Những hàng hóa tăng giá mạnh tại Việt Nam năm nay
Năm 2011, người tiêu dùng đã phải chứng kiến sự tăng giá liên tiếp của khá nhiều mặt hàng, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu năm
Năm 2011, người tiêu dùng đã phải chứng kiến sự tăng giá liên tiếp của khá nhiều mặt hàng, đặc biệt trong giai đoạn nửa đầu năm.
Xăng dầu: Tăng nhảy vọt, giảm nhỏ giọt
Chỉ trong vòng hơn một tháng từ 24/2 đến 29/3, giá xăng A92 đã có tới 2 lần tăng, với mức tăng 4.900 đồng/lít từ mức 16.400 đồng lên mức 21.300 đồng/lít. Dầu diesel thì tăng tới 6.350 đồng lít từ 14.750 đồng lên 21.100 đồng/lít. Đây là mức giá xăng dầu cao nhất từ trước đến nay.
Sau gần 5 tháng “án binh bất động”, mãi đến ngày 26/8, giá bán của các mặt hàng này mới được điều chỉnh giảm nhẹ. Xăng giảm 500 đồng/lít, xuống còn 20.800 đồng/lít. Dầu diesel 0,05S từ 21.100 đồng/lít giảm còn 20.800 đồng/lít, tức giảm 300 đồng/lít.
Tuy nhiên, lần giảm giá này đã có sự bất đồng ý kiến giữa liên bộ Tài chính - Công Thương. Bộ Tài chính thì khẳng định rằng doanh nghiệp đã có lãi tại thời điểm đó, còn Bộ Công Thương thì cho rằng doanh nghiệp lỗ.
Để làm sáng tỏ vấn đề, ngày 20/9, Bộ Tài chính đã thành lập đoàn kiểm tra giá nhập khẩu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Kết quả vừa được công bố ngày 19/12 cho thấy, tại thời điểm 26/8/2011, kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa của các doanh nghiệp từ 1/7 - 26/8/2011 về cơ bản không lỗ lớn hoặc có lãi.
Ngoài ra, kết quả kiểm tra còn cho thấy, các doanh nghiệp này đều chi vượt định mức chi phí kinh doanh là 600 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng dầu và 400 đồng/kg đối với dầu mazut. Vượt chi được xem là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thua lỗ trong thời gian qua.
Gas: Tăng 9 lần, giảm 6 lần
Trong năm qua, giá gas đã có tới 9 lần tăng giá. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2011, mặt hàng này đã có 2 lần tăng giá với mức tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/bình 12 kg, tùy theo từng hãng.
Đến tháng 5, giá gas lại tiếp tục ghi nhận mức tăng lên tới 28.000 - 30.000 đồng/bình 12 kg.
Tuy nhiên, đan xen giữa những lần tăng, nhiên liệu này cũng có những đợt giảm giá. Tổng cộng trong cả năm là 6 lần.
Mới đây nhất, vào đầu tháng 12, giá gas tiếp tục tăng thêm 5.000 đồng/bình. Hiện giá bán lẻ gas tới tay người tiêu dùng của các hãng như Saigon Petro, Giadinh Gas, CD Petro... dao động từ 350.000 - 360.000 đồng/bình 12kg.
Năm tới, theo ước tính của Bộ Công Thương nhu cầu tiêu dùng gas của Việt Nam sẽ tăng dao động trong khoảng 6 - 7%, so với năm 2011. Trong khi, tổng nguồn cung gas nội địa từ nhà máy Dinh Cố và Dung Quất mới đạt khoảng 640 nghìn tấn, đáp ứng khoảng 48% nhu cầu của thị trường. 52% nhu cầu còn lại sẽ phải dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.
Hai lần tăng trần giá vé máy bay
Vào 27/4, khung giá trần đối với vé máy bay nội địa đã được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng khoảng 20% so với mức áp dụng trước đó.
Mới đây nhất, ngày 6/12, cơ quan này lại tiếp tục ban hành Nghị định số 2967/QĐ-BTC về khung giá cước vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa. Cụ thể, mức trần khung giá cước của nhóm I – nhóm có khoảng cách dưới 500 km, giá vé tối đa là 1,7 triệu đồng/vé (một chiều); nhóm II khoảng cách từ 500 km đến dưới 850 km, có mức giá tối đa là 2,25 triệu đồng/vé; nhóm III có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km, giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé; nhóm IV có khoảng cách từ 1.000 km đến dưới 1.280 km, giá vé cao nhất là 3,4 triệu đồng/vé; nhóm V từ 1.280 km trở lên có mức giá tối đa là 4 triệu đồng/vé.
Trên cơ sở này, từ 15/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đơn vị chiếm tới trên 80% thị phần khai thác nội địa đã điều chỉnh giá vé máy bay nội địa theo khung giá trần mới.
Mức giá cao nhất Vietnam Airlines áp dụng đối với hạng phổ thông là 20% và không quá 5% đối với hạng thương gia. Theo đó, đối với đường bay Hà Nội – Tp.HCM, giá trần được áp dụng là 2,56 triệu đồng/lượt, tăng 20% so với mức giá cũ là 2,22 triệu đồng/lượt.
Sữa “đến hẹn lại tăng”?
Trong năm 2011, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị điều chỉnh giá đầu tiên, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011.
Tiếp đến, Mead Johnson là công ty thứ hai điều chỉnh giá bán các sản phẩm sữa Enfagrow, Enfakid với mức tăng khoảng 7- 8%.
Sau Tết Nguyên đán, từ ngày 8/2, lại có thêm công ty FrieslandCampina Việt Nam chính thức tăng giá hầu hết các sản phẩm sữa Friso với mức tăng từ 5 - 10%. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) mức tăng là từ 13 - 15%.
Công ty 3A (nhà phân phối các sản phẩm sữa Abbott Hoa Kỳ) thì từ 1/3 bắt đầu điều chỉnh tăng giá sữa bột với mức tăng khoảng 12%.
Vào thời điểm đó, nguyên nhân khiến các hãng sữa buộc phải tăng giá bán được cho là do Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu sữa từ các nước không thuộc ASEAN (như Mỹ và châu Âu) thêm 5% (lên 10%) từ 1/1/2011. Tiếp đến là vì Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá giữa USD và VND...
Nhưng mới đây, từ đầu tháng 12, giá sữa bột nhập ngoại lại bước vào đợt tăng mới, với mức điều chỉnh từ 9 - 19%, tùy theo từng nhãn hàng, dù không có những sự biến động lớn về các yếu tố đầu vào.
Thực phẩm “sốt” giá giữa hè
Hàng năm vào các tháng mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ đối với các loại thịt thường giảm từ 5 - 7%, nên giá bán thường khó tăng. Nhưng năm nay là một ngoại lệ, khi giá nhiều loại thực phẩm đã liên tục tăng cao vào tháng 6.
Theo Cục Chăn nuôi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2011 chỉ tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng trong đó giá thịt lợn đã tăng tới 70% so với tháng 12/2010, dẫn đầu trong các nhóm hàng; còn thịt gia cầm cũng tăng tới 40 - 60% tùy loại. Mức giá thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam nhìn chung cao hơn các nước lân cận.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, giá thịt lợn trong nước có mức tăng bất thường là vì chi phí đầu vào như thức ăn gia súc, con giống... đều tăng mạnh. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng ở mức quá cao đã khiến nhiều hộ chăn nuôi không dám đầu tư, dẫn đến cung - cầu trên thị trường bị ảnh hưởng.
Thời gian này, không chỉ "nóng" giá thịt mà giá rau xanh cũng tăng cao hơn mức cũ từ 1.000 - 2.000 đồng/mớ. Nguyên nhân theo Cục Trồng trọt là do cơn bão số 2 đã tàn phá diện tích trồng rau lớn ở một số địa phương, cộng với lượng rau, củ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm, khiến nguồn cung trên thị trường bị khan hiếm.
Giá sách giáo khoa tăng gần 17%
Đầu tháng 5/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố bảng giá sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 phục vụ năm học 2011 - 2012. So với mức giá đã được điều chỉnh vào năm 2008, mức tăng trung bình của các bộ sách là 16,9%.
Đây là giá bán sách giáo khoa chương trình chuẩn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Giá bán này đã được Bộ Tài chính thẩm định.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho học sinh nghèo vẫn có sách đến trường trong năm học mới Nhà xuất bản Giáo dục đã triển khai bốn chương trình gồm: tặng sách cho con thương binh, liệt sĩ. Mỗi học sinh là con thương binh, liệt sĩ đều được tặng một bộ sách giáo khoa; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động quyên góp sách đã qua sử dụng để tặng lại cho các học sinh lớp dưới.
Ngoài ra, Nhà xuất bản còn yêu cầu các trường duy trì thư viện sách giáo khoa dùng chung; đặc biệt, các học sinh nghèo học giỏi được nhà trường phát phiếu ưu tiên giảm giá, mua sách giáo khoa sẽ được trừ 10% so với giá bìa.
Vé tàu Thống Nhất tăng 5 - 18%
Sau hai lần giá xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh, từ 8/4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết định tăng giá vé đối với tàu Thống Nhất từ 5 - 18%, để bù đắp một phần chi phí đầu vào.
Theo đó, trên tuyến đường sắt Bắc Nam, giá vé các loại ghế ngồi cứng, giường nằm cứng không điều hòa không khí của tàu Thống Nhất tăng khoảng 5%. Giá vé các loại ghế ngồi, giường nằm cứng, giường nằm mềm có điều hòa không khí tăng từ 10 - 18%.
Xăng dầu: Tăng nhảy vọt, giảm nhỏ giọt
Chỉ trong vòng hơn một tháng từ 24/2 đến 29/3, giá xăng A92 đã có tới 2 lần tăng, với mức tăng 4.900 đồng/lít từ mức 16.400 đồng lên mức 21.300 đồng/lít. Dầu diesel thì tăng tới 6.350 đồng lít từ 14.750 đồng lên 21.100 đồng/lít. Đây là mức giá xăng dầu cao nhất từ trước đến nay.
Sau gần 5 tháng “án binh bất động”, mãi đến ngày 26/8, giá bán của các mặt hàng này mới được điều chỉnh giảm nhẹ. Xăng giảm 500 đồng/lít, xuống còn 20.800 đồng/lít. Dầu diesel 0,05S từ 21.100 đồng/lít giảm còn 20.800 đồng/lít, tức giảm 300 đồng/lít.
Tuy nhiên, lần giảm giá này đã có sự bất đồng ý kiến giữa liên bộ Tài chính - Công Thương. Bộ Tài chính thì khẳng định rằng doanh nghiệp đã có lãi tại thời điểm đó, còn Bộ Công Thương thì cho rằng doanh nghiệp lỗ.
Để làm sáng tỏ vấn đề, ngày 20/9, Bộ Tài chính đã thành lập đoàn kiểm tra giá nhập khẩu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Kết quả vừa được công bố ngày 19/12 cho thấy, tại thời điểm 26/8/2011, kết quả kinh doanh xăng dầu nội địa của các doanh nghiệp từ 1/7 - 26/8/2011 về cơ bản không lỗ lớn hoặc có lãi.
Ngoài ra, kết quả kiểm tra còn cho thấy, các doanh nghiệp này đều chi vượt định mức chi phí kinh doanh là 600 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng dầu và 400 đồng/kg đối với dầu mazut. Vượt chi được xem là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thua lỗ trong thời gian qua.
Gas: Tăng 9 lần, giảm 6 lần
Trong năm qua, giá gas đã có tới 9 lần tăng giá. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2011, mặt hàng này đã có 2 lần tăng giá với mức tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/bình 12 kg, tùy theo từng hãng.
Đến tháng 5, giá gas lại tiếp tục ghi nhận mức tăng lên tới 28.000 - 30.000 đồng/bình 12 kg.
Tuy nhiên, đan xen giữa những lần tăng, nhiên liệu này cũng có những đợt giảm giá. Tổng cộng trong cả năm là 6 lần.
Mới đây nhất, vào đầu tháng 12, giá gas tiếp tục tăng thêm 5.000 đồng/bình. Hiện giá bán lẻ gas tới tay người tiêu dùng của các hãng như Saigon Petro, Giadinh Gas, CD Petro... dao động từ 350.000 - 360.000 đồng/bình 12kg.
Năm tới, theo ước tính của Bộ Công Thương nhu cầu tiêu dùng gas của Việt Nam sẽ tăng dao động trong khoảng 6 - 7%, so với năm 2011. Trong khi, tổng nguồn cung gas nội địa từ nhà máy Dinh Cố và Dung Quất mới đạt khoảng 640 nghìn tấn, đáp ứng khoảng 48% nhu cầu của thị trường. 52% nhu cầu còn lại sẽ phải dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.
Hai lần tăng trần giá vé máy bay
Vào 27/4, khung giá trần đối với vé máy bay nội địa đã được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng khoảng 20% so với mức áp dụng trước đó.
Mới đây nhất, ngày 6/12, cơ quan này lại tiếp tục ban hành Nghị định số 2967/QĐ-BTC về khung giá cước vận chuyển hành khách hạng vé phổ thông trên các đường bay nội địa. Cụ thể, mức trần khung giá cước của nhóm I – nhóm có khoảng cách dưới 500 km, giá vé tối đa là 1,7 triệu đồng/vé (một chiều); nhóm II khoảng cách từ 500 km đến dưới 850 km, có mức giá tối đa là 2,25 triệu đồng/vé; nhóm III có khoảng cách từ 850 km đến dưới 1.000 km, giá vé tối đa là 2,89 triệu đồng/vé; nhóm IV có khoảng cách từ 1.000 km đến dưới 1.280 km, giá vé cao nhất là 3,4 triệu đồng/vé; nhóm V từ 1.280 km trở lên có mức giá tối đa là 4 triệu đồng/vé.
Trên cơ sở này, từ 15/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đơn vị chiếm tới trên 80% thị phần khai thác nội địa đã điều chỉnh giá vé máy bay nội địa theo khung giá trần mới.
Mức giá cao nhất Vietnam Airlines áp dụng đối với hạng phổ thông là 20% và không quá 5% đối với hạng thương gia. Theo đó, đối với đường bay Hà Nội – Tp.HCM, giá trần được áp dụng là 2,56 triệu đồng/lượt, tăng 20% so với mức giá cũ là 2,22 triệu đồng/lượt.
Sữa “đến hẹn lại tăng”?
Trong năm 2011, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là đơn vị điều chỉnh giá đầu tiên, với việc tăng giá sữa bột các loại lên trung bình 12% kể từ ngày 1/1/2011.
Tiếp đến, Mead Johnson là công ty thứ hai điều chỉnh giá bán các sản phẩm sữa Enfagrow, Enfakid với mức tăng khoảng 7- 8%.
Sau Tết Nguyên đán, từ ngày 8/2, lại có thêm công ty FrieslandCampina Việt Nam chính thức tăng giá hầu hết các sản phẩm sữa Friso với mức tăng từ 5 - 10%. Riêng sản phẩm sữa bột Cô gái Hà Lan (Dutch Lady) mức tăng là từ 13 - 15%.
Công ty 3A (nhà phân phối các sản phẩm sữa Abbott Hoa Kỳ) thì từ 1/3 bắt đầu điều chỉnh tăng giá sữa bột với mức tăng khoảng 12%.
Vào thời điểm đó, nguyên nhân khiến các hãng sữa buộc phải tăng giá bán được cho là do Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu sữa từ các nước không thuộc ASEAN (như Mỹ và châu Âu) thêm 5% (lên 10%) từ 1/1/2011. Tiếp đến là vì Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá giữa USD và VND...
Nhưng mới đây, từ đầu tháng 12, giá sữa bột nhập ngoại lại bước vào đợt tăng mới, với mức điều chỉnh từ 9 - 19%, tùy theo từng nhãn hàng, dù không có những sự biến động lớn về các yếu tố đầu vào.
Thực phẩm “sốt” giá giữa hè
Hàng năm vào các tháng mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ đối với các loại thịt thường giảm từ 5 - 7%, nên giá bán thường khó tăng. Nhưng năm nay là một ngoại lệ, khi giá nhiều loại thực phẩm đã liên tục tăng cao vào tháng 6.
Theo Cục Chăn nuôi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2011 chỉ tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng trong đó giá thịt lợn đã tăng tới 70% so với tháng 12/2010, dẫn đầu trong các nhóm hàng; còn thịt gia cầm cũng tăng tới 40 - 60% tùy loại. Mức giá thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam nhìn chung cao hơn các nước lân cận.
Đại diện Cục Chăn nuôi cho rằng, giá thịt lợn trong nước có mức tăng bất thường là vì chi phí đầu vào như thức ăn gia súc, con giống... đều tăng mạnh. Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng ở mức quá cao đã khiến nhiều hộ chăn nuôi không dám đầu tư, dẫn đến cung - cầu trên thị trường bị ảnh hưởng.
Thời gian này, không chỉ "nóng" giá thịt mà giá rau xanh cũng tăng cao hơn mức cũ từ 1.000 - 2.000 đồng/mớ. Nguyên nhân theo Cục Trồng trọt là do cơn bão số 2 đã tàn phá diện tích trồng rau lớn ở một số địa phương, cộng với lượng rau, củ nhập khẩu từ Trung Quốc giảm, khiến nguồn cung trên thị trường bị khan hiếm.
Giá sách giáo khoa tăng gần 17%
Đầu tháng 5/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố bảng giá sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 phục vụ năm học 2011 - 2012. So với mức giá đã được điều chỉnh vào năm 2008, mức tăng trung bình của các bộ sách là 16,9%.
Đây là giá bán sách giáo khoa chương trình chuẩn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Giá bán này đã được Bộ Tài chính thẩm định.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho học sinh nghèo vẫn có sách đến trường trong năm học mới Nhà xuất bản Giáo dục đã triển khai bốn chương trình gồm: tặng sách cho con thương binh, liệt sĩ. Mỗi học sinh là con thương binh, liệt sĩ đều được tặng một bộ sách giáo khoa; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động quyên góp sách đã qua sử dụng để tặng lại cho các học sinh lớp dưới.
Ngoài ra, Nhà xuất bản còn yêu cầu các trường duy trì thư viện sách giáo khoa dùng chung; đặc biệt, các học sinh nghèo học giỏi được nhà trường phát phiếu ưu tiên giảm giá, mua sách giáo khoa sẽ được trừ 10% so với giá bìa.
Vé tàu Thống Nhất tăng 5 - 18%
Sau hai lần giá xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh, từ 8/4, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã quyết định tăng giá vé đối với tàu Thống Nhất từ 5 - 18%, để bù đắp một phần chi phí đầu vào.
Theo đó, trên tuyến đường sắt Bắc Nam, giá vé các loại ghế ngồi cứng, giường nằm cứng không điều hòa không khí của tàu Thống Nhất tăng khoảng 5%. Giá vé các loại ghế ngồi, giường nằm cứng, giường nằm mềm có điều hòa không khí tăng từ 10 - 18%.