HSBC “lạc quan thận trọng” về kinh tế Việt Nam 2013
Bất chấp một năm 2012 đầy khó khăn, một số “ngôi sao” của nền kinh tế Việt Nam đã tỏa sáng
Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng HSCB nhận định, kinh tế Việt Nam đã bước vào năm 2013 với một nền tảng vững chắc hơn.
Nhận xét về mức tăng trưởng GDP hơn 5% mà Việt Nam đạt được trong năm qua, chuyên gia của HSBC nói rằng, đây không phải là một mức tăng trưởng đáng để ăn mừng, vì mức tăng này không đủ mạnh để đưa Việt Nam lên một nấc thang phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, con số này cần được xem xét trong bối cảnh những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
“Tốc độ tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua là không bền vững bởi phải đối mặt với bất ổn kinh tế và sự suy giảm của năng suất. Vì vậy, các động thái của Chính phủ trong năm 2011 và 2012 nhằm ưu tiên tăng trưởng bền vững thay cho tăng trưởng nhanh được xem là tích cực cho triển vọng của Việt Nam trong dài hạn”, báo cáo viết.
Chuyên gia thực hiện báo cáo này cho hay, bất chấp một năm 2012 đầy khó khăn, một số “ngôi sao” của nền kinh tế Việt Nam đã tỏa sáng, trong đó phải kể tới xuất khẩu tăng trưởng khoảng 20% giữa lúc nhu cầu nội địa tăng chậm lại, giúp tạo thặng dư thương mại. Vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục tăng, cho thấy Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn về lực lượng lao động và vị trí địa lý.
“Với sự lạc quan thận trọng, chúng tôi dự kiến năm 2013 sẽ là một năm tốt hơn năm 2012”, báo cáo viết.
HSBC cho rằng, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn đang áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy nhu cầu. Tại Nhật, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, triển vọng tăng trưởng GDP đang tốt lên nhờ lập trường chính sách nới lỏng của tân Thủ tướng Shinzo Abe. Các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy, sự phục hồi của thị trường địa ốc nước này là có thật, đồng nghĩa với niềm tin người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ. Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục, trong khi kinh tế châu Âu có vẻ như đã thoát đáy trong quý 4/2012.
Như vậy, triển vọng thị trường đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong năm nay là tích cực.
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam được HSBC dự báo sẽ được lợi từ nhu cầu trong nước vững lên, cũng như tốc độ lạm phát được kiềm chế. Lạm phát hạ nhiệt giúp các nhà sản xuất áp dụng được chiến lược giảm giá.
Về thị trường bất động sản của Việt Nam, HSBC tỏ ra thận trọng, cho dù Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn để một số ngân hàng thương mại cho vay bất động sản từ 20-40 nghìn tỷ đồng trong năm nay. Cho dù biện pháp này có thành công hay không, thì theo HSBC, vấn đề nợ xấu ngân hàng của Việt Nam vẫn còn đó, rủi ro vẫn còn đó, nếu không muốn nói là sẽ tăng lên.
Với thái độ thận trọng của các ngân hàng như hiện nay, báo cáo nhận định, tăng trưởng tín dụng sẽ không tăng mạnh trong năm nay.
“Ngân hàng Nhà nước dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 12% trong năm 2013 từ mức 6,4% trong năm 2012. Tính tới lạm phát, tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ chỉ đóng góp khiêm tốn vào tăng trưởng GDP”, báo cáo viết.
Trong báo cáo này, HSBC cho rằng, việc thực hiện cải cách diễn ra “càng sớm càng tốt”. Trong đó, chuyên gia của HSBC cho rằng, những vấn đề cần sớm giải quyết của Việt Nam bao gồm nợ xấu, cải thiện môi trường kinh doanh và cải thiện cơ sở hạ tầng.
Nhận xét về mức tăng trưởng GDP hơn 5% mà Việt Nam đạt được trong năm qua, chuyên gia của HSBC nói rằng, đây không phải là một mức tăng trưởng đáng để ăn mừng, vì mức tăng này không đủ mạnh để đưa Việt Nam lên một nấc thang phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, con số này cần được xem xét trong bối cảnh những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
“Tốc độ tăng trưởng mạnh trong thập kỷ qua là không bền vững bởi phải đối mặt với bất ổn kinh tế và sự suy giảm của năng suất. Vì vậy, các động thái của Chính phủ trong năm 2011 và 2012 nhằm ưu tiên tăng trưởng bền vững thay cho tăng trưởng nhanh được xem là tích cực cho triển vọng của Việt Nam trong dài hạn”, báo cáo viết.
Chuyên gia thực hiện báo cáo này cho hay, bất chấp một năm 2012 đầy khó khăn, một số “ngôi sao” của nền kinh tế Việt Nam đã tỏa sáng, trong đó phải kể tới xuất khẩu tăng trưởng khoảng 20% giữa lúc nhu cầu nội địa tăng chậm lại, giúp tạo thặng dư thương mại. Vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục tăng, cho thấy Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn về lực lượng lao động và vị trí địa lý.
“Với sự lạc quan thận trọng, chúng tôi dự kiến năm 2013 sẽ là một năm tốt hơn năm 2012”, báo cáo viết.
HSBC cho rằng, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn đang áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng để thúc đẩy nhu cầu. Tại Nhật, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, triển vọng tăng trưởng GDP đang tốt lên nhờ lập trường chính sách nới lỏng của tân Thủ tướng Shinzo Abe. Các dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây cho thấy, sự phục hồi của thị trường địa ốc nước này là có thật, đồng nghĩa với niềm tin người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ. Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục, trong khi kinh tế châu Âu có vẻ như đã thoát đáy trong quý 4/2012.
Như vậy, triển vọng thị trường đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong năm nay là tích cực.
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam được HSBC dự báo sẽ được lợi từ nhu cầu trong nước vững lên, cũng như tốc độ lạm phát được kiềm chế. Lạm phát hạ nhiệt giúp các nhà sản xuất áp dụng được chiến lược giảm giá.
Về thị trường bất động sản của Việt Nam, HSBC tỏ ra thận trọng, cho dù Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ vốn để một số ngân hàng thương mại cho vay bất động sản từ 20-40 nghìn tỷ đồng trong năm nay. Cho dù biện pháp này có thành công hay không, thì theo HSBC, vấn đề nợ xấu ngân hàng của Việt Nam vẫn còn đó, rủi ro vẫn còn đó, nếu không muốn nói là sẽ tăng lên.
Với thái độ thận trọng của các ngân hàng như hiện nay, báo cáo nhận định, tăng trưởng tín dụng sẽ không tăng mạnh trong năm nay.
“Ngân hàng Nhà nước dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 12% trong năm 2013 từ mức 6,4% trong năm 2012. Tính tới lạm phát, tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ chỉ đóng góp khiêm tốn vào tăng trưởng GDP”, báo cáo viết.
Trong báo cáo này, HSBC cho rằng, việc thực hiện cải cách diễn ra “càng sớm càng tốt”. Trong đó, chuyên gia của HSBC cho rằng, những vấn đề cần sớm giải quyết của Việt Nam bao gồm nợ xấu, cải thiện môi trường kinh doanh và cải thiện cơ sở hạ tầng.