“Hôn nhân” Maritime Bank - MDB: Đủ chậm để hiểu nhau
Điểm đặc biệt trong cuộc “hôn nhân” MDB và MaritimeBank nếu có, là gì?
Tháng 8/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần phát triển Mê Kông (MDB) tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sử dụng xác thực bằng vân tay.
Thông tin này gây chú ý của giới ngân hàng vì không phải “ông lớn” tổ chức tín dụng nào cũng làm được. MDB lại là ngân hàng nhỏ, vì sao và điều gì đã thúc đẩy họ thực hiện thành công?
“Ngấp nghé” đã lâu
MDB đã tiến khá nhanh trong quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ kể từ khi có cổ đông chiến lược Fullerton Financials Holding, công ty con 100% vốn của Temasek Holdings, quỹ đầu tư hàng đầu của Chính phủ Singapore năm 2010.
Việc liên minh với Fullerton đã giúp MDB nâng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng và 3.750 tỷ đồng sau đó.
Những khó khăn trong tăng vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thời bấy giờ, MDB đã vượt qua được và trụ vững trong “sóng gió” của những năm thị trường tài chính trì trệ.
Trong suốt nhiều năm MDB luôn kinh doanh có lãi, nhưng biên lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tổng tài sản giảm dần khi quy mô lớn quá nhanh.
Khi còn là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với tên gọi Mỹ Xuyên, hoạt động chủ yếu trên địa bàn An Giang và các địa phương lân cận, Mỹ Xuyên chia cổ tức tiền mặt 25 - 30%/năm cho cổ đông.
Ít cổ đông nào của Mỹ Xuyên muốn tăng vốn, mở rộng quy mô bởi một ngân hàng nhỏ với hiệu quả kinh doanh tốt, nợ xấu thấp.
Tuy nhiên “cơn lốc” thành lập, chuyển đổi ngân hàng đã thổi đến Mỹ Xuyên. Năm 2008 Mỹ Xuyên chuyển đổi mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Năm 2009, ngân hàng đổi tên thành MDB và năm sau “kết duyên” cùng Fullerton.
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) với trụ sở ở phía Bắc và trong danh sách cổ đông có nhiều các công ty vận tải biển, bắt đầu “để mắt” đến MDB. Họ đầu tư theo thời gian cho đến khi sở hữu 10% cổ phần MDB.
Thực tế hoạt động của MDB đang tiến triển tốt. Nợ xấu ở đây cho đến cuối năm ngoái khoảng 2,7%, thấp hơn quy định của cơ quan quản lý. Quan trọng hơn, hệ thống mạng lưới và tín dụng của MDB tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhắm vào tài trợ cho nông nghiệp - nông thôn vốn đang là định hướng ưu tiên của ngành và của cả nền kinh tế.
Maritime Bank một thời gian dài hướng đến cho vay các doanh nghiệp hàng hải, mà khủng hoảng vận tải biển vẫn chưa qua cơn bĩ cực, nên họ không dễ lấn sân qua phân khúc tín dụng mới.
Nếu sáp nhập được MDB về với mình, Maritime Bank sẽ “đi tắt đón đầu” không chỉ về thời gian, mà cả mạng lưới, và chiến lược đa dạng hoá kinh doanh để nâng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Maritime Bank lọt vào top 12 ngân hàng kể từ cuối năm 2011. Từ thời điểm đó, họ triển khai mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, sớm chuyên biệt hoá phân khúc khách hàng, đặt trọng tâm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ kinh doanh, tiểu thương.
Chiến lược này nhiều ngân hàng triển khai và sự trùng lắp dễ dàng nhận ra ở hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần. Maritime Bank buộc phải tìm những khoảnh đất còn trống ở dịch vụ ngân hàng bán lẻ nếu muốn trụ vững và tìm kiếm một miếng bánh thị phần thích hợp.
MDB được xem chính là khoảng đất còn trống đó, với hàng trăm ngàn khách hàng nhỏ nông nghiệp - nông thôn. Ngoài ra, có MDB, Maritime Bank giống như được nối dài cánh tay thâm nhập vào phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Có đụng chạm văn hoá ngân hàng?
Trong công cuộc tái cơ cấu tổ chức tín dụng, để nâng tầm ảnh hưởng, chiếm lĩnh thị phần và củng cố sức cạnh tranh, ngân hàng nào đứng nguyên nghĩa là đang tự tụt hậu so với đối thủ.
Các cuộc mua bán sáp nhập (M&A) đã tạo ra một số “anh hào” với tiềm lực tài chính mới về vốn điều lệ, hệ thống mạng lưới, số lượng khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Cuộc sáp nhập MHB về BIDV đã giúp BIDV có mạng lưới rộng nhất nước với hơn 1.050 chi nhánh, phòng giao dịch, qua mặt cả Agribank vốn từ xưa đến nay thống lĩnh khía cạnh này.
Khi Phương Nam sáp nhập vào Sacombank, mạng lưới của Sacombank “nhảy lên” 649 chi nhánh, phòng giao dịch.
Các cuộc “hội ngộ” của Đệ Nhất - Việt Nam Tín Nghĩa - SCB; Habubank nhập vào SHB đã tạo điều kiện để xuất hiện những gương mặt mới với vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản qua mức 100.000 tỷ đồng.
Maritime Bank hiện có 230 chi nhánh, phòng giao dịch với vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng. Điều đáng nói là mạng lưới không phân bổ đều ở phía Nam nơi thị trường tài chính - ngân hàng năng động và nhộn nhịp hơn hẳn khu vực phía Bắc.
Khi MDB “về chung một nhà” với Maritime Bank, ngân hàng mới sẽ có gần 300 điểm giao dịch, vốn điều lệ tăng gần gấp rưỡi (11.750 tỷ đồng) với vốn chủ sở hữu lên đến 14.000 tỷ đồng.
Nhờ sáp nhập, MaritimeBank đã chạm tay vào top 5 các tổ chức tín dụng cổ phần hàng đầu. Điều này sẽ giúp ngân hàng đi nhanh hơn trong cuộc đua với Sacombank, ACB, MB...
Điểm đặc biệt trong cuộc “hôn nhân” MDB và MaritimeBank nếu có, là gì? Xin được lấy tựa đề cuốn sách nổi tiếng “Sự đụng chạm của các nền văn minh” của Samuel Huntington.
Tần suất thông tin về kinh doanh cũng như hoạt động liên quan của Maritime Bank trên các phương tiện truyền thông đại chúng ít hơn các đồng nghiệp cùng ngành. MDB cũng ít khi lên tiếng trên báo chí.
Điểm mạnh của Maritime Bank là sự tăng cường gần đây của đội ngũ nhân lực, cân đối tốt các khoản tín dụng đối với doanh nghiệp hàng hải, giao thông vận tải và các doanh nghiệp ngoài ngành.
Ở một mức độ nào đó, họ đã chủ động hướng MDB vào quỹ đạo văn hoá kinh doanh của mình, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng đến các chi nhánh của MDB ở đồng bằng sông Cửu Long.
MDB có thể tiêu thụ (phát triển tín dụng) vốn rất tốt nhưng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng còn hạn chế. Maritime Bank đã hỗ trợ MDB thông qua việc cung ứng nguồn vốn, điều hoà việc sử dụng vốn huy động ở hai đầu Bắc - Nam của cả hai.
Một điểm khác là quá trình sáp nhập của MDB và Maritime Bank được chuẩn bị kỹ càng. Khả năng hợp nhất được hai bên nghiên cứu từ năm 2013.
Đến đại hội cổ đông thường niên của cả hai vào tháng 4/2014, hai bên mới chính thức trình cổ đông nội dung sáp nhập, sau đó xây dựng, triển khai đề án sáp nhập và trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt theo qui định.
Tháng 3/2015 sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập MDB vào Maritime Bank, hai ngân hàng công bố hợp đồng sáp nhập với đối tác, người lao động. Bốn tháng sau, Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận việc sáp nhập, cả hai trở thành một tổ chức thống nhất với tên Maritime Bank.
Có thể MDB và Maritime Bank không theo kịp những cuộc “hôn nhân” khác trong lĩnh vực ngân hàng về tốc độ, nhưng họ có một thời gian “tiền hôn nhân” kéo dài cần thiết đủ để thấu hiểu nhau. Đấy có lẽ là một thước đo đảm bảo sự hoà hợp vững mạnh của Maritime Bank mới trong tương lai.
Thông tin này gây chú ý của giới ngân hàng vì không phải “ông lớn” tổ chức tín dụng nào cũng làm được. MDB lại là ngân hàng nhỏ, vì sao và điều gì đã thúc đẩy họ thực hiện thành công?
“Ngấp nghé” đã lâu
MDB đã tiến khá nhanh trong quản trị doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ kể từ khi có cổ đông chiến lược Fullerton Financials Holding, công ty con 100% vốn của Temasek Holdings, quỹ đầu tư hàng đầu của Chính phủ Singapore năm 2010.
Việc liên minh với Fullerton đã giúp MDB nâng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng và 3.750 tỷ đồng sau đó.
Những khó khăn trong tăng vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thời bấy giờ, MDB đã vượt qua được và trụ vững trong “sóng gió” của những năm thị trường tài chính trì trệ.
Trong suốt nhiều năm MDB luôn kinh doanh có lãi, nhưng biên lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tổng tài sản giảm dần khi quy mô lớn quá nhanh.
Khi còn là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn với tên gọi Mỹ Xuyên, hoạt động chủ yếu trên địa bàn An Giang và các địa phương lân cận, Mỹ Xuyên chia cổ tức tiền mặt 25 - 30%/năm cho cổ đông.
Ít cổ đông nào của Mỹ Xuyên muốn tăng vốn, mở rộng quy mô bởi một ngân hàng nhỏ với hiệu quả kinh doanh tốt, nợ xấu thấp.
Tuy nhiên “cơn lốc” thành lập, chuyển đổi ngân hàng đã thổi đến Mỹ Xuyên. Năm 2008 Mỹ Xuyên chuyển đổi mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị. Năm 2009, ngân hàng đổi tên thành MDB và năm sau “kết duyên” cùng Fullerton.
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) với trụ sở ở phía Bắc và trong danh sách cổ đông có nhiều các công ty vận tải biển, bắt đầu “để mắt” đến MDB. Họ đầu tư theo thời gian cho đến khi sở hữu 10% cổ phần MDB.
Thực tế hoạt động của MDB đang tiến triển tốt. Nợ xấu ở đây cho đến cuối năm ngoái khoảng 2,7%, thấp hơn quy định của cơ quan quản lý. Quan trọng hơn, hệ thống mạng lưới và tín dụng của MDB tập trung ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhắm vào tài trợ cho nông nghiệp - nông thôn vốn đang là định hướng ưu tiên của ngành và của cả nền kinh tế.
Maritime Bank một thời gian dài hướng đến cho vay các doanh nghiệp hàng hải, mà khủng hoảng vận tải biển vẫn chưa qua cơn bĩ cực, nên họ không dễ lấn sân qua phân khúc tín dụng mới.
Nếu sáp nhập được MDB về với mình, Maritime Bank sẽ “đi tắt đón đầu” không chỉ về thời gian, mà cả mạng lưới, và chiến lược đa dạng hoá kinh doanh để nâng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Maritime Bank lọt vào top 12 ngân hàng kể từ cuối năm 2011. Từ thời điểm đó, họ triển khai mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, sớm chuyên biệt hoá phân khúc khách hàng, đặt trọng tâm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ kinh doanh, tiểu thương.
Chiến lược này nhiều ngân hàng triển khai và sự trùng lắp dễ dàng nhận ra ở hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần. Maritime Bank buộc phải tìm những khoảnh đất còn trống ở dịch vụ ngân hàng bán lẻ nếu muốn trụ vững và tìm kiếm một miếng bánh thị phần thích hợp.
MDB được xem chính là khoảng đất còn trống đó, với hàng trăm ngàn khách hàng nhỏ nông nghiệp - nông thôn. Ngoài ra, có MDB, Maritime Bank giống như được nối dài cánh tay thâm nhập vào phía Nam và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Có đụng chạm văn hoá ngân hàng?
Trong công cuộc tái cơ cấu tổ chức tín dụng, để nâng tầm ảnh hưởng, chiếm lĩnh thị phần và củng cố sức cạnh tranh, ngân hàng nào đứng nguyên nghĩa là đang tự tụt hậu so với đối thủ.
Các cuộc mua bán sáp nhập (M&A) đã tạo ra một số “anh hào” với tiềm lực tài chính mới về vốn điều lệ, hệ thống mạng lưới, số lượng khách hàng cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Cuộc sáp nhập MHB về BIDV đã giúp BIDV có mạng lưới rộng nhất nước với hơn 1.050 chi nhánh, phòng giao dịch, qua mặt cả Agribank vốn từ xưa đến nay thống lĩnh khía cạnh này.
Khi Phương Nam sáp nhập vào Sacombank, mạng lưới của Sacombank “nhảy lên” 649 chi nhánh, phòng giao dịch.
Các cuộc “hội ngộ” của Đệ Nhất - Việt Nam Tín Nghĩa - SCB; Habubank nhập vào SHB đã tạo điều kiện để xuất hiện những gương mặt mới với vốn điều lệ trên 10.000 tỷ đồng, tổng tài sản qua mức 100.000 tỷ đồng.
Maritime Bank hiện có 230 chi nhánh, phòng giao dịch với vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng. Điều đáng nói là mạng lưới không phân bổ đều ở phía Nam nơi thị trường tài chính - ngân hàng năng động và nhộn nhịp hơn hẳn khu vực phía Bắc.
Khi MDB “về chung một nhà” với Maritime Bank, ngân hàng mới sẽ có gần 300 điểm giao dịch, vốn điều lệ tăng gần gấp rưỡi (11.750 tỷ đồng) với vốn chủ sở hữu lên đến 14.000 tỷ đồng.
Nhờ sáp nhập, MaritimeBank đã chạm tay vào top 5 các tổ chức tín dụng cổ phần hàng đầu. Điều này sẽ giúp ngân hàng đi nhanh hơn trong cuộc đua với Sacombank, ACB, MB...
Điểm đặc biệt trong cuộc “hôn nhân” MDB và MaritimeBank nếu có, là gì? Xin được lấy tựa đề cuốn sách nổi tiếng “Sự đụng chạm của các nền văn minh” của Samuel Huntington.
Tần suất thông tin về kinh doanh cũng như hoạt động liên quan của Maritime Bank trên các phương tiện truyền thông đại chúng ít hơn các đồng nghiệp cùng ngành. MDB cũng ít khi lên tiếng trên báo chí.
Điểm mạnh của Maritime Bank là sự tăng cường gần đây của đội ngũ nhân lực, cân đối tốt các khoản tín dụng đối với doanh nghiệp hàng hải, giao thông vận tải và các doanh nghiệp ngoài ngành.
Ở một mức độ nào đó, họ đã chủ động hướng MDB vào quỹ đạo văn hoá kinh doanh của mình, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng đến các chi nhánh của MDB ở đồng bằng sông Cửu Long.
MDB có thể tiêu thụ (phát triển tín dụng) vốn rất tốt nhưng huy động vốn tại chỗ của ngân hàng còn hạn chế. Maritime Bank đã hỗ trợ MDB thông qua việc cung ứng nguồn vốn, điều hoà việc sử dụng vốn huy động ở hai đầu Bắc - Nam của cả hai.
Một điểm khác là quá trình sáp nhập của MDB và Maritime Bank được chuẩn bị kỹ càng. Khả năng hợp nhất được hai bên nghiên cứu từ năm 2013.
Đến đại hội cổ đông thường niên của cả hai vào tháng 4/2014, hai bên mới chính thức trình cổ đông nội dung sáp nhập, sau đó xây dựng, triển khai đề án sáp nhập và trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt theo qui định.
Tháng 3/2015 sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập MDB vào Maritime Bank, hai ngân hàng công bố hợp đồng sáp nhập với đối tác, người lao động. Bốn tháng sau, Ngân hàng Nhà nước chính thức chấp thuận việc sáp nhập, cả hai trở thành một tổ chức thống nhất với tên Maritime Bank.
Có thể MDB và Maritime Bank không theo kịp những cuộc “hôn nhân” khác trong lĩnh vực ngân hàng về tốc độ, nhưng họ có một thời gian “tiền hôn nhân” kéo dài cần thiết đủ để thấu hiểu nhau. Đấy có lẽ là một thước đo đảm bảo sự hoà hợp vững mạnh của Maritime Bank mới trong tương lai.