Hải Phòng “bội thu” FDI vào bất động sản
2008 có thể coi là năm mà thành phố Hải Phòng “được mùa” trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2008 có thể coi là năm mà thành phố Hải Phòng “được mùa” trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tổng số vốn mà các doanh nghiệp FDI đã đăng ký đầu tư vào thành phố Hải Phòng trong 9 tháng đầu năm 2008 đạt mức cao nhất trong những năm có tổng vốn FDI cao trước đó.
Mặc dù chưa hết 9 tháng đầu năm 2008, nhưng tổng số vốn đăng ký đầu tư của các dự án FDI mới và các dự án FDI đăng ký tăng vốn vào thành phố Hải Phòng đã đạt con số 1,3 tỷ USD, tăng gấp gần 5 lần so với cả năm 2007. Đây là kết quả thu hút đầu tư FDI cao nhất của thành phố này từ trước đến nay.
Đáng chú ý, nếu như những năm trước đây, thu hút đầu tư FDI của Hải Phòng chủ yếu là vào các khu công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp thì bước sang năm 2008, xu hướng thu hút đầu tư FDI vào thành phố cảng lại tập trung chuyển sang lĩnh vực bất động sản, xây dựng các khu đô thị, văn phòng cao ốc hiện đại cho thuê.
9 tháng đầu năm, số dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng đô thị, cao ốc đã chiếm tới 70% tổng số dự án FDI vào Hải Phòng.
Theo ông Đan Đức Hiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, nếu không có gì thay đổi, từ nay đến cuối năm 2008, thành phố sẽ tiến hành trao giấy phép đầu tư cho thêm hai dự án xây dựng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ nữa tại địa điểm Bắc sông Cấm và Tràng Cát (quận Hải An). Đây là 2 dự án khu đô thị, dịch vụ tổng hợp lớn nhất tại Hải Phòng từ trước đến nay do Tập đoàn Sembcorp (Singapore) và Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký có thể lên đến hàng tỷ USD.
Trong tổng số 30 dự án cấp mới và điều chỉnh vốn trong 9 tháng đầu năm 2008, đáng kể phải nói đến các dự án lớn như: dự án của Công ty TNHH Amco - Mibaek Vina, tăng vốn thêm hơn 555 triệu USD xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng Sông Giá, huyện Thuỷ Nguyên, dự án của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ đầu tư 147 triệu USD để mở rộng Khu công nghiệp Đình Vũ giai đoạn 2, dự án của Chi nhánh Công ty TNHH GE Việt Nam, đầu tư hơn 61 triệu USD (giai đoạn 1) sản xuất, lắp ráp phụ kiện, linh kiện, thiết bị cho các nhà máy phát điện, dự án của Công ty TNHH Agage Việt Nam, đầu tư 55 triệu USD xây dựng tổ hợp căn hộ nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại...
Bên cạnh sự phát triển về tổng vốn đăng ký đầu tư vào thành phố Hải Phòng thì số vốn FDI đưa vào thực hiện cũng tăng cao và luôn đạt ở mức trên 50% (cao hơn mức trung bình của cả nước 2,5 lần).
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2008, thành phố Hải Phòng đã quyết định thu hồi giấy phép đầu tư đối với 13 dự án FDI vì cố tình chậm triển khai, không đủ năng lực tài chính, sai mục đích và kém hiệu quả.
Trong số các dự án bị thu hồi, đáng điểm mặt là: dự án của Công ty TNHH World Top Việt Nam (liên doanh với Hàn Quốc), Công ty Phát triển Khu công nghiệp sân Golf Đồ Sơn (liên doanh với Califonia Investment Group Ltd - British Virgin Islands), Công ty Liên doanh TNHH May mặc Ngọc Sơn (Hồng Kông), Công ty May - Phụ liệu may Tân Hải (Trung Quốc), Công ty Liên doanh TNHH May mặc Kwong Hai (Hồng Kông)...
Tổng số vốn mà các doanh nghiệp FDI đã đăng ký đầu tư vào thành phố Hải Phòng trong 9 tháng đầu năm 2008 đạt mức cao nhất trong những năm có tổng vốn FDI cao trước đó.
Mặc dù chưa hết 9 tháng đầu năm 2008, nhưng tổng số vốn đăng ký đầu tư của các dự án FDI mới và các dự án FDI đăng ký tăng vốn vào thành phố Hải Phòng đã đạt con số 1,3 tỷ USD, tăng gấp gần 5 lần so với cả năm 2007. Đây là kết quả thu hút đầu tư FDI cao nhất của thành phố này từ trước đến nay.
Đáng chú ý, nếu như những năm trước đây, thu hút đầu tư FDI của Hải Phòng chủ yếu là vào các khu công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp thì bước sang năm 2008, xu hướng thu hút đầu tư FDI vào thành phố cảng lại tập trung chuyển sang lĩnh vực bất động sản, xây dựng các khu đô thị, văn phòng cao ốc hiện đại cho thuê.
9 tháng đầu năm, số dự án đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, xây dựng đô thị, cao ốc đã chiếm tới 70% tổng số dự án FDI vào Hải Phòng.
Theo ông Đan Đức Hiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, nếu không có gì thay đổi, từ nay đến cuối năm 2008, thành phố sẽ tiến hành trao giấy phép đầu tư cho thêm hai dự án xây dựng khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ nữa tại địa điểm Bắc sông Cấm và Tràng Cát (quận Hải An). Đây là 2 dự án khu đô thị, dịch vụ tổng hợp lớn nhất tại Hải Phòng từ trước đến nay do Tập đoàn Sembcorp (Singapore) và Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký có thể lên đến hàng tỷ USD.
Trong tổng số 30 dự án cấp mới và điều chỉnh vốn trong 9 tháng đầu năm 2008, đáng kể phải nói đến các dự án lớn như: dự án của Công ty TNHH Amco - Mibaek Vina, tăng vốn thêm hơn 555 triệu USD xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng Sông Giá, huyện Thuỷ Nguyên, dự án của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ đầu tư 147 triệu USD để mở rộng Khu công nghiệp Đình Vũ giai đoạn 2, dự án của Chi nhánh Công ty TNHH GE Việt Nam, đầu tư hơn 61 triệu USD (giai đoạn 1) sản xuất, lắp ráp phụ kiện, linh kiện, thiết bị cho các nhà máy phát điện, dự án của Công ty TNHH Agage Việt Nam, đầu tư 55 triệu USD xây dựng tổ hợp căn hộ nhà ở, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại...
Bên cạnh sự phát triển về tổng vốn đăng ký đầu tư vào thành phố Hải Phòng thì số vốn FDI đưa vào thực hiện cũng tăng cao và luôn đạt ở mức trên 50% (cao hơn mức trung bình của cả nước 2,5 lần).
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2008, thành phố Hải Phòng đã quyết định thu hồi giấy phép đầu tư đối với 13 dự án FDI vì cố tình chậm triển khai, không đủ năng lực tài chính, sai mục đích và kém hiệu quả.
Trong số các dự án bị thu hồi, đáng điểm mặt là: dự án của Công ty TNHH World Top Việt Nam (liên doanh với Hàn Quốc), Công ty Phát triển Khu công nghiệp sân Golf Đồ Sơn (liên doanh với Califonia Investment Group Ltd - British Virgin Islands), Công ty Liên doanh TNHH May mặc Ngọc Sơn (Hồng Kông), Công ty May - Phụ liệu may Tân Hải (Trung Quốc), Công ty Liên doanh TNHH May mặc Kwong Hai (Hồng Kông)...