Tội phạm ngân hàng “đậm nét” trong báo cáo tham nhũng
Các vụ tham nhũng lớn trong lĩnh vực ngân hàng đã được điểm tên trong báo cáo về tham nhũng của Chính phủ
Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 do Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày tại Quốc hội sáng nay (22/10) cho hay tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng là một điểm nóng đáng chú ý trong bức tranh tham nhũng năm nay.
Báo cáo cho hay trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng; đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 04 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 11 vụ, 34 đối tượng.
Trong số các vụ việc do ngành thanh tra phát hiện, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thành phố Hải Phòng, các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận là những ngành, địa phương phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Trong khi đó, lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can, so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can; gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, 51.000 lượng vàng SJC.
Lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng và đã kết luận điều tra 255 vụ, 581 bị can; đình chỉ điều tra 07 vụ, 06 bị can; tạm đình chỉ 9 vụ, 23 bị can; hiện đang điều tra 96 vụ, 230 bị can.
Tổng thanh tra Chính phủ dẫn một báo cáo của Bộ Công an cho hay bộ đã khởi tố các vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng, như vụ vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Bình Chánh - Tp.HCM, gây thiệt hại 410 tỷ đồng.
Bộ Công an cũng đang phối hợp với Interpol để thu hồi nguồn tiền 85 triệu USD từ các đối tượng nước ngoài chiếm đoạt của Agribank; đồng thời, Công an Hà Nội cũng đã khởi tố vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại ngân hàng SeaBank gây thiệt hại 310 tỷ đồng…
Các cuộc thanh kiểm tra của ngành thanh tra và kiểm toán cũng đã phát hiện 45 vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền vi phạm là 917.161 triệu đồng; đã thu hồi 23.480 triệu đồng; xử lý cán bộ 71 người, trong đó bắt tạm giam 27 người, sa thải 7 người, chuyển công tác khác 5 người, cách chức 5 người, sa thải 13 người và đang xem xét xử lý 7 người.
Vẫn theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, hai cơ quan có vai trò quan trọng khác trong vấn đề phát hiện và xử lý tham nhũng là viện kiểm sát nhân dân và tòa án cũng đã cập nhật số liệu thống kê về tham nhũng.
Cụ thể, viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 335 vụ, 803 bị can về tội tham nhũng, tăng 91 vụ, 202 bị can so với cùng kỳ năm 2012; đã đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng 19 vụ, 30 bị can.
Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 278 vụ, 584 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,2 % (năm 2012 tỷ lệ này là 44,1%); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 31,2 % (năm 2012 tỷ lệ này là 34,2%).
Vẫn theo ông Tranh, một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử kịp thời. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong năm 2013 vẫn còn có những hạn chế như hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội nhưng số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra còn ít.
Quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng còn chậm, nhất là các vụ án tham nhũng có nội dung phức tạp; trong khi việc xem xét, xử lý các hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý hành chính, cho hưởng án treo.
Báo cáo cho hay trong năm 2013, ngành thanh tra phát hiện 80 vụ, 90 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117,5 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 117,5 tỷ đồng; đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 04 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 11 vụ, 34 đối tượng.
Trong số các vụ việc do ngành thanh tra phát hiện, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thành phố Hải Phòng, các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bình Thuận là những ngành, địa phương phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
Trong khi đó, lực lượng cảnh sát điều tra đã thụ lý 371 vụ án, 847 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 233 vụ, 568 bị can, so với cùng kỳ năm trước tăng 11 vụ và 97 bị can; gây thiệt hại khoảng 9.260 tỷ đồng, 51.000 lượng vàng SJC.
Lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước trên 900 tỷ đồng và đã kết luận điều tra 255 vụ, 581 bị can; đình chỉ điều tra 07 vụ, 06 bị can; tạm đình chỉ 9 vụ, 23 bị can; hiện đang điều tra 96 vụ, 230 bị can.
Tổng thanh tra Chính phủ dẫn một báo cáo của Bộ Công an cho hay bộ đã khởi tố các vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng, như vụ vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Bình Chánh - Tp.HCM, gây thiệt hại 410 tỷ đồng.
Bộ Công an cũng đang phối hợp với Interpol để thu hồi nguồn tiền 85 triệu USD từ các đối tượng nước ngoài chiếm đoạt của Agribank; đồng thời, Công an Hà Nội cũng đã khởi tố vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ xảy ra tại ngân hàng SeaBank gây thiệt hại 310 tỷ đồng…
Các cuộc thanh kiểm tra của ngành thanh tra và kiểm toán cũng đã phát hiện 45 vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng với số tiền vi phạm là 917.161 triệu đồng; đã thu hồi 23.480 triệu đồng; xử lý cán bộ 71 người, trong đó bắt tạm giam 27 người, sa thải 7 người, chuyển công tác khác 5 người, cách chức 5 người, sa thải 13 người và đang xem xét xử lý 7 người.
Vẫn theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, hai cơ quan có vai trò quan trọng khác trong vấn đề phát hiện và xử lý tham nhũng là viện kiểm sát nhân dân và tòa án cũng đã cập nhật số liệu thống kê về tham nhũng.
Cụ thể, viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 335 vụ, 803 bị can về tội tham nhũng, tăng 91 vụ, 202 bị can so với cùng kỳ năm 2012; đã đình chỉ điều tra trong giai đoạn tố tụng 19 vụ, 30 bị can.
Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 278 vụ, 584 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,2 % (năm 2012 tỷ lệ này là 44,1%); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 31,2 % (năm 2012 tỷ lệ này là 34,2%).
Vẫn theo ông Tranh, một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm đã được đưa ra xét xử kịp thời. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong năm 2013 vẫn còn có những hạn chế như hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội nhưng số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra còn ít.
Quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng còn chậm, nhất là các vụ án tham nhũng có nội dung phức tạp; trong khi việc xem xét, xử lý các hành vi tham nhũng trong một số trường hợp chưa nghiêm, nặng về xử lý hành chính, cho hưởng án treo.