Hàng hiệu thời trang đổ bộ vào Việt Nam
Con đường chinh phục “túi tiền” người tiêu dùng Việt Nam của các hãng thời trang được dự báo sẽ không đơn giản chút nào
Từ nhiều tháng nay, những ai có dịp đi ngang khu vực trước Nhà hát Tp.HCM đều ấn tượng bởi bức tường mang hình một cô gái trẻ, tóc xoăn gợi cảm và nụ cười kiêu hãnh “khoe” chiếc túi xách khắc chữ Louis Vuiton.
Hãng này đang ráo riết hoàn tất những công việc cuối cùng để khai trương một cửa hàng sang trọng ngay tại trung tâm thành phố, cùng lúc với CK - hãng thời trang danh tiếng của Mỹ cũng sẽ chính thức ra mắt vào trung tuần tháng năm này. Tuy nhiên, con đường chinh phục “túi tiền” người tiêu dùng Việt Nam của các hãng này được dự báo sẽ không đơn giản chút nào.
Thời trang Calvin Klein (CK) đến Việt Nam giữa lúc nhãn hàng Mango (Tây Ban Nha) đang gây cơn sốt nhè nhẹ trong giới trẻ. Một nhà thiết kế thời trang khá nổi tiếng của Tp.HCM cho biết mặc dù ưu tiên diện “hàng nhà” nhưng chị cũng là một “fan” của Mango.
“Tôi thích cách tiếp cận khách hàng trực tiếp của hãng này. Họ thường xuyên nhắn cho tôi các tin tức kiểu như “Mango đang giảm giá một số mặt hàng” khiến cho tôi dù có bận rộn cỡ nào cũng sắp xếp chạy đến xem thử” - chị nói. Mango chủ yếu giới thiệu các bộ sưu tập thời trang nữ có thông số kỹ thuật khá phù hợp với vóc dáng người Việt Nam, thích hợp với mùa hè do màu sắc trang nhã, chất liệu vải nhẹ, mát.
“Đốt” tiền vì hàng hiệu
Ngoài Mango, CK cũng sẽ cạnh tranh với hàng loạt nhãn hiệu nổi tiếng đang hiện diện tại hai trung tâm chuyên doanh hàng thời trang của Tp.HCM là Parkson và Diamond Plaza. Điểm sơ qua có thể thấy những Ungaro, Timberland, Guess, Valentino Rydy, Guy Laroche, Alain Delon, Levi's... Hầu hết đều là hàng chính hãng được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông... Parkson được giới sành thời trang ưu ái hơn về độ tin cậy khi mua hàng so với Diamond.
Theo giới kinh doanh, khách đến Parkson thường để mua sắm thật sự, phần lớn là người nước ngoài, doanh nhân, công chức có thu nhập cao và giới trẻ con nhà giàu. Một nhân viên thu ngân ở đây cho biết cô đã từng tính một hóa đơn trị giá 28 triệu đồng cho một vị khách trung niên khoảng 40 tuổi nhân dịp nghỉ lễ vừa rồi. Gây ấn tượng mạnh nhất với cô là bộ vest của Louis Féraud trị giá 10 triệu đồng được ông khách “đưa tay lướt nhẹ lên cổ áo, vuốt một lượt suốt thân” trước khi quyết định mặc thử để mua.
Giá bán của hàng hiệu cao cấp thường không rẻ. Áo sơmi của Timberland sơ sơ khoảng... 1,2 triệu đồng/chiếc, áo thun trung bình 500.000 đồng/chiếc. Áo sơmi của Louis Féraud cũng không dưới 700.000 đồng/chiếc, quần tây trên 1,5 triệu đồng/chiếc, veston trên 8 triệu đồng/bộ. Hay như một chiếc quần jeans của Levi's giá trung bình cũng đã trên 1,5 triệu đồng, có kiểu lên đến gần 2,5 triệu đồng/quần là giá rất bình thường đối với người chuyên dùng đồ hiệu. Áo thun Lacoste trên đường Đồng Khởi cũng xấp xỉ trên 1,6 triệu đồng/áo.
Một số thương hiệu khác như Giordano, Bossini hay Baleno có giá mềm hơn, áo thun các loại trung bình 300.000-400.000 đồng/áo, quần jeans 700.000-800.000 đồng/quần. Một thương hiệu nổi tiếng khác cũng đang được giới sành điệu “chấm” là United Color of Benetton, giá bán áo thun trung bình trên 400.000 đồng/áo, quần jeans trên 700.000 đồng/quần và cũng chỉ mới xuất hiện ở thành phố hơn một năm nay.
Những người “mê” đồ hiệu thứ thiệt đều có chung nhận xét: điểm khác biệt lớn nhất giữa đồ hiệu và đồ... không hiệu là kiểu dáng và chất liệu sản phẩm. “Cũng là quần jeans nhưng mình vải hàng jeans của Levi's mềm và đứng quần, wash rất đúng điệu, dáng quần đúng chuẩn, mặc không chê vào đâu được” - P., làm việc ở Parkson, một người “nghiện Levi’s”, nói.
Còn áo sơmi, 100 kiểu như một, nhưng “nếu đã thích Ungaro thì khó lòng chọn áo của thương hiệu khác khi chất liệu vải của Ungaro mặc vào rất mát, màu sắc lại hài hòa, đường may sắc sảo tinh tế, cảm giác rất tự tin, trông mình lịch lãm hẳn lên”, một doanh nhân nhận xét.
Đồ thun cũng vậy. Dù giá của một chiếc áo thun Lacoste không bao giờ dưới 1 triệu đồng/áo, nhưng những ai đã lỡ “mê” thương hiệu này cũng khó cầm lòng mỗi khi hãng này tung ra màu mới. Dáng áo trẻ trung, tôn vẻ đẹp của hình dáng người mặc, màu sắc tươi tắn mát mắt là các yếu tố chính để quí cô, quí bà lẫn quí ông nhất trí khi nói đến.
Tìm một “chỗ đứng”
Hàng hiệu tại Việt Nam không thiếu, nhưng giới mê hàng hiệu vẫn mong muốn các hãng thời trang có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Bởi nếu không có nhà phân phối, hàng hiệu về Việt Nam thông qua những đợt nhập hàng lẻ mẻ hoặc bằng đường xách tay thường đã lỗi mốt, không theo kịp trào lưu thời trang trên thế giới.
CK cũng đã chọn được nhà phân phối của mình - Công ty Cổ phần Quốc tế C&T. Để lọt vào “mắt xanh” của CK, C&T phải đáp ứng một loạt điều kiện về kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang, qui mô nhân sự, tiềm lực tài chính... Trước khi hợp tác với CK, C&T đã là nhà phân phối mỹ phẩm Lanéige (Hàn Quốc), nước hoa Lolita Lempicka (Pháp), quần áo thời trang Tony Wear (Mỹ), dòng sản phẩm làm nail chuyên nghiệp O.P.I (Mỹ)...
Tuy nhiên, một chuyên gia thời trang cho rằng cũng như các hãng hàng hiệu khác, trong thời gian đầu C&T sẽ gặp khó trong việc thu hút một lượng khách hàng đông và ổn định vì kinh doanh quần áo thời trang tại Việt Nam vẫn được xem là một nghề “mạo hiểm”.
Chị phân tích: “Thời trang là một sản phẩm nhạy cảm liên quan đến tâm sinh lý của người tiêu dùng. Chưa ai có thể đo lường được xu hướng thời trang tại Việt Nam là gì, thị hiếu của người tiêu dùng đối với thời trang theo mùa cũng chưa có gì rõ ràng. Ngoài ra, để làm người sành điệu không nhất thiết phải diện hàng hiệu mắc tiền. Một bộ quần áo vừa phải nhưng túi xách và đôi giày “xịn” sẽ tôn vẻ đẹp của chủ nhân lên rất nhiều” - chị nói.
Để giảm giá thành, các hãng thời gian đang chọn lựa nhiều phương thức hợp tác khác nhau với các đối tác Việt Nam khi gia nhập thị trường. Trước đó, Hãng Pierre Cardin đã nhượng quyền thương hiệu cho Công ty An Phước. Hãng Valentino Rudy cũng hợp tác theo cách này với Công ty TNHH Danti. Theo ông Đặng Ngọc Tình, giám đốc Danti, công ty đã làm đại lý cho Valentino Rudy từ năm 2001 trước khi được nhượng quyền sử dụng thương hiệu này năm 2005.
Với mức phí nhượng quyền trả hằng năm, Danti được quyền đặt hàng chính hãng may theo “gu” Việt Nam với nguyên liệu, màu sắc và thông số kỹ thuật phù hợp. “Với hợp đồng nhượng quyền, tôi được cả quyền lập công ty sản xuất, nhưng đến thời điểm này tôi chưa nghĩ đến chuyện đó vì để tổ chức sản xuất không phải đơn giản” - ông Tình nói. Hiện nay, Danti có bốn cửa hàng tại Hà Nội và Tp.HCM bán sản phẩm quần tây, áo sơmi, veston... Valentino Rudy phục vụ chủ yếu giới doanh nhân, còn nghệ sĩ vẫn rất ít.
Giới khách du lịch lưu trú tại các khách sạn sang trọng trong thành phố cũng là một đối tượng mà các hãng hàng hiệu nhắm đến khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. Sheraton là một trong những khách sạn năm sao có tổ chức hệ thống kinh doanh hàng hiệu lớn nhất. Ở đây tập trung nhiều nhãn hàng lớn như Milano, Dolce & Gabbana, Versace, Moschino, Roberto Cavalli, René Caovilla...
Bà Đặng Tú Anh, phụ trách tiếp thị cửa hàng Milano, cho biết bà thuê địa điểm tại Sheraton để nhập túi xách, giày dép, quần áo... chính hãng về phục vụ đối tượng khách lưu trú, “khách Việt Nam cũng có nhưng không nhiều”.
Để bảo vệ thương hiệu và hình ảnh CK tại Việt Nam, hãng này đã chính thức mời Công ty luật Baker & McKenzie (Mỹ) bảo vệ quyền lợi cho mình đối với các đơn vị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Baker & McKenzie sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để chống các vụ sản xuất và buôn bán hàng nhái, hàng giả CK.
Trước khi CK chính thức xuất hiện, các điểm bày bán hàng CK không chính hãng trong thành phố cũng đã nhận được thông điệp phải “thanh lý” hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, một chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ cho rằng việc chống hàng nhái, hàng giả của các nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam vẫn sẽ là một cuộc chiến cam go.
Ngay giữa lòng Tp.HCM, Saigon Square được biết đến như “điểm thu nhỏ của cả thế giới thời trang”. Ở đây có sự hiện diện của hầu hết nhãn hiệu nổi tiếng, tất nhiên chỉ là hàng nhái, hàng “copy” thương hiệu, từ túi xách, giày dép, mắt kính, đồng hồ cho đến quần áo. Các loại áo thun “cá sấu” (Lacoste), “tom-mỳ” (Tommy) và “con ngựa” (Ralp Lauren), Belano cùng một loạt áo sơmi có thương hiệu nổi tiếng khác như Gap, Versace, D&G... đều góp mặt.
Còn quần jeans thì nhiều không kể xiết, từ các nhãn hiệu thông thường như Levi’s, Guess, CK, Gap cho đến thương hiệu “thứ dữ” như G-Star, Replay, Glamour, D&G... Giá bán của các loại áo thun tại đây dao động trong khoảng 50.000-150.000 đồng/áo, quần jeans 150.000-300.000 đồng/quần, áo sơmi 80.000-200.000 đồng/áo.
Khác với thời gian đầu người bán thường nói mập mờ, lúc thì “hàng xách tay ở bển về”, khi thì nói hàng xuất khẩu bị lỗi nên dạt ra đây (!?), nay người bán nói thẳng là hàng “lên ở đây” (nếu là áo thun), “lấy từ Campuchia về” (nếu là hàng jeans) và mua từ Trung Quốc (chủ yếu ở tỉnh Quảng Đông do nơi này bán hàng nhái thương hiệu siêu rẻ).
* Để phân biệt hàng thật với hàng giả, ngoài yếu tố “tiền nào của đó”, có một vài điểm cần lưu ý đối với những người muốn mua hàng thật nhưng chẳng may bị nơi bán “luộc” hoặc tráo hàng.
Chẳng hạn với quần jeans Levi’s thật kiểu cổ điển “đời 501” thì chỉ toàn cài nút, giá 1,2-2,5 triệu đồng/quần, không hề có dây kéo, khuy nút trên cùng có khắc rõ số 501, túi may hai đường chỉ chằng lên nhau. Còn dòng Redtap thường có dây kéo, bắt đầu bằng một loạt dãy số như 512 (lưng xệ), 523 (lưng xệ, ống suôn đứng ôm sát người), 525 (ống suôn xoay).
Cao cấp hơn Redtap là Redlop, giá bán 2,2-3,5 triệu đồng/quần, mình vải dày nhưng mềm, màu rất đẹp. Bị giả nhiều nhất của Levi’s là “501”, thường được may toàn dây kéo và Redtap do kiểu dáng dễ bắt chước. Còn Redlop giả, mác gắn sau lưng quần có hình hai con ngựa kéo xe, sau vài nước giặt hình hai con ngựa sẽ... bay mất, trong khi hàng thật thì hình hai con ngựa được khắc chìm và không cách gì phai được.
Hãng này đang ráo riết hoàn tất những công việc cuối cùng để khai trương một cửa hàng sang trọng ngay tại trung tâm thành phố, cùng lúc với CK - hãng thời trang danh tiếng của Mỹ cũng sẽ chính thức ra mắt vào trung tuần tháng năm này. Tuy nhiên, con đường chinh phục “túi tiền” người tiêu dùng Việt Nam của các hãng này được dự báo sẽ không đơn giản chút nào.
Thời trang Calvin Klein (CK) đến Việt Nam giữa lúc nhãn hàng Mango (Tây Ban Nha) đang gây cơn sốt nhè nhẹ trong giới trẻ. Một nhà thiết kế thời trang khá nổi tiếng của Tp.HCM cho biết mặc dù ưu tiên diện “hàng nhà” nhưng chị cũng là một “fan” của Mango.
“Tôi thích cách tiếp cận khách hàng trực tiếp của hãng này. Họ thường xuyên nhắn cho tôi các tin tức kiểu như “Mango đang giảm giá một số mặt hàng” khiến cho tôi dù có bận rộn cỡ nào cũng sắp xếp chạy đến xem thử” - chị nói. Mango chủ yếu giới thiệu các bộ sưu tập thời trang nữ có thông số kỹ thuật khá phù hợp với vóc dáng người Việt Nam, thích hợp với mùa hè do màu sắc trang nhã, chất liệu vải nhẹ, mát.
“Đốt” tiền vì hàng hiệu
Ngoài Mango, CK cũng sẽ cạnh tranh với hàng loạt nhãn hiệu nổi tiếng đang hiện diện tại hai trung tâm chuyên doanh hàng thời trang của Tp.HCM là Parkson và Diamond Plaza. Điểm sơ qua có thể thấy những Ungaro, Timberland, Guess, Valentino Rydy, Guy Laroche, Alain Delon, Levi's... Hầu hết đều là hàng chính hãng được sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông... Parkson được giới sành thời trang ưu ái hơn về độ tin cậy khi mua hàng so với Diamond.
Theo giới kinh doanh, khách đến Parkson thường để mua sắm thật sự, phần lớn là người nước ngoài, doanh nhân, công chức có thu nhập cao và giới trẻ con nhà giàu. Một nhân viên thu ngân ở đây cho biết cô đã từng tính một hóa đơn trị giá 28 triệu đồng cho một vị khách trung niên khoảng 40 tuổi nhân dịp nghỉ lễ vừa rồi. Gây ấn tượng mạnh nhất với cô là bộ vest của Louis Féraud trị giá 10 triệu đồng được ông khách “đưa tay lướt nhẹ lên cổ áo, vuốt một lượt suốt thân” trước khi quyết định mặc thử để mua.
Giá bán của hàng hiệu cao cấp thường không rẻ. Áo sơmi của Timberland sơ sơ khoảng... 1,2 triệu đồng/chiếc, áo thun trung bình 500.000 đồng/chiếc. Áo sơmi của Louis Féraud cũng không dưới 700.000 đồng/chiếc, quần tây trên 1,5 triệu đồng/chiếc, veston trên 8 triệu đồng/bộ. Hay như một chiếc quần jeans của Levi's giá trung bình cũng đã trên 1,5 triệu đồng, có kiểu lên đến gần 2,5 triệu đồng/quần là giá rất bình thường đối với người chuyên dùng đồ hiệu. Áo thun Lacoste trên đường Đồng Khởi cũng xấp xỉ trên 1,6 triệu đồng/áo.
Một số thương hiệu khác như Giordano, Bossini hay Baleno có giá mềm hơn, áo thun các loại trung bình 300.000-400.000 đồng/áo, quần jeans 700.000-800.000 đồng/quần. Một thương hiệu nổi tiếng khác cũng đang được giới sành điệu “chấm” là United Color of Benetton, giá bán áo thun trung bình trên 400.000 đồng/áo, quần jeans trên 700.000 đồng/quần và cũng chỉ mới xuất hiện ở thành phố hơn một năm nay.
Những người “mê” đồ hiệu thứ thiệt đều có chung nhận xét: điểm khác biệt lớn nhất giữa đồ hiệu và đồ... không hiệu là kiểu dáng và chất liệu sản phẩm. “Cũng là quần jeans nhưng mình vải hàng jeans của Levi's mềm và đứng quần, wash rất đúng điệu, dáng quần đúng chuẩn, mặc không chê vào đâu được” - P., làm việc ở Parkson, một người “nghiện Levi’s”, nói.
Còn áo sơmi, 100 kiểu như một, nhưng “nếu đã thích Ungaro thì khó lòng chọn áo của thương hiệu khác khi chất liệu vải của Ungaro mặc vào rất mát, màu sắc lại hài hòa, đường may sắc sảo tinh tế, cảm giác rất tự tin, trông mình lịch lãm hẳn lên”, một doanh nhân nhận xét.
Đồ thun cũng vậy. Dù giá của một chiếc áo thun Lacoste không bao giờ dưới 1 triệu đồng/áo, nhưng những ai đã lỡ “mê” thương hiệu này cũng khó cầm lòng mỗi khi hãng này tung ra màu mới. Dáng áo trẻ trung, tôn vẻ đẹp của hình dáng người mặc, màu sắc tươi tắn mát mắt là các yếu tố chính để quí cô, quí bà lẫn quí ông nhất trí khi nói đến.
Tìm một “chỗ đứng”
Hàng hiệu tại Việt Nam không thiếu, nhưng giới mê hàng hiệu vẫn mong muốn các hãng thời trang có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Bởi nếu không có nhà phân phối, hàng hiệu về Việt Nam thông qua những đợt nhập hàng lẻ mẻ hoặc bằng đường xách tay thường đã lỗi mốt, không theo kịp trào lưu thời trang trên thế giới.
CK cũng đã chọn được nhà phân phối của mình - Công ty Cổ phần Quốc tế C&T. Để lọt vào “mắt xanh” của CK, C&T phải đáp ứng một loạt điều kiện về kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hàng thời trang, qui mô nhân sự, tiềm lực tài chính... Trước khi hợp tác với CK, C&T đã là nhà phân phối mỹ phẩm Lanéige (Hàn Quốc), nước hoa Lolita Lempicka (Pháp), quần áo thời trang Tony Wear (Mỹ), dòng sản phẩm làm nail chuyên nghiệp O.P.I (Mỹ)...
Tuy nhiên, một chuyên gia thời trang cho rằng cũng như các hãng hàng hiệu khác, trong thời gian đầu C&T sẽ gặp khó trong việc thu hút một lượng khách hàng đông và ổn định vì kinh doanh quần áo thời trang tại Việt Nam vẫn được xem là một nghề “mạo hiểm”.
Chị phân tích: “Thời trang là một sản phẩm nhạy cảm liên quan đến tâm sinh lý của người tiêu dùng. Chưa ai có thể đo lường được xu hướng thời trang tại Việt Nam là gì, thị hiếu của người tiêu dùng đối với thời trang theo mùa cũng chưa có gì rõ ràng. Ngoài ra, để làm người sành điệu không nhất thiết phải diện hàng hiệu mắc tiền. Một bộ quần áo vừa phải nhưng túi xách và đôi giày “xịn” sẽ tôn vẻ đẹp của chủ nhân lên rất nhiều” - chị nói.
Để giảm giá thành, các hãng thời gian đang chọn lựa nhiều phương thức hợp tác khác nhau với các đối tác Việt Nam khi gia nhập thị trường. Trước đó, Hãng Pierre Cardin đã nhượng quyền thương hiệu cho Công ty An Phước. Hãng Valentino Rudy cũng hợp tác theo cách này với Công ty TNHH Danti. Theo ông Đặng Ngọc Tình, giám đốc Danti, công ty đã làm đại lý cho Valentino Rudy từ năm 2001 trước khi được nhượng quyền sử dụng thương hiệu này năm 2005.
Với mức phí nhượng quyền trả hằng năm, Danti được quyền đặt hàng chính hãng may theo “gu” Việt Nam với nguyên liệu, màu sắc và thông số kỹ thuật phù hợp. “Với hợp đồng nhượng quyền, tôi được cả quyền lập công ty sản xuất, nhưng đến thời điểm này tôi chưa nghĩ đến chuyện đó vì để tổ chức sản xuất không phải đơn giản” - ông Tình nói. Hiện nay, Danti có bốn cửa hàng tại Hà Nội và Tp.HCM bán sản phẩm quần tây, áo sơmi, veston... Valentino Rudy phục vụ chủ yếu giới doanh nhân, còn nghệ sĩ vẫn rất ít.
Giới khách du lịch lưu trú tại các khách sạn sang trọng trong thành phố cũng là một đối tượng mà các hãng hàng hiệu nhắm đến khi đặt chân vào thị trường Việt Nam. Sheraton là một trong những khách sạn năm sao có tổ chức hệ thống kinh doanh hàng hiệu lớn nhất. Ở đây tập trung nhiều nhãn hàng lớn như Milano, Dolce & Gabbana, Versace, Moschino, Roberto Cavalli, René Caovilla...
Bà Đặng Tú Anh, phụ trách tiếp thị cửa hàng Milano, cho biết bà thuê địa điểm tại Sheraton để nhập túi xách, giày dép, quần áo... chính hãng về phục vụ đối tượng khách lưu trú, “khách Việt Nam cũng có nhưng không nhiều”.
Để bảo vệ thương hiệu và hình ảnh CK tại Việt Nam, hãng này đã chính thức mời Công ty luật Baker & McKenzie (Mỹ) bảo vệ quyền lợi cho mình đối với các đơn vị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Baker & McKenzie sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để chống các vụ sản xuất và buôn bán hàng nhái, hàng giả CK.
Trước khi CK chính thức xuất hiện, các điểm bày bán hàng CK không chính hãng trong thành phố cũng đã nhận được thông điệp phải “thanh lý” hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, một chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ cho rằng việc chống hàng nhái, hàng giả của các nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam vẫn sẽ là một cuộc chiến cam go.
Ngay giữa lòng Tp.HCM, Saigon Square được biết đến như “điểm thu nhỏ của cả thế giới thời trang”. Ở đây có sự hiện diện của hầu hết nhãn hiệu nổi tiếng, tất nhiên chỉ là hàng nhái, hàng “copy” thương hiệu, từ túi xách, giày dép, mắt kính, đồng hồ cho đến quần áo. Các loại áo thun “cá sấu” (Lacoste), “tom-mỳ” (Tommy) và “con ngựa” (Ralp Lauren), Belano cùng một loạt áo sơmi có thương hiệu nổi tiếng khác như Gap, Versace, D&G... đều góp mặt.
Còn quần jeans thì nhiều không kể xiết, từ các nhãn hiệu thông thường như Levi’s, Guess, CK, Gap cho đến thương hiệu “thứ dữ” như G-Star, Replay, Glamour, D&G... Giá bán của các loại áo thun tại đây dao động trong khoảng 50.000-150.000 đồng/áo, quần jeans 150.000-300.000 đồng/quần, áo sơmi 80.000-200.000 đồng/áo.
Khác với thời gian đầu người bán thường nói mập mờ, lúc thì “hàng xách tay ở bển về”, khi thì nói hàng xuất khẩu bị lỗi nên dạt ra đây (!?), nay người bán nói thẳng là hàng “lên ở đây” (nếu là áo thun), “lấy từ Campuchia về” (nếu là hàng jeans) và mua từ Trung Quốc (chủ yếu ở tỉnh Quảng Đông do nơi này bán hàng nhái thương hiệu siêu rẻ).
* Để phân biệt hàng thật với hàng giả, ngoài yếu tố “tiền nào của đó”, có một vài điểm cần lưu ý đối với những người muốn mua hàng thật nhưng chẳng may bị nơi bán “luộc” hoặc tráo hàng.
Chẳng hạn với quần jeans Levi’s thật kiểu cổ điển “đời 501” thì chỉ toàn cài nút, giá 1,2-2,5 triệu đồng/quần, không hề có dây kéo, khuy nút trên cùng có khắc rõ số 501, túi may hai đường chỉ chằng lên nhau. Còn dòng Redtap thường có dây kéo, bắt đầu bằng một loạt dãy số như 512 (lưng xệ), 523 (lưng xệ, ống suôn đứng ôm sát người), 525 (ống suôn xoay).
Cao cấp hơn Redtap là Redlop, giá bán 2,2-3,5 triệu đồng/quần, mình vải dày nhưng mềm, màu rất đẹp. Bị giả nhiều nhất của Levi’s là “501”, thường được may toàn dây kéo và Redtap do kiểu dáng dễ bắt chước. Còn Redlop giả, mác gắn sau lưng quần có hình hai con ngựa kéo xe, sau vài nước giặt hình hai con ngựa sẽ... bay mất, trong khi hàng thật thì hình hai con ngựa được khắc chìm và không cách gì phai được.