Liên minh chống Nhà nước Hồi giáo tổ chức họp khẩn
Vụ Nhà nước Hồi giáo hành quyết dã man công dân Anh David Haines đã làm gia tăng mức độ căm giận của Mỹ và các đồng minh
Hôm nay (15/9), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có cuộc gặp với ngoại trưởng một loạt quốc gia châu Âu và Arab tại Paris để bàn về các biện pháp chống lại lực lượng cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS). Cuộc họp này diễn ra sau khi IS công bố đoạn băng hành hình con tin thứ ba - một công dân người Anh.
Hãng tin BBC cho biết, hiện đã có khoảng 40 quốc gia, trong đó bao gồm 10 nước Arab, tham gia vào một liên minh do Mỹ khởi xướng nhằm triệt hạ IS ở Iraq và Syria.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng, vụ hành quyết công dân Anh mà IS công bố băng video ghi lại vào cuối tuần vừa rồi cho thấy, thế giới phải hành động chống lại IS. Cùng với đó, Pháp tuyên bố đã cùng với Anh tiến hành các chuyến bay giám sát các vị trí của IS ở Iraq.
“Ngay trong sáng nay, các chuyến bay giám sát đầu tiên sẽ được thực hiện với sự nhất trí của Iraq và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất [UAE]”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu trước các binh sỹ Pháp vào sáng nay tại căn cứ Al-Dhafra ở UAE.
Theo nguồn tin là quan chức Mỹ, một số nước Arab đã đề nghị được tham gia vào các cuộc không kích chống phiến quân IS ở Iraq. Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói, ông “vô cùng tin tưởng” trước những lời hứa về hỗ trợ quân sự của các nước nhằm chống lại IS. Ông Kerry vừa có chuyến thăm gấp rút tới Trung Đông để huy động sự ủng hộ cho chiến lược làm suy yếu tiến tới triệt hạ hoàn toàn IS mà Tổng thống Barack Obama công bố hồi tuần trước.
Theo chiến lược mà ông Obam vạch ra, trọng tâm sẽ là hỗ trợ quân sự cho Iraq để Chính phủ nước này tiêu diệt IS. Tuy nhiên, kế hoạch cũng bao gồm ngăn dòng chiến binh ngoại quốc gia nhập IS, diệt các nguồn tài chính cho nhóm này, đồng thời chặn sự phát tán tư tưởng của IS.
Cuộc họp tại Paris sẽ do Tổng thống Pháp Hollande và người đồng cấp Iraq Fuad Masum chủ trì. Tham dự cuộc họp có Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, và ngoại trưởng nhiều nước khác. Cuộc gặp nhằm xác định vai trò của các nước thành viên trong cuộc chiến chống IS.
Liên minh chống IS do Mỹ tập hợp đang hứng sự chỉ trích từ Chính phủ Syria, quốc gia không được Mỹ “mời” tham gia. Nước này nói rằng, kế hoạch của ông Obama sẽ thất bại nếu không có sự tham gia của Syria. “Syria chống lại chủ nghĩa khủng bố và chúng tôi sẽ nằm ở trung tâm trong bất kỳ cuộc chiến thực sự nghiêm túc nào chống lại những kẻ khủng bố”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, phát biểu trên BBC.
Vụ hành quyết dã man công dân Anh David Haines, người từng là một nhân viên cứu trợ trước khi bị IS bắt làm con tin, đã làm gia tăng mức độ căm giận của Mỹ và các đồng minh đối với lực lượng phiến quân này. Trước đó, IS đã hành quyết hai nhà báo Mỹ là James Foley và Steven Sotloff.
Thủ tướng Anh David Cameron đã thề chống lại IS bằng “quyết tâm thép”. Trong một tuyên bố ra ngày 14/9, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nói, vụ hành quyết Haines là “tàn ác và hèn hạ, đồng thời khẳng định IS “phải bị tiêu diệt”.
Vào cuối tuần qua, Australia tuyên bố cử 600 quân và 8 máy bay chiến đấu tới UAE trước khi có thể có thể tham gia các hoạt động chiến đấu ở Iraq. Tuy vậy, Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói, Mỹ chưa muốn đưa quân chiến đấu chống IS trên mặt đất. Từ tháng 8 đến nay, Mỹ đã tiến hành khoảng 160 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở Iraq.
Hãng tin BBC cho biết, hiện đã có khoảng 40 quốc gia, trong đó bao gồm 10 nước Arab, tham gia vào một liên minh do Mỹ khởi xướng nhằm triệt hạ IS ở Iraq và Syria.
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng, vụ hành quyết công dân Anh mà IS công bố băng video ghi lại vào cuối tuần vừa rồi cho thấy, thế giới phải hành động chống lại IS. Cùng với đó, Pháp tuyên bố đã cùng với Anh tiến hành các chuyến bay giám sát các vị trí của IS ở Iraq.
“Ngay trong sáng nay, các chuyến bay giám sát đầu tiên sẽ được thực hiện với sự nhất trí của Iraq và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất [UAE]”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian phát biểu trước các binh sỹ Pháp vào sáng nay tại căn cứ Al-Dhafra ở UAE.
Theo nguồn tin là quan chức Mỹ, một số nước Arab đã đề nghị được tham gia vào các cuộc không kích chống phiến quân IS ở Iraq. Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói, ông “vô cùng tin tưởng” trước những lời hứa về hỗ trợ quân sự của các nước nhằm chống lại IS. Ông Kerry vừa có chuyến thăm gấp rút tới Trung Đông để huy động sự ủng hộ cho chiến lược làm suy yếu tiến tới triệt hạ hoàn toàn IS mà Tổng thống Barack Obama công bố hồi tuần trước.
Theo chiến lược mà ông Obam vạch ra, trọng tâm sẽ là hỗ trợ quân sự cho Iraq để Chính phủ nước này tiêu diệt IS. Tuy nhiên, kế hoạch cũng bao gồm ngăn dòng chiến binh ngoại quốc gia nhập IS, diệt các nguồn tài chính cho nhóm này, đồng thời chặn sự phát tán tư tưởng của IS.
Cuộc họp tại Paris sẽ do Tổng thống Pháp Hollande và người đồng cấp Iraq Fuad Masum chủ trì. Tham dự cuộc họp có Ngoại trưởng Mỹ Kerry, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, và ngoại trưởng nhiều nước khác. Cuộc gặp nhằm xác định vai trò của các nước thành viên trong cuộc chiến chống IS.
Liên minh chống IS do Mỹ tập hợp đang hứng sự chỉ trích từ Chính phủ Syria, quốc gia không được Mỹ “mời” tham gia. Nước này nói rằng, kế hoạch của ông Obama sẽ thất bại nếu không có sự tham gia của Syria. “Syria chống lại chủ nghĩa khủng bố và chúng tôi sẽ nằm ở trung tâm trong bất kỳ cuộc chiến thực sự nghiêm túc nào chống lại những kẻ khủng bố”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Syria, Faisal Mekdad, phát biểu trên BBC.
Vụ hành quyết dã man công dân Anh David Haines, người từng là một nhân viên cứu trợ trước khi bị IS bắt làm con tin, đã làm gia tăng mức độ căm giận của Mỹ và các đồng minh đối với lực lượng phiến quân này. Trước đó, IS đã hành quyết hai nhà báo Mỹ là James Foley và Steven Sotloff.
Thủ tướng Anh David Cameron đã thề chống lại IS bằng “quyết tâm thép”. Trong một tuyên bố ra ngày 14/9, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nói, vụ hành quyết Haines là “tàn ác và hèn hạ, đồng thời khẳng định IS “phải bị tiêu diệt”.
Vào cuối tuần qua, Australia tuyên bố cử 600 quân và 8 máy bay chiến đấu tới UAE trước khi có thể có thể tham gia các hoạt động chiến đấu ở Iraq. Tuy vậy, Ngoại trưởng Mỹ Kerry nói, Mỹ chưa muốn đưa quân chiến đấu chống IS trên mặt đất. Từ tháng 8 đến nay, Mỹ đã tiến hành khoảng 160 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở Iraq.