Hậu tăng giá xăng: Hàng hóa, dịch vụ nào sẽ “ăn theo”?
Sau khi xăng dầu tăng giá mạnh, không ít người tiêu dùng đã lo giá nhiều hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng theo
Giá xăng dầu đã chính thức được điều chỉnh tăng từ 600 – 2.100 đồng/lít từ 7/3, điều này đã khiến nhiều người lo ngại, tới đây giá của nhiều hàng hóa, dịch vụ lại “leo dốc”.
Khi, những tháng đầu năm nay, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu như sữa, gas đã có mức tăng khá mạnh.
Chỉ trong vòng 3 tháng, giá của mặt hàng gas đã có 4 lần được điều chỉnh tăng và 2 lần điều chỉnh giảm. Tổng mức tăng qua các lần là 100.000 đồng/bình 12kg. Hiện giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng, tùy theo từng hãng là gần 500.000 đồng/bình 12kg.
Trước việc giá gas liên tục tăng cao, nhiều hộ dân đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong để giảm bớt một phần chi phí cho nhiên liệu. Tuy nhiên từ 1/3, giá bán của than tổ ong cũng đã được điều chỉnh tăng thêm khoảng 20.000 đồng/100 viên, lên mức 270.000 - 280.000 đồng/100 viên.
Còn theo thông tin từ Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ngay từ cuối tháng 2/2012, các mặt hàng hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội đầu, nước xả vải... cũng đã tăng từ 5 – 10%, so với giá bán trước đó.
Trong khi người dân còn chưa kịp “quen” với mức tăng giá của nhiều mặt hàng thì ngày 7/3, giá xăng dầu – nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh đã chính thức tăng thêm từ 600 – 2.100 đồng/lít(kg).
Mức tăng trên là khá cao, nhưng theo Bộ Tài chính đây mới chỉ bằng từ 12,56 - 40,95% mức đáng ra phải điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Nếu tính đủ thuế theo barem thuế thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng từ 4.200 - 6.500 đồng/lít, tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu.
Với việc tăng giá mạnh của giá xăng dầu và tới đây sẽ là giá điện, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội dự báo rằng, sắp tới giá của nhiều hàng hóa sẽ lại “rủ nhau” tăng, dù mức giá hiện nay cũng đã khá cao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam thì chia sẻ, qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu trên thế giới và công tác điều hành của các cơ quan quản lý đối với mặt hàng này, cách đây cả tháng Hiệp hội đã khuyến cáo các doanh nghiệp vận tải cần phải tiết giảm mọi chi phí và sẵn sàng với việc giá xăng dầu sẽ tăng.
Hiệp hội cũng đã khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên chỉ nên điều chỉnh giá khi các yếu tố đầu vào tăng từ 10% trở lên, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động vận tải nói chung của toàn bộ nền kinh tế.
Trong lần điều chỉnh này, mức tăng của giá xăng là khoảng 10%, như vậy, chi phí đầu vào của loại hình vận tải hành khách bằng taxi sẽ tăng thêm khoảng 5%. “Điều này sẽ khiến các hãng taxi sẽ phải cân nhắc đến phương án tăng giá. Tuy nhiên, để thay đổi giá cước các hãng sẽ phải tiến hành các thủ tục cần thiết, nên có lẽ phải đến trung tuần tháng 3, giá cước mới sẽ được áp dụng”, ông Hùng dự báo.
Còn đối với loại hình vận tải hành khách và hàng hóa sử dụng nhiên liệu là dầu diezel, ông Hùng cho rằng, lần này mức điều chỉnh tăng chỉ là 5%, nên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp chỉ bị “đội” lên khoảng 2%, nên giá cước có thể sẽ tiếp tục được giữ nguyên như hiện hành.
Khi, những tháng đầu năm nay, giá của nhiều mặt hàng thiết yếu như sữa, gas đã có mức tăng khá mạnh.
Chỉ trong vòng 3 tháng, giá của mặt hàng gas đã có 4 lần được điều chỉnh tăng và 2 lần điều chỉnh giảm. Tổng mức tăng qua các lần là 100.000 đồng/bình 12kg. Hiện giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng, tùy theo từng hãng là gần 500.000 đồng/bình 12kg.
Trước việc giá gas liên tục tăng cao, nhiều hộ dân đã chuyển sang dùng bếp than tổ ong để giảm bớt một phần chi phí cho nhiên liệu. Tuy nhiên từ 1/3, giá bán của than tổ ong cũng đã được điều chỉnh tăng thêm khoảng 20.000 đồng/100 viên, lên mức 270.000 - 280.000 đồng/100 viên.
Còn theo thông tin từ Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, ngay từ cuối tháng 2/2012, các mặt hàng hóa mỹ phẩm như sữa tắm, dầu gội đầu, nước xả vải... cũng đã tăng từ 5 – 10%, so với giá bán trước đó.
Trong khi người dân còn chưa kịp “quen” với mức tăng giá của nhiều mặt hàng thì ngày 7/3, giá xăng dầu – nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, kinh doanh đã chính thức tăng thêm từ 600 – 2.100 đồng/lít(kg).
Mức tăng trên là khá cao, nhưng theo Bộ Tài chính đây mới chỉ bằng từ 12,56 - 40,95% mức đáng ra phải điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Nếu tính đủ thuế theo barem thuế thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng từ 4.200 - 6.500 đồng/lít, tuỳ theo từng chủng loại xăng dầu.
Với việc tăng giá mạnh của giá xăng dầu và tới đây sẽ là giá điện, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội dự báo rằng, sắp tới giá của nhiều hàng hóa sẽ lại “rủ nhau” tăng, dù mức giá hiện nay cũng đã khá cao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam thì chia sẻ, qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu trên thế giới và công tác điều hành của các cơ quan quản lý đối với mặt hàng này, cách đây cả tháng Hiệp hội đã khuyến cáo các doanh nghiệp vận tải cần phải tiết giảm mọi chi phí và sẵn sàng với việc giá xăng dầu sẽ tăng.
Hiệp hội cũng đã khuyến nghị các doanh nghiệp thành viên chỉ nên điều chỉnh giá khi các yếu tố đầu vào tăng từ 10% trở lên, để tránh ảnh hưởng đến hoạt động vận tải nói chung của toàn bộ nền kinh tế.
Trong lần điều chỉnh này, mức tăng của giá xăng là khoảng 10%, như vậy, chi phí đầu vào của loại hình vận tải hành khách bằng taxi sẽ tăng thêm khoảng 5%. “Điều này sẽ khiến các hãng taxi sẽ phải cân nhắc đến phương án tăng giá. Tuy nhiên, để thay đổi giá cước các hãng sẽ phải tiến hành các thủ tục cần thiết, nên có lẽ phải đến trung tuần tháng 3, giá cước mới sẽ được áp dụng”, ông Hùng dự báo.
Còn đối với loại hình vận tải hành khách và hàng hóa sử dụng nhiên liệu là dầu diezel, ông Hùng cho rằng, lần này mức điều chỉnh tăng chỉ là 5%, nên chi phí đầu vào của các doanh nghiệp chỉ bị “đội” lên khoảng 2%, nên giá cước có thể sẽ tiếp tục được giữ nguyên như hiện hành.