Nhà nước Hồi giáo có thể đã vươn tới ASEAN và Trung Quốc
Malaysia đã nhận dạng được 4 nhóm khủng bố mới có cùng chí hướng với nhóm Nhà nước Hồi giáo
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang hoành hành ở Iraq và Syria, có thể mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, mạng Want China Times cho biết.
Dẫn báo cáo trên tờ New Straits Times của Singapore, mạng tin Đài Loan cho hay, cơ quan an ninh Malaysia đã nhận dạng được 4 nhóm khủng bố mới có cùng chí hướng với IS. Và có thể cuối cùng, các nhóm này sẽ tham gia lực lượng đánh chiếm các phần đất của Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia để thành lập một "siêu" Nhà nước Hồi giáo độc lập, thống trị cả một phần của Đông Nam Á.
Bốn tổ chức này, với tên viết tắt là BKAW, BAJ, Dimzia và ADI, được cho là có những mối liên kết mạnh mẽ với những nhóm khủng bố tương tự hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, cũng như với tổ chức Nhà nước Hồi giáo và nhóm khủng bố Abu Sayyaf.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Malaysia phát hiện được một gia đình bốn người tham gia "cuộc thánh chiến" của IS ở Iraq và Syria. Người cha và người con trai được cho là đã tham gia chiến đấu cùng những kẻ cực đoan, trong khi người mẹ thì làm đầu bếp cho họ. Gia đình này có thể nằm trong số khoảng 30 người Malaysia hiện đang chiến đấu cho IS ở Trung Đông.
Tờ báo của Singapore cho biết thêm, nhóm IS đang chiêu mộ các thành viên mới, đặc biệt là những người trẻ tuổi, ở Malaysia, thông qua Facebook và những nền tảng mạng xã hội khác, các diễn đàn trao đổi về tôn giáo...
Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố, đất nước ông với nhiều người theo theo đạo Hồi, đang hợp tác với cộng đồng quốc tế, chiến đấu chống lại IS cùng sức ảnh hưởng của nó. Ông Razak lên án IS "mượn danh Hồi giáo để thực hiện tội ác".
Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Iraq đã công bố hai bức ảnh trên mạng xã hội Facebook, cho thấy cảnh bắt giữ một thành viên IS được cho là người Trung Quốc. Nếu được xác nhận, những bức ảnh này sẽ là bằng chứng đầu tiên cho thấy có công dân Trung Quốc tham gia chiến đấu cho nhóm Hồi giáo cực đoan trên.
Trên thực tế, đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông, ông Wu Sike cũng từng nói rằng, Nhà nước Hồi giáo có thể đã tuyển mộ được khoảng 100 người Trung Quốc. Đa số những người này thuộc dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đến từ khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.
Tờ Washington Post ngày 9/9 cho biết, bà Susan Rice, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã đề nghị Trung Quốc tham gia lực lượng quốc tế chống nhóm Nhà nước Hồi giáo. Đề xuất này được bà Rice đưa ra khi tới Bắc Kinh chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của ông Obama. Bà cho biết, các quan chức Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm tới đề xuất của Mỹ.
"Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một liên minh quốc tế và việc Trung Quốc trở thành một phần của liên minh đó có ý nghĩa rất quan trọng", bà Rice nói.
Washington Post cho biết, Bắc Kinh đang quan ngại về sự lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố trong nước, đặc biệt là ở khu vực Tân Cương.
Cuối tháng 8 vừa qua, Australia và Indonesia đã ký một bộ quy tắc chia sẻ thông tin tình báo mới, nhằm tăng cường hợp tác và chống lại mối đe dọa từ những phiến quân từng tham gia cuộc chiến ở Syria và Iraq nay trở về nhà. Bộ Ngoại giao Australia cũng nói rằng, nước này đang trong tiến trình thảo luận các thỏa thuận tương tự với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Philippines.
Dẫn báo cáo trên tờ New Straits Times của Singapore, mạng tin Đài Loan cho hay, cơ quan an ninh Malaysia đã nhận dạng được 4 nhóm khủng bố mới có cùng chí hướng với IS. Và có thể cuối cùng, các nhóm này sẽ tham gia lực lượng đánh chiếm các phần đất của Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia để thành lập một "siêu" Nhà nước Hồi giáo độc lập, thống trị cả một phần của Đông Nam Á.
Bốn tổ chức này, với tên viết tắt là BKAW, BAJ, Dimzia và ADI, được cho là có những mối liên kết mạnh mẽ với những nhóm khủng bố tương tự hoạt động ở khu vực Đông Nam Á, cũng như với tổ chức Nhà nước Hồi giáo và nhóm khủng bố Abu Sayyaf.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Malaysia phát hiện được một gia đình bốn người tham gia "cuộc thánh chiến" của IS ở Iraq và Syria. Người cha và người con trai được cho là đã tham gia chiến đấu cùng những kẻ cực đoan, trong khi người mẹ thì làm đầu bếp cho họ. Gia đình này có thể nằm trong số khoảng 30 người Malaysia hiện đang chiến đấu cho IS ở Trung Đông.
Tờ báo của Singapore cho biết thêm, nhóm IS đang chiêu mộ các thành viên mới, đặc biệt là những người trẻ tuổi, ở Malaysia, thông qua Facebook và những nền tảng mạng xã hội khác, các diễn đàn trao đổi về tôn giáo...
Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố, đất nước ông với nhiều người theo theo đạo Hồi, đang hợp tác với cộng đồng quốc tế, chiến đấu chống lại IS cùng sức ảnh hưởng của nó. Ông Razak lên án IS "mượn danh Hồi giáo để thực hiện tội ác".
Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Iraq đã công bố hai bức ảnh trên mạng xã hội Facebook, cho thấy cảnh bắt giữ một thành viên IS được cho là người Trung Quốc. Nếu được xác nhận, những bức ảnh này sẽ là bằng chứng đầu tiên cho thấy có công dân Trung Quốc tham gia chiến đấu cho nhóm Hồi giáo cực đoan trên.
Trên thực tế, đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông, ông Wu Sike cũng từng nói rằng, Nhà nước Hồi giáo có thể đã tuyển mộ được khoảng 100 người Trung Quốc. Đa số những người này thuộc dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đến từ khu tự trị Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc.
Tờ Washington Post ngày 9/9 cho biết, bà Susan Rice, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đã đề nghị Trung Quốc tham gia lực lượng quốc tế chống nhóm Nhà nước Hồi giáo. Đề xuất này được bà Rice đưa ra khi tới Bắc Kinh chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của ông Obama. Bà cho biết, các quan chức Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm tới đề xuất của Mỹ.
"Chúng tôi đang cố gắng xây dựng một liên minh quốc tế và việc Trung Quốc trở thành một phần của liên minh đó có ý nghĩa rất quan trọng", bà Rice nói.
Washington Post cho biết, Bắc Kinh đang quan ngại về sự lớn mạnh của chủ nghĩa khủng bố trong nước, đặc biệt là ở khu vực Tân Cương.
Cuối tháng 8 vừa qua, Australia và Indonesia đã ký một bộ quy tắc chia sẻ thông tin tình báo mới, nhằm tăng cường hợp tác và chống lại mối đe dọa từ những phiến quân từng tham gia cuộc chiến ở Syria và Iraq nay trở về nhà. Bộ Ngoại giao Australia cũng nói rằng, nước này đang trong tiến trình thảo luận các thỏa thuận tương tự với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Philippines.