Hạ viện Mỹ đồng ý vũ trang cho quân nổi dậy Syria
Việc thông qua dự luật đánh dấu bước đầu tiên về việc nghị sỹ Mỹ ủng hộ chiến dịch làm suy yếu và tiêu diệt" IS của ông Obama
Với tỷ lệ phiếu 273/156, Hạ viện Mỹ đã chấp thuận kế hoạch của Tổng thống Barack Obama về việc huấn luyện và vũ trang cho quân nổi dậy ở Syria mà Mỹ xác định là "ôn hòa".
Theo đó, Mỹ sẽ chi 500 triệu USD huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân nổi dậy Syria, ngăn chặn phiến quân Hồi giáo ở Trung Đông. Việc thông qua dự luật đánh dấu bước đầu tiên về việc nghị sỹ Mỹ ủng hộ chiến dịch tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Barack Obama.
Kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ cho thấy rằng, 159 nghị sỹ Cộng hòa và 114 nghị sỹ Dân chủ đã ủng hộ, trong khi 71 nghị sỹ Cộng hòa và 85 nghị sỹ Dân chủ phản đối đề xuất của Tổng thống Barack Obama.
Dự luật này dự kiến sẽ được Tổng thống Mỹ chính thức ký ban hành nếu như nó được thông qua trong cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện vào ngày 18/9 (theo giờ địa phương), trong khi Hạ viện Mỹ chỉ ủng hộ chiến dịch hỗ trợ tới ngày 11/12/2014, tại thời điểm mà ngân sách chi tiêu chạm trần.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, vẫn còn nhiều câu hỏi tại Hạ viện Mỹ rằng liệu Washington có cung cấp cho lực lượng nổi dậy ở Syria những sản phẩm vũ khí tân tiến mà nhóm này tuyên bố là cần thiết để đánh bại tổ chức khủng bố cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay không.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng cho rằng, bản kế hoạch của ông Obama chưa đủ để có thể đạt mục tiêu tiêu diệt nhóm IS. Một số nghị sỹ Dân chủ thì lại tỏ ra lo ngại kế hoạch có thể khiến Mỹ can thiệp quân sự ở quy mô lớn hơn và sa lầy như các cuộc chiến tranh trước ở Trung Đông.
Trong khi đó, phát biểu hôm 17/9, Thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi cho rằng các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn hoạt động của các tay súng khủng bố thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo cần phải được tiến hành cả ở Iraq, lẫn quốc gia láng giềng của nước này là Syria.
Theo ông Haidar al-Abadi, cuộc chiến chống IS vẫn tiếp diễn cho đến khi lực lượng này bị tiêu diệt tại đất nước Syria, và đây là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế dưới vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ông khẳng định sự toàn vẹn của Syria có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ông.
Thủ tướng Iraq cũng thừa nhận rằng, giữa Iraq và Syria vẫn tồn tại một số bất đồng, song Iraq không muốn xảy ra các vấn đề với quốc gia láng giềng.
Theo đó, Mỹ sẽ chi 500 triệu USD huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân nổi dậy Syria, ngăn chặn phiến quân Hồi giáo ở Trung Đông. Việc thông qua dự luật đánh dấu bước đầu tiên về việc nghị sỹ Mỹ ủng hộ chiến dịch tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo của Tổng thống Barack Obama.
Kết quả bỏ phiếu tại Hạ viện Mỹ cho thấy rằng, 159 nghị sỹ Cộng hòa và 114 nghị sỹ Dân chủ đã ủng hộ, trong khi 71 nghị sỹ Cộng hòa và 85 nghị sỹ Dân chủ phản đối đề xuất của Tổng thống Barack Obama.
Dự luật này dự kiến sẽ được Tổng thống Mỹ chính thức ký ban hành nếu như nó được thông qua trong cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện vào ngày 18/9 (theo giờ địa phương), trong khi Hạ viện Mỹ chỉ ủng hộ chiến dịch hỗ trợ tới ngày 11/12/2014, tại thời điểm mà ngân sách chi tiêu chạm trần.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, vẫn còn nhiều câu hỏi tại Hạ viện Mỹ rằng liệu Washington có cung cấp cho lực lượng nổi dậy ở Syria những sản phẩm vũ khí tân tiến mà nhóm này tuyên bố là cần thiết để đánh bại tổ chức khủng bố cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hay không.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng cho rằng, bản kế hoạch của ông Obama chưa đủ để có thể đạt mục tiêu tiêu diệt nhóm IS. Một số nghị sỹ Dân chủ thì lại tỏ ra lo ngại kế hoạch có thể khiến Mỹ can thiệp quân sự ở quy mô lớn hơn và sa lầy như các cuộc chiến tranh trước ở Trung Đông.
Trong khi đó, phát biểu hôm 17/9, Thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi cho rằng các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn hoạt động của các tay súng khủng bố thuộc tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo cần phải được tiến hành cả ở Iraq, lẫn quốc gia láng giềng của nước này là Syria.
Theo ông Haidar al-Abadi, cuộc chiến chống IS vẫn tiếp diễn cho đến khi lực lượng này bị tiêu diệt tại đất nước Syria, và đây là trách nhiệm của cộng đồng quốc tế dưới vai trò lãnh đạo của Mỹ. Ông khẳng định sự toàn vẹn của Syria có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ông.
Thủ tướng Iraq cũng thừa nhận rằng, giữa Iraq và Syria vẫn tồn tại một số bất đồng, song Iraq không muốn xảy ra các vấn đề với quốc gia láng giềng.