Hàng trang sức ế chỏng tại Mỹ
Xu thế thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng đang khiến ngành công nghiệp trang sức điêu đứng
Nếu tình hình kinh tế không tệ như hiện nay, anh Billy Mitchel và cô bạn gái Nicole Drucker ở San Francisco (Mỹ) chắc đã chi 10.000 USD để mua nhẫn đính hôn.
Nhưng hiện tại, cô Drucker đang thất nghiệp và cặp đôi này cần tiết kiệm tiền để mua nhà. Do đó, vào tháng 4 vừa qua, anh Mitchell đã quỳ xuống cầu hôn bạn gái với một chiếc nhẫn giá 4.000 USD mà anh mua qua mạng.
“Chúng tôi cần quyết định nên để tiền vào đâu cho hợp lý. Chẳng dại gì mà gắn cả một đống tiền lên ngón tay cô ấy”, anh Mitchell nói.
Đúng như anh Mitchell nghĩ, trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, nhiều người tiêu dùng muốn để tiền trong ví hơn là trên tay, trên cổ hay trên tai. Xu thế thắt lưng buộc bụng này của người tiêu dùng đang khiến ngành công nghiệp trang sức trở thành một trong những lĩnh vực hứng chịu nhiều hậu quả nhất.
Hoạt động chi tiêu tùng tiệm thành “mốt” đã đẩy nhiều mỏ kim cương vào thế sản xuất cầm chừng, dẫn tới hoạt động giảm giá mạnh ở các chuỗi cửa hàng trang sức và buộc hàng trăm gian hàng nữ trang vào tình trạng đóng cửa.
Tháng 6 vừa qua, giá bán buôn trên thị trường quốc tế của những viên kim cương đã qua đánh bóng đã giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhẫn đính hôn có gắn kim cương - một trong những mặt hàng chủ đạo ở hãng bán lẻ trang sức Tiffany - đã giảm 10% so với thời điểm mùa nghỉ Giáng sinh năm ngoái.
Những món trang sức càng đắt thì doanh số giảm càng mạnh. Tại các cửa hàng của Tiffany, doanh số những món đồ trị giá trên 50.000 USD là yếu hơn cả.
Để vượt suy thoái, nhiều chuỗi bán lẻ nữ trang đã phải giảm tốc độ mở cửa hàng mới, cắt giảm chi phí, giảm hàng tồn kho và chi phí quảng cáo. Các hãng bán lẻ trang sức nổi tiếng của Mỹ như Harry Winston, Tiffany, Zales và De Beers mới đây đã đồng loạt cắt giảm hàng trăm việc làm trong mỗi hãng.
Do đặc thù của mặt hàng nữ trang là đắt tiền và hàng tồn kho giảm chậm ngay cả ở thời điểm kinh tế tăng trưởng tốt, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, nhiều công ty kinh doanh trang sức rơi vào cảnh ngập trong nợ nần. Tháng 2 vừa qua, hãng bán lẻ trang sức Finlay Enterprises đã tuyên bố đóng cửa toàn bộ gian hàng trang sức tại các siêu thị và ngừng hoạt động chừng 40 trong tổng số 100 cửa hàng riêng.
Năm ngoái, nhiều chuỗi bán lẻ trang sức của Mỹ đã phải nộp đơn xin phá sản như Fortunoff, Whitehall Jewelers, Friedman’s, Christian Bernard và Ultra Stores. Những hãng còn tồn tại tới nay thì liên tục thua lỗ, bất chấp quy mô lớn như Harry Winston và Bulgari hay bé như Zales và Claire’s Stores. Cá biệt có hãng Tiffany vẫn làm ăn có lãi, nhưng doanh số đã giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả sau khi “cơn bão” này tan đi, số công ty nữ trang còn trụ lại được sẽ giảm đi rất nhiều. Theo ông Kenneth Gassman, Chủ tịch Viện nghiên cứu Công nghiệp trang sức của Mỹ, số hãng chế tác nữ trang ở nước này phải đóng cửa trong năm nay sẽ tăng 20% so với năm ngoái.
Các hãng bán lẻ tổng hợp hàng đầu tại Mỹ như Wal-Mart, J. C. Penney, BJ’s Wholesale Club và Costco cũng đều liệt trang sức vào danh sách những mặt hàng ế ẩm nhất trong năm nay. Theo hãng phân tích thị trường trực tuyến comScore, doanh số thị trường trực tuyến dành cho trang sức và đồng hồ tại Mỹ đã giảm 7% trong quý 1 vừa qua.
Hãng bán hàng trang sức trực tuyến nổi tiếng Blue Nile cho hay, khách hàng đang có xu hướng chọn những mặt hàng giá rẻ hơn, chẳng hạn chọn nhẫn đính hôn gắn đá bán quý thay vì gắn kim cương. Tuy nhiên, so với các mặt hàng khác, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đang là những mặt hàng có mức doanh số trụ vững hơn cả, vì đây là những thứ không thể thiếu cho việc cầu hôn và kết hôn.
Cũng nhằm mục đích tiết kiệm mà vẫn đảm bảo vẻ sang trọng khi xuất hiện ở các buổi tiệc tùng, nhiều người Mỹ không mua trang sức mà đi thuê theo tuần hoặc theo tháng. Tại trang web cho thuê trang sức có tên Avelle, số khách hàng đăng ký thuê nữ trang của các thương hiệu nổi tiếng như Chanel hay Louis Vuitton đang tăng với tốc độ hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
(Theo New York Times)
Nhưng hiện tại, cô Drucker đang thất nghiệp và cặp đôi này cần tiết kiệm tiền để mua nhà. Do đó, vào tháng 4 vừa qua, anh Mitchell đã quỳ xuống cầu hôn bạn gái với một chiếc nhẫn giá 4.000 USD mà anh mua qua mạng.
“Chúng tôi cần quyết định nên để tiền vào đâu cho hợp lý. Chẳng dại gì mà gắn cả một đống tiền lên ngón tay cô ấy”, anh Mitchell nói.
Đúng như anh Mitchell nghĩ, trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay, nhiều người tiêu dùng muốn để tiền trong ví hơn là trên tay, trên cổ hay trên tai. Xu thế thắt lưng buộc bụng này của người tiêu dùng đang khiến ngành công nghiệp trang sức trở thành một trong những lĩnh vực hứng chịu nhiều hậu quả nhất.
Hoạt động chi tiêu tùng tiệm thành “mốt” đã đẩy nhiều mỏ kim cương vào thế sản xuất cầm chừng, dẫn tới hoạt động giảm giá mạnh ở các chuỗi cửa hàng trang sức và buộc hàng trăm gian hàng nữ trang vào tình trạng đóng cửa.
Tháng 6 vừa qua, giá bán buôn trên thị trường quốc tế của những viên kim cương đã qua đánh bóng đã giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá nhẫn đính hôn có gắn kim cương - một trong những mặt hàng chủ đạo ở hãng bán lẻ trang sức Tiffany - đã giảm 10% so với thời điểm mùa nghỉ Giáng sinh năm ngoái.
Những món trang sức càng đắt thì doanh số giảm càng mạnh. Tại các cửa hàng của Tiffany, doanh số những món đồ trị giá trên 50.000 USD là yếu hơn cả.
Để vượt suy thoái, nhiều chuỗi bán lẻ nữ trang đã phải giảm tốc độ mở cửa hàng mới, cắt giảm chi phí, giảm hàng tồn kho và chi phí quảng cáo. Các hãng bán lẻ trang sức nổi tiếng của Mỹ như Harry Winston, Tiffany, Zales và De Beers mới đây đã đồng loạt cắt giảm hàng trăm việc làm trong mỗi hãng.
Do đặc thù của mặt hàng nữ trang là đắt tiền và hàng tồn kho giảm chậm ngay cả ở thời điểm kinh tế tăng trưởng tốt, trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, nhiều công ty kinh doanh trang sức rơi vào cảnh ngập trong nợ nần. Tháng 2 vừa qua, hãng bán lẻ trang sức Finlay Enterprises đã tuyên bố đóng cửa toàn bộ gian hàng trang sức tại các siêu thị và ngừng hoạt động chừng 40 trong tổng số 100 cửa hàng riêng.
Năm ngoái, nhiều chuỗi bán lẻ trang sức của Mỹ đã phải nộp đơn xin phá sản như Fortunoff, Whitehall Jewelers, Friedman’s, Christian Bernard và Ultra Stores. Những hãng còn tồn tại tới nay thì liên tục thua lỗ, bất chấp quy mô lớn như Harry Winston và Bulgari hay bé như Zales và Claire’s Stores. Cá biệt có hãng Tiffany vẫn làm ăn có lãi, nhưng doanh số đã giảm tới 34% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả sau khi “cơn bão” này tan đi, số công ty nữ trang còn trụ lại được sẽ giảm đi rất nhiều. Theo ông Kenneth Gassman, Chủ tịch Viện nghiên cứu Công nghiệp trang sức của Mỹ, số hãng chế tác nữ trang ở nước này phải đóng cửa trong năm nay sẽ tăng 20% so với năm ngoái.
Các hãng bán lẻ tổng hợp hàng đầu tại Mỹ như Wal-Mart, J. C. Penney, BJ’s Wholesale Club và Costco cũng đều liệt trang sức vào danh sách những mặt hàng ế ẩm nhất trong năm nay. Theo hãng phân tích thị trường trực tuyến comScore, doanh số thị trường trực tuyến dành cho trang sức và đồng hồ tại Mỹ đã giảm 7% trong quý 1 vừa qua.
Hãng bán hàng trang sức trực tuyến nổi tiếng Blue Nile cho hay, khách hàng đang có xu hướng chọn những mặt hàng giá rẻ hơn, chẳng hạn chọn nhẫn đính hôn gắn đá bán quý thay vì gắn kim cương. Tuy nhiên, so với các mặt hàng khác, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới đang là những mặt hàng có mức doanh số trụ vững hơn cả, vì đây là những thứ không thể thiếu cho việc cầu hôn và kết hôn.
Cũng nhằm mục đích tiết kiệm mà vẫn đảm bảo vẻ sang trọng khi xuất hiện ở các buổi tiệc tùng, nhiều người Mỹ không mua trang sức mà đi thuê theo tuần hoặc theo tháng. Tại trang web cho thuê trang sức có tên Avelle, số khách hàng đăng ký thuê nữ trang của các thương hiệu nổi tiếng như Chanel hay Louis Vuitton đang tăng với tốc độ hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
(Theo New York Times)