lập biên bản đồng thời phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố thành lập đoàn thanh tra liên ngành xử phạt hành chính các đơn vị vi phạm Luật bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Từ năm 2004 đến tháng 9/2009, bảo hiểm xã hộiHà Nội đã tổ chức 886 cuộc kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, yêu cầu truy đóng bảo hiểm xã hội cho trên 4.000 lao động, truy thu hàng trăm triệu đồng và yêu cầu nộp toàn bộ số nợ về tài khoản của bảo hiểm xã hội.
Biện pháp nào để thu hồi?
Theo bà Nguyễn Thị Phương Mai, Giám đốc bảo hiểm xã hội Hà Nội, qua thực tế cho thấy, muốn thực hiện nghiêm Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người lao động cần thiết phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn theo luật định. Đó là khởi kiện ra toà các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp cố tình vi phạm.
Trong khi lực lượng thanh tra lao động còn mỏng, cả nước chỉ có 284 người, trong đó chỉ có 90 thanh tra chính sách lao động. Theo tính toán, hiện chưa đủ 1 người làm thanh tra bảo hiểm xã hội cùng với các hình thức xử phạt hành chính còn nhiều điểm hạn chế thì việc khởi kiện ra toà là biện pháp đang được bảo hiểm xã hội Việt Nam gợi ý để các địa phương thực hiện.
Ông Lê Quyết Thắng, Trưởng Ban Kiểm tra bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: Khởi kiện ra toà là bước đường cùng nhưng hiện tại đang là biện pháp khả thi. Tp.HCM là địa phương đầu tiên đưa doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lớn ra toà và đã có tín hiệu tích cực.
Năm 2008 có 8 doanh nghiệp bị đưa ra toà thì ngay sau đó đã có 4 doanh nghiệp nộp tiền nợ ngay. Năm nay. Tp.HCM dự kiến đưa tiếp 93 doanh nghiệp ra toà. Đến thời điểm này, đã có 9 đơn vị nộp tiền, 26 đơn vị khác đang khắc phục dần. Tỷ lệ nợ đọng giảm rõ rệt. Trong 6 tháng đầu năm 2009, đã có 5 địa phương phía Nam áp dụng biện pháp khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.
Để đảm bảo khởi kiện ra toà các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội đúng trình tự theo quy định của pháp luật, bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa tiến hành hội nghị tập huấn cho giám đốcbảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã; thanh tra lao động, y tế, chuẩn bị thí điểm đưa một số doanh nghiệp ra toà, buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình với người lao động.
Đơn vị nợ nhiều nhất là 9 tỷ và đơn vị nợ kéo dài nhất là 51 tháng. Tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài được các doanh nghiệp bào chữa bằng nhiều lý do nhưng rõ ràng quyền lợi chính đáng của người lao động đã bị xâm phạm. Vì vậy, bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu Hà Nội thực hiện thí điểm khởi kiện doanh nghiệp cố tình chây ỳ bảo hiểm xã hội ra toà.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Mai, Giám đốc bảo hiểm xã hội Hà Nội, có không ít doanh nghiệp trong số 22 nghìn đơn vị đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Hà Nội chậm đóng, nợ đọng kéo dài, vi phạm Luật bảo hiểm xã hội. Một số doanh nghiệp còn lách luật, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, hoặc cố tình chậm nộp bảo hiểm xã hội để tận dụng vốn kinh doanh, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người lao động.
Nợ đọng tiền tỷ
Điểm mặt những doanh nghiệp trong “danh sách đen” của bảo hiểm xã hội Hà Nội, có Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Minh Khai đang mang món nợ lên tới 3,7 tỷ đồng. Đây cũng là công ty có số nợ bảo hiểm xã hội lớn nhất quận Hai Bà Trưng.
Tại quận Cầu Giấy, Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ nước sạch và môi trường, mới sáp nhập về Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ hoá học, dẫn đầu danh sách nợ đọng bảo hiểm xã hội. Số nợ kéo dài tới 30 tháng, với số tiền nợ 370 triệu đồng.
Ông Giám đốc Nguyễn Xuân Nguyên cho biết, Trung tâm là cơ quan khoa học, làm công tác tư vấn, không được ngân sách cấp vốn, cũng không được vay vốn ngân hàng, đơn vị tự tìm kiếm việc làm, tự trả lương cho người lao động.
Ông Nguyên thừa nhận, do quản lý không chặt, nhiều đơn vị trực thuộc đã không chuyển tiền về trung tâm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nhiều lao động đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác nhưng không báo giảm lao động. Cho đến thời điểm sáp nhập, tháng 5-2009, mặc dù chỉ còn 21 lao động làm việc, nhưng Trung tâm nợ bảo hiểm xã hội trên 370 triệu đồng.
Trước tình trạng này, bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã chỉ đạo bảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã đến đơn vị kiểm tra, lập biên bản đồng thời phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố thành lập đoàn thanh tra liên ngành xử phạt hành chính các đơn vị vi phạm Luật bảo hiểm xã hội, nợ đọng bảo hiểm xã hội, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Từ năm 2004 đến tháng 9/2009, bảo hiểm xã hộiHà Nội đã tổ chức 886 cuộc kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, yêu cầu truy đóng bảo hiểm xã hội cho trên 4.000 lao động, truy thu hàng trăm triệu đồng và yêu cầu nộp toàn bộ số nợ về tài khoản của bảo hiểm xã hội.
Biện pháp nào để thu hồi?
Theo bà Nguyễn Thị Phương Mai, Giám đốc bảo hiểm xã hội Hà Nội, qua thực tế cho thấy, muốn thực hiện nghiêm Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người lao động cần thiết phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn theo luật định. Đó là khởi kiện ra toà các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp cố tình vi phạm.
Trong khi lực lượng thanh tra lao động còn mỏng, cả nước chỉ có 284 người, trong đó chỉ có 90 thanh tra chính sách lao động. Theo tính toán, hiện chưa đủ 1 người làm thanh tra bảo hiểm xã hội cùng với các hình thức xử phạt hành chính còn nhiều điểm hạn chế thì việc khởi kiện ra toà là biện pháp đang được bảo hiểm xã hội Việt Nam gợi ý để các địa phương thực hiện.
Ông Lê Quyết Thắng, Trưởng Ban Kiểm tra bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: Khởi kiện ra toà là bước đường cùng nhưng hiện tại đang là biện pháp khả thi. Tp.HCM là địa phương đầu tiên đưa doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội lớn ra toà và đã có tín hiệu tích cực.
Năm 2008 có 8 doanh nghiệp bị đưa ra toà thì ngay sau đó đã có 4 doanh nghiệp nộp tiền nợ ngay. Năm nay. Tp.HCM dự kiến đưa tiếp 93 doanh nghiệp ra toà. Đến thời điểm này, đã có 9 đơn vị nộp tiền, 26 đơn vị khác đang khắc phục dần. Tỷ lệ nợ đọng giảm rõ rệt. Trong 6 tháng đầu năm 2009, đã có 5 địa phương phía Nam áp dụng biện pháp khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội.
Để đảm bảo khởi kiện ra toà các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội đúng trình tự theo quy định của pháp luật, bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa tiến hành hội nghị tập huấn cho giám đốcbảo hiểm xã hội các quận, huyện, thị xã; thanh tra lao động, y tế, chuẩn bị thí điểm đưa một số doanh nghiệp ra toà, buộc doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ của mình với người lao động.