Hình sự hoá tham nhũng trong khu vực tư
Cần sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng, chống tham nhũng theo hướng hình sự hoá thêm hành vi đưa hối lộ ở lĩnh vực tư
Công ước phòng, chống tham nhũng của Liên hiệp quốc có đề cập đến việc hình sự hoá tham nhũng trong lĩnh vực tư, tuy nhiên các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng lại chưa quy định và đây đang là vấn đề đặt ra trong lần sửa đổi Bộ Luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng sắp tới...
Bà Trần Xuân Anh Chi, Công ty Luật Baker & Mckenzine Việt Nam nhận định, trong Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam quy định rõ: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi”.
Tuy nhiên người có chức vụ, quyền hạn lại không bao gồm một số đối tượng trong khu vực công như người không phải là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp; cán bộ quản lý cấp phòng, ban và nhân viên của doanh nghiệp nhà nước; cán bộ quản lý không đại diện vốn Nhà nước trong doanh nghiệp có vốn thiểu số của Nhà nước...
Theo bà Chi, như vậy Luật phòng, chống tham nhũng đang loại đối tượng tham nhũng trong khu vực tư ra khỏi hành vi tham nhũng, do đó không thể xử lý hình sự được. Yếu tố công được định nghĩa khá hẹp nên việc xác định người có hoặc không có chức vụ, quyền hạn trên thực tế không đơn giản, nhất là đối với bên thứ ba khi làm việc với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh: “Quan điểm hiện tại của chúng ta là tham ô chỉ gói gọn trong lĩnh vực Nhà nước, với những người nắm quyền và tiền của Nhà nước mà chưa đề cập đến quyền và tiền trong lĩnh vực tư. Đã đến lúc cần mở rộng khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” không chỉ là những người làm trong các cơ quan Nhà nước, nắm chức vụ tại các cơ quan Nhà nước mà bao gồm cả những người cầm quyền và tiền ở lĩnh vực tư nhân...”.
Việc mở rộng khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” trong phòng, chống tham nhũng ra khu vực tư nhân sẽ phù hợp với Công ước phòng, chống tham nhũng của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã tham gia và hình sự hoá tham nhũng trong lĩnh vực tư bao gồm hành vi tham ô, đưa hối lộ trong lĩnh vực tư.
Ông Jairo Acuna - Alfaro Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP tại Việt Nam bổ sung thêm, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, do đó luật về phòng, chống tham nhũng cần bổ sung thêm những hành vi mua chuộc, hối lộ công chức nước ngoài, công chức đang làm cho các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ.
Phương án mở rộng khái niệm quy định của pháp luật, đối tượng tham nhũng không nên chỉ dừng lại ở những công dân Việt Nam trong khu vực Nhà nước và khu vực tư mà cần quy định đối với những người có chức vụ, quyền hạn nói chung, kể cả người nước ngoài.
Còn Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đối tượng nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng không bao gồm công chức nước ngoài. Chính vì vậy, khi áp dụng, muốn truy tố những người nước ngoài với hành vi tham nhũng dù xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam cũng khó áp dụng, “chính chúng ta làm khó cho chúng ta”.
Theo ông Lượng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng hình sự hoá thêm hành vi đưa hối lộ, tham ô ở lĩnh vực tư và với cả công chức nước ngoài.
Cùng quan điểm, bà Anh Chi nhấn mạnh đến việc hình sự hoá hành vi hối lộ quan chức nước ngoài và lưu ý quy định rõ thêm hành vi “làm giàu bất hợp pháp”. Tuy nhiên bà Thoa lưu ý, hành vi “làm giàu bất hợp pháp” quy định tại Điều 20 Công ước Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng rất khó áp dụng tại Việt Nam.
Khi nghiên cứu về hành vi “làm giàu bất hợp pháp”, Bộ Tư pháp và các chuyên gia đều nhận thấy tại Việt Nam chưa hình sự hóa được hành vi này, không phải do chủ quan của các nhà làm luật mà xuất phát từ điều kiện kinh tế khách quan của Việt Nam mang lại.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, khi điều kiện về quản lí dòng tiền còn hạn chế, các nguồn kinh tế không phân biệt được nguồn thu nhập nào là làm giàu bất hợp pháp. Ví dụ, khi lao động nước ngoài gửi nguồn kiều hối về cho gia đình thì ta không biết được người lao động ở nước ngoài đã kiếm tiền như thế nào... Do đó để hình sự hóa hành vi “làm giàu bất hợp pháp” là việc khó khăn.
Mặc dù vậy, bà Thoa nhấn mạnh rằng việc hình sự hóa hành vi “làm giàu bất hợp pháp” được xem là biện pháp thu hồi hiệu quả nhất tài sản do tham nhũng mà có, nên về lâu dài phải hình sự hoá hành vi này vì mục tiêu của đấu tranh với tham nhũng là thu hồi tài sản.
Bà Thoa còn cho biết thêm, theo nguyên tắc tố tụng hình sự, trong chứng minh hành vi phạm tội tham nhũng thì trách nhiệm chứng minh là của cơ quan tố tụng chứ không phải do người bị truy tố. Trong lần sửa đổi bổ sung Bộ Luật tố tụng Hình sự lần này, có ý kiến cho rằng phải mở rộng thêm trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội thuộc với người bị truy tố, người bị nghi ngờ, điều đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình thu hồi tài sản tham nhũng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Bà Trần Xuân Anh Chi, Công ty Luật Baker & Mckenzine Việt Nam nhận định, trong Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam quy định rõ: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi”.
Tuy nhiên người có chức vụ, quyền hạn lại không bao gồm một số đối tượng trong khu vực công như người không phải là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức Nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp; cán bộ quản lý cấp phòng, ban và nhân viên của doanh nghiệp nhà nước; cán bộ quản lý không đại diện vốn Nhà nước trong doanh nghiệp có vốn thiểu số của Nhà nước...
Theo bà Chi, như vậy Luật phòng, chống tham nhũng đang loại đối tượng tham nhũng trong khu vực tư ra khỏi hành vi tham nhũng, do đó không thể xử lý hình sự được. Yếu tố công được định nghĩa khá hẹp nên việc xác định người có hoặc không có chức vụ, quyền hạn trên thực tế không đơn giản, nhất là đối với bên thứ ba khi làm việc với đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn Nhà nước.
Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh: “Quan điểm hiện tại của chúng ta là tham ô chỉ gói gọn trong lĩnh vực Nhà nước, với những người nắm quyền và tiền của Nhà nước mà chưa đề cập đến quyền và tiền trong lĩnh vực tư. Đã đến lúc cần mở rộng khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” không chỉ là những người làm trong các cơ quan Nhà nước, nắm chức vụ tại các cơ quan Nhà nước mà bao gồm cả những người cầm quyền và tiền ở lĩnh vực tư nhân...”.
Việc mở rộng khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” trong phòng, chống tham nhũng ra khu vực tư nhân sẽ phù hợp với Công ước phòng, chống tham nhũng của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã tham gia và hình sự hoá tham nhũng trong lĩnh vực tư bao gồm hành vi tham ô, đưa hối lộ trong lĩnh vực tư.
Ông Jairo Acuna - Alfaro Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP tại Việt Nam bổ sung thêm, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, do đó luật về phòng, chống tham nhũng cần bổ sung thêm những hành vi mua chuộc, hối lộ công chức nước ngoài, công chức đang làm cho các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ.
Phương án mở rộng khái niệm quy định của pháp luật, đối tượng tham nhũng không nên chỉ dừng lại ở những công dân Việt Nam trong khu vực Nhà nước và khu vực tư mà cần quy định đối với những người có chức vụ, quyền hạn nói chung, kể cả người nước ngoài.
Còn Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đối tượng nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng không bao gồm công chức nước ngoài. Chính vì vậy, khi áp dụng, muốn truy tố những người nước ngoài với hành vi tham nhũng dù xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam cũng khó áp dụng, “chính chúng ta làm khó cho chúng ta”.
Theo ông Lượng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng hình sự hoá thêm hành vi đưa hối lộ, tham ô ở lĩnh vực tư và với cả công chức nước ngoài.
Cùng quan điểm, bà Anh Chi nhấn mạnh đến việc hình sự hoá hành vi hối lộ quan chức nước ngoài và lưu ý quy định rõ thêm hành vi “làm giàu bất hợp pháp”. Tuy nhiên bà Thoa lưu ý, hành vi “làm giàu bất hợp pháp” quy định tại Điều 20 Công ước Liên hiệp quốc về phòng, chống tham nhũng rất khó áp dụng tại Việt Nam.
Khi nghiên cứu về hành vi “làm giàu bất hợp pháp”, Bộ Tư pháp và các chuyên gia đều nhận thấy tại Việt Nam chưa hình sự hóa được hành vi này, không phải do chủ quan của các nhà làm luật mà xuất phát từ điều kiện kinh tế khách quan của Việt Nam mang lại.
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, khi điều kiện về quản lí dòng tiền còn hạn chế, các nguồn kinh tế không phân biệt được nguồn thu nhập nào là làm giàu bất hợp pháp. Ví dụ, khi lao động nước ngoài gửi nguồn kiều hối về cho gia đình thì ta không biết được người lao động ở nước ngoài đã kiếm tiền như thế nào... Do đó để hình sự hóa hành vi “làm giàu bất hợp pháp” là việc khó khăn.
Mặc dù vậy, bà Thoa nhấn mạnh rằng việc hình sự hóa hành vi “làm giàu bất hợp pháp” được xem là biện pháp thu hồi hiệu quả nhất tài sản do tham nhũng mà có, nên về lâu dài phải hình sự hoá hành vi này vì mục tiêu của đấu tranh với tham nhũng là thu hồi tài sản.
Bà Thoa còn cho biết thêm, theo nguyên tắc tố tụng hình sự, trong chứng minh hành vi phạm tội tham nhũng thì trách nhiệm chứng minh là của cơ quan tố tụng chứ không phải do người bị truy tố. Trong lần sửa đổi bổ sung Bộ Luật tố tụng Hình sự lần này, có ý kiến cho rằng phải mở rộng thêm trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội thuộc với người bị truy tố, người bị nghi ngờ, điều đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình thu hồi tài sản tham nhũng.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)