Hai nghị sỹ Hồng Kông "xúc phạm Trung Quốc" bị bãi nhiệm
Hai nghị sỹ bị bãi nhiệm sau khi bị cho là xúc phạm Trung Quốc trong lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 12/10
Tòa án Hồng Kông ngày 15/11 tuyên bố bãi nhiệm hai nghị sỹ đắc cử vốn là hai nhà hoạt động dân chủ, theo đó ghế của các nghị sỹ này trong Hội đồng Lập pháp, tức nghị viện Hồng Kông, sẽ bị bỏ trống.
Lý do dẫn tới việc nghị sỹ Sixtus “Baggio” Leung, 30 tuổi, và nghị sỹ Yau Wai-ching, 25 tuổi, bị bãi nhiệm là do họ đã cố tình thay đổi lời tuyên thệ trong lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 12/10. Lời tuyên thệ của họ bị cho là có ý xúc phạm Trung Quốc.
Sau lễ tuyên thệ trên, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã đề nghị tòa án không cho phép hai nghị sỹ Leung và Yau được tuyên thệ lại, đồng nghĩa với việc họ không thể làm việc trong Hội đồng Lập pháp.
Trong lúc tòa án Hồng Kông còn đang xem xét vụ việc, Quốc hội Trung Quốc đã can thiệp bằng cách điều chỉnh diễn giải Luật Cơ bản, tức hiến pháp của Hồng Kông, theo đó nói rằng những người bày tỏ quan điểm ly khai sẽ không thể trở thành nghị sỹ. Đây được xem là động thái can thiệp mạnh nhất của Bắc Kinh vào Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Vụ việc này đã đẩy căng thẳng ở Hồng Kông lên mức cao nhất kể từ 2014 - năm mà phong trào biểu tình đòi đòi dân chủ khiến nhiều đường phố của đặc khu hành chính này rơi vào tê liệt trong gần 3 tháng.
Hôm 6/11, một ngày trước khi Bắc Kinh can thiệp bằng cách thay đổi diễn giải Luật Cơ bản, hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài tòa án cấp cao nhất của Hồng Kông để phản đối. Vài ngày sau, hàng nghìn người đã tập trung bên ngoài Cơ quan Lập pháp của Hồng Kông để bày tỏ sự ủng hộ đối với động thái can thiệp của Bắc Kinh.
“Diễn giải hiến pháp này có khả năng làm suy yếu hệ thống tư pháp của Hồng Kông, và còn có thể làm suy yếu quyền tự chủ về lập pháp của Hồng Kông”, Kevin Yam, một nhà hoạt động thuộc dân chủ thuộc tổ chức Progressive Lawyers Group, đánh giá.
Cuộc chiến có thể còn tiếp diễn bởi tòa án Hong Kông còn đang xem xét một số khiếu nại của người dân về tính hợp pháp của lời tuyên thệ của 15 nghị sỹ đòi dân chủ khác. Ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính, từ chối cho biết liệu chính quyền có tìm cách bãi nhiệm các nghị sỹ khác hay không, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
“Việc nhằm vào những người đối lập và ngăn cản họ tham gia vào quy trình chính trị chắc chắn sẽ dẫn tới sự phản đối trên đường phố. Tôi không hiểu vì sao mà họ lại tìm đến một biện pháp như vậy”, ông Michael Davis, một cựu giáo sư luật từng giảng dạy ở Hồng Kông từ năm 1985, nhận xét.
Lý do dẫn tới việc nghị sỹ Sixtus “Baggio” Leung, 30 tuổi, và nghị sỹ Yau Wai-ching, 25 tuổi, bị bãi nhiệm là do họ đã cố tình thay đổi lời tuyên thệ trong lễ tuyên thệ nhậm chức hôm 12/10. Lời tuyên thệ của họ bị cho là có ý xúc phạm Trung Quốc.
Sau lễ tuyên thệ trên, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh đã đề nghị tòa án không cho phép hai nghị sỹ Leung và Yau được tuyên thệ lại, đồng nghĩa với việc họ không thể làm việc trong Hội đồng Lập pháp.
Trong lúc tòa án Hồng Kông còn đang xem xét vụ việc, Quốc hội Trung Quốc đã can thiệp bằng cách điều chỉnh diễn giải Luật Cơ bản, tức hiến pháp của Hồng Kông, theo đó nói rằng những người bày tỏ quan điểm ly khai sẽ không thể trở thành nghị sỹ. Đây được xem là động thái can thiệp mạnh nhất của Bắc Kinh vào Hồng Kông kể từ khi vùng lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Vụ việc này đã đẩy căng thẳng ở Hồng Kông lên mức cao nhất kể từ 2014 - năm mà phong trào biểu tình đòi đòi dân chủ khiến nhiều đường phố của đặc khu hành chính này rơi vào tê liệt trong gần 3 tháng.
Hôm 6/11, một ngày trước khi Bắc Kinh can thiệp bằng cách thay đổi diễn giải Luật Cơ bản, hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài tòa án cấp cao nhất của Hồng Kông để phản đối. Vài ngày sau, hàng nghìn người đã tập trung bên ngoài Cơ quan Lập pháp của Hồng Kông để bày tỏ sự ủng hộ đối với động thái can thiệp của Bắc Kinh.
“Diễn giải hiến pháp này có khả năng làm suy yếu hệ thống tư pháp của Hồng Kông, và còn có thể làm suy yếu quyền tự chủ về lập pháp của Hồng Kông”, Kevin Yam, một nhà hoạt động thuộc dân chủ thuộc tổ chức Progressive Lawyers Group, đánh giá.
Cuộc chiến có thể còn tiếp diễn bởi tòa án Hong Kông còn đang xem xét một số khiếu nại của người dân về tính hợp pháp của lời tuyên thệ của 15 nghị sỹ đòi dân chủ khác. Ông Lương Chấn Anh, trưởng đặc khu hành chính, từ chối cho biết liệu chính quyền có tìm cách bãi nhiệm các nghị sỹ khác hay không, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
“Việc nhằm vào những người đối lập và ngăn cản họ tham gia vào quy trình chính trị chắc chắn sẽ dẫn tới sự phản đối trên đường phố. Tôi không hiểu vì sao mà họ lại tìm đến một biện pháp như vậy”, ông Michael Davis, một cựu giáo sư luật từng giảng dạy ở Hồng Kông từ năm 1985, nhận xét.