“Hai mặt đối lập của kinh tế Việt Nam”
Báo cáo của HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ là một nền kinh tế với hai tốc độ khác nhau
Theo một báo cáo ngắn mà ngân hàng HSBC vừa công bố, bức tranh kinh tế Việt Nam đang tồn tại hai câu chuyện đối lập nhau. Trong khi sản xuất công nghiệp, tỷ giá và cán cân thanh toán có sự khởi sắc, thì một loạt yếu tố khác lại cho thấy sự yếu đi của nền kinh tế.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam do HSBC thực hiện đã tăng lên mức 51,3 điểm trong tháng 3, từ mức 51 điểm trong tháng 2, cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng với sản lượng đầu ra cao hơn và số đơn đặt hàng mới nhiều hơn. Đáng chú ý, PMI của Việt Nam tăng trong khi chỉ số này của nhiều nền kinh tế khác trong khu vực có sự suy giảm.
Bên cạnh đó, HSBC cũng nhấn mạnh, VND đang mạnh lên trong khi đồng tiền của nhiều nước láng giềng khác mất giá. Ngoài ra, cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán của Việt Nam đều được cải thiện.
Nhưng không phải vì thế mà có thể khẳng định nền kinh tế đang thực sự tốt lên. Mảng tối của bức tranh kinh tế đã được HSBC chỉ ra với tín dụng suy giảm trong quý 1 như một dấu hiệu của sự suy giảm niềm tin vào hệ thống tài chính đang có mức nợ xấu cao.
Bên cạnh đó, bất chấp hoạt động lễ hội đầu năm vốn thường là nhân tố đẩy giá cả tăng, các áp lực lạm phát suy giảm. Trong quý 1, lạm phát chỉ còn 4,8% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 5,9% trong quý 4/2013. Lạm phát tháng 3 còn 4,4% so với mức 4,6% trong tháng 2.
GDP quý 1 chỉ tăng gần 5%, từ mức tăng 6% đạt được trong quý cuối cùng của năm ngoái. Tuy nhiên, chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, tăng trưởng GDP quý 1 có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ và mức tăng trưởng của các quý sau có thể khởi sắc hơn.
Ngân hàng Nhà nước hôm 17/3 đã hạ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) 0,5 điểm phần trăm còn 5% để kích cầu vốn. Tuy nhiên, theo số liệu mà HSBC đưa ra, trong ngày 31/3 chỉ có 1.000 tỷ đồng được bơm trên OMO bởi trong mấy tuần qua không có khách vay. Bên cạnh đó, thanh khoản không phải là một vấn đề bởi lãi suất qua đêm có lúc chỉ còn 1,5%. Với mức nợ xấu cao, các công ty hiện không muốn mở rộng đầu tư - HSBC nhận định.
Dòng vốn FDI giải ngân tăng 5,6% trong tháng 1, nhưng lượng vốn cam kết giảm tới 50%. Dù cho rằng xu hướng tăng trưởng vốn FDI giải ngân sẽ duy trì trong năm nay, HSBC nhận xét, mô hình đầu tư dựa vào vốn nước ngoài của Việt Nam hiện nay là không bền vững nhất là khi những nỗ lực cải cách thị trường tài chính tiếp tục bị trì hoãn.
Báo cáo của HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ là một nền kinh tế với hai tốc độ khác nhau.
Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu được dự báo sẽ phát triển tích cực trong bối cảnh cạnh tranh khu vực gia tăng, nhờ nhân công, điện nước rẻ hơn ở các nước láng giềng. Tuy vậy, các hoạt động kinh tế trong nước sẽ còn yếu trừ phi các biện pháp cải cách mạnh mẽ để giải quyết vấn đề nợ xấu được thực thi. HSBC cho rằng, trong vòng 1 năm tới, vẫn sẽ chưa có cải cách đáng kể nào được thực hiện ở Việt Nam.
Ngân hàng này dự báo, tăng trưởng GDP cả năm nay của Việt Nam sẽ đạt 5,6%, từ mức 5,4% trong năm ngoái, lạm phát cả năm còn 5,5% từ mức 6,6% trong năm 2013. Theo bản báo cáo, tỷ giá USD/VND vào cuối năm nay sẽ là 21.100 đồng, từ mức 21.095 đồng vào cuối năm ngoái.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam do HSBC thực hiện đã tăng lên mức 51,3 điểm trong tháng 3, từ mức 51 điểm trong tháng 2, cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng với sản lượng đầu ra cao hơn và số đơn đặt hàng mới nhiều hơn. Đáng chú ý, PMI của Việt Nam tăng trong khi chỉ số này của nhiều nền kinh tế khác trong khu vực có sự suy giảm.
Bên cạnh đó, HSBC cũng nhấn mạnh, VND đang mạnh lên trong khi đồng tiền của nhiều nước láng giềng khác mất giá. Ngoài ra, cán cân thương mại, cán cân vãng lai và cán cân thanh toán của Việt Nam đều được cải thiện.
Nhưng không phải vì thế mà có thể khẳng định nền kinh tế đang thực sự tốt lên. Mảng tối của bức tranh kinh tế đã được HSBC chỉ ra với tín dụng suy giảm trong quý 1 như một dấu hiệu của sự suy giảm niềm tin vào hệ thống tài chính đang có mức nợ xấu cao.
Bên cạnh đó, bất chấp hoạt động lễ hội đầu năm vốn thường là nhân tố đẩy giá cả tăng, các áp lực lạm phát suy giảm. Trong quý 1, lạm phát chỉ còn 4,8% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 5,9% trong quý 4/2013. Lạm phát tháng 3 còn 4,4% so với mức 4,6% trong tháng 2.
GDP quý 1 chỉ tăng gần 5%, từ mức tăng 6% đạt được trong quý cuối cùng của năm ngoái. Tuy nhiên, chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, tăng trưởng GDP quý 1 có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ và mức tăng trưởng của các quý sau có thể khởi sắc hơn.
Ngân hàng Nhà nước hôm 17/3 đã hạ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO) 0,5 điểm phần trăm còn 5% để kích cầu vốn. Tuy nhiên, theo số liệu mà HSBC đưa ra, trong ngày 31/3 chỉ có 1.000 tỷ đồng được bơm trên OMO bởi trong mấy tuần qua không có khách vay. Bên cạnh đó, thanh khoản không phải là một vấn đề bởi lãi suất qua đêm có lúc chỉ còn 1,5%. Với mức nợ xấu cao, các công ty hiện không muốn mở rộng đầu tư - HSBC nhận định.
Dòng vốn FDI giải ngân tăng 5,6% trong tháng 1, nhưng lượng vốn cam kết giảm tới 50%. Dù cho rằng xu hướng tăng trưởng vốn FDI giải ngân sẽ duy trì trong năm nay, HSBC nhận xét, mô hình đầu tư dựa vào vốn nước ngoài của Việt Nam hiện nay là không bền vững nhất là khi những nỗ lực cải cách thị trường tài chính tiếp tục bị trì hoãn.
Báo cáo của HSBC cho rằng, Việt Nam sẽ là một nền kinh tế với hai tốc độ khác nhau.
Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu được dự báo sẽ phát triển tích cực trong bối cảnh cạnh tranh khu vực gia tăng, nhờ nhân công, điện nước rẻ hơn ở các nước láng giềng. Tuy vậy, các hoạt động kinh tế trong nước sẽ còn yếu trừ phi các biện pháp cải cách mạnh mẽ để giải quyết vấn đề nợ xấu được thực thi. HSBC cho rằng, trong vòng 1 năm tới, vẫn sẽ chưa có cải cách đáng kể nào được thực hiện ở Việt Nam.
Ngân hàng này dự báo, tăng trưởng GDP cả năm nay của Việt Nam sẽ đạt 5,6%, từ mức 5,4% trong năm ngoái, lạm phát cả năm còn 5,5% từ mức 6,6% trong năm 2013. Theo bản báo cáo, tỷ giá USD/VND vào cuối năm nay sẽ là 21.100 đồng, từ mức 21.095 đồng vào cuối năm ngoái.