ICV thoái vốn: Bàn tay của quỹ đầu cơ
Việc ICV sẽ thoái vốn được đánh giá là sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi đầu tháng 9
Việc Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) - do Indochina Capital quản lý - sẽ chính thức thoái vốn được đánh giá là sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm đầu tháng 9.
Đã có rất nhiều thảo luận về những tác động đối với thị trường từ việc này. Trong bài viết, tác giả sẽ đánh giá động lực của việc thoái vốn này, từ đó có thể có những cơ sở nhận định cho việc bán cổ phiếu trong danh mục của ICV.
Ba nguyên nhân
Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc quỹ này lọt vào tầm ngắm của các quỹ đầu cơ (hedge funds). Trong thời gian qua, họ có vẻ như đã khá thành công trong việc mua gom đủ phiếu để biểu quyết giải tán quỹ vào ngày 3/9/2009. Có thể thấy ở một số dấu hiệu sau:
Một là, có sự chênh lệch lớn giữa NAV (giá trị tài sản ròng) và giá của chứng chỉ quỹ ICV trên thị trường London. Tại thời điểm tháng 1/2009 giá của một chứng chỉ quỹ của ICV chỉ bằng 33% của NAV.
Hai là, ICV đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong số các thị trường mới nổi có sự phục hồi nhanh nhất, tính thanh khoản và độ nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng tương ứng. Tính đến thời điểm 28/8/2009 NAV của ICV đạt 255.429.738 USD, tăng 20,2% so với thời điểm 31/12/2008.
Ba là, danh mục đầu tư của ICV khá an toàn bao gồm phần lớn là tiền mặt và tài sản tương khác chiếm 48,6% NAV, chứng khoán niêm yết chiếm 39,6%NAV, góp vốn cổ phần chiếm 10,6% NAV, và chứng khoán OTC chỉ chiếm 1,2% NAV (tính đến 28/8/2009). Dẫn đến ICV khá dễ dàng thoái vốn với đa số danh mục đầu tư của họ.
Trong vòng 3 tháng đến 1 năm, với số vốn đầu tư là 93 triệu USD, các quỹ đầu cơ hoàn toàn có khả năng mua gom đủ lượng chứng chỉ quỹ cần thiết để yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường và bỏ phiếu yêu cầu ICV thoái vốn.
Thứ nhất, để có đủ quyền biểu quyết các quỹ đầu cơ cần thâu tóm trên 29,7 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương với 65% quyền biểu quyết. Giả sử các quỹ đầu cơ bắt đầu mua gom chứng chỉ quỹ ICV từ ngày 15/9/2008, được đánh dấu bằng khối lượng giao dịch kỉ lục với 11,2 triệu chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng (so với mức giao dịch thông thường là 205 nghìn chứng chỉ quỹ).
Từ 15/9/2008 đến 31/8/2009, trước thời điểm đại hội cổ đông bất thường có 69,7 triệu chứng chỉ quỹ đã được chuyển nhượng, do vậy các quỹ đầu cơ hoàn toàn có đủ thời gian để mua gom đủ 65% chứng chỉ quỹ của ICV.
Thứ hai, trong giai đoạn mua gom từ 15/9/2008 đến 31/8/2009 mức giá của một chứng chỉ quỹ biến động từ 1,900-3,955 USD/ chứng chỉ quỹ.
Giả sử các quỹ đầu cơ mua đều chứng chỉ quỹ trong cả giai đoạn, mức giá mua trung bình khoảng 3,14 USD/ chứng chỉ quỹ. Như vậy tổng lượng tiền cần để mua gom đủ 65% chứng chỉ quỹ của ICV là khoảng 93 triệu USD.
Ba kịch bản
Ba kịch bản được người viết đặt ra cho hiệu quả của việc thoái vốn của ICV tại Việt Nam tương đương với VN-Index tại ba thời điểm khác nhau.
Kịch bản bi quan: Giá trị thu được 1 chứng chỉ quỹ sau khi thoái vốn 4,37 USD tương đương với NAV tại thời điểm thấp nhất 31/2/2009, khi VN-Index ở mức 239,8 điểm. Lợi nhuận kỳ vọng thu được là 36,4 triệu USD, tỷ lệ lợi nhuận đạt thấp nhất là 39,2%.
Kịch bản trung bình: Giá trị thu được 1 chứng chỉ quỹ sau khi thoái vốn là 5,06 USD tương đương với NAV tại thời điểm 31/5/2009, khi VN-Index ở mức 419 điểm. Lợi nhuận kỳ vọng thu được là 56,9 triệu USD, tỷ lệ lợi nhuận đạt 61%.
Kịch bản lạc quan: Giá trị thu được 1 chứng chỉ quỹ sau khi thoái vốn là 5,6 USD tương đương với NAV tại thời điểm 28/8/2009, khi VN-Index ở mức 541,9 điểm. Lợi nhuận kỳ vọng thu được là 72,8 triệu USD, tỷ lệ lợi nhuận đạt 78,3%.
Dù kịch bản nào xảy ra thì lợi nhuận của các quỹ đầu cơ khi ICV thoái vốn là rất lớn và đặc biệt lớn khi các quỹ đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính khi thâu tóm ICV. Do vậy có thể nhận thấy nhu cầu kiếm lợi nhuận ngắn hạn là lý do chính dẫn đến các quỹ đầu cơ biểu quyết để ICV thoái vốn tại Việt Nam.
Sau đại hội cổ đông bất thường của ICV ngày 3/9/2009, giá chứng chỉ quỹ ICV đột ngột tăng 11,3% lên mặt bằng giá mới: 4,56 USD/chứng chỉ quỹ. Khối lượng giao dich của chứng chỉ quỹ ICV trên thị trường chứng khoán London của các phiên liền sau cũng tăng mạnh, đây có thể là động thái của các nhà đầu tư chậm chân hơn, sau khi thấy được khoản lợi nhuận khá lớn có thể thu được, khi ICV hoàn thành việc thoái vốn tại Việt Nam.
* Tác giả bài viết hiện đang làm việc tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).
Đã có rất nhiều thảo luận về những tác động đối với thị trường từ việc này. Trong bài viết, tác giả sẽ đánh giá động lực của việc thoái vốn này, từ đó có thể có những cơ sở nhận định cho việc bán cổ phiếu trong danh mục của ICV.
Ba nguyên nhân
Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc quỹ này lọt vào tầm ngắm của các quỹ đầu cơ (hedge funds). Trong thời gian qua, họ có vẻ như đã khá thành công trong việc mua gom đủ phiếu để biểu quyết giải tán quỹ vào ngày 3/9/2009. Có thể thấy ở một số dấu hiệu sau:
Một là, có sự chênh lệch lớn giữa NAV (giá trị tài sản ròng) và giá của chứng chỉ quỹ ICV trên thị trường London. Tại thời điểm tháng 1/2009 giá của một chứng chỉ quỹ của ICV chỉ bằng 33% của NAV.
Hai là, ICV đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, một trong số các thị trường mới nổi có sự phục hồi nhanh nhất, tính thanh khoản và độ nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng tương ứng. Tính đến thời điểm 28/8/2009 NAV của ICV đạt 255.429.738 USD, tăng 20,2% so với thời điểm 31/12/2008.
Ba là, danh mục đầu tư của ICV khá an toàn bao gồm phần lớn là tiền mặt và tài sản tương khác chiếm 48,6% NAV, chứng khoán niêm yết chiếm 39,6%NAV, góp vốn cổ phần chiếm 10,6% NAV, và chứng khoán OTC chỉ chiếm 1,2% NAV (tính đến 28/8/2009). Dẫn đến ICV khá dễ dàng thoái vốn với đa số danh mục đầu tư của họ.
Trong vòng 3 tháng đến 1 năm, với số vốn đầu tư là 93 triệu USD, các quỹ đầu cơ hoàn toàn có khả năng mua gom đủ lượng chứng chỉ quỹ cần thiết để yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường và bỏ phiếu yêu cầu ICV thoái vốn.
Thứ nhất, để có đủ quyền biểu quyết các quỹ đầu cơ cần thâu tóm trên 29,7 triệu chứng chỉ quỹ, tương đương với 65% quyền biểu quyết. Giả sử các quỹ đầu cơ bắt đầu mua gom chứng chỉ quỹ ICV từ ngày 15/9/2008, được đánh dấu bằng khối lượng giao dịch kỉ lục với 11,2 triệu chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng (so với mức giao dịch thông thường là 205 nghìn chứng chỉ quỹ).
Từ 15/9/2008 đến 31/8/2009, trước thời điểm đại hội cổ đông bất thường có 69,7 triệu chứng chỉ quỹ đã được chuyển nhượng, do vậy các quỹ đầu cơ hoàn toàn có đủ thời gian để mua gom đủ 65% chứng chỉ quỹ của ICV.
Thứ hai, trong giai đoạn mua gom từ 15/9/2008 đến 31/8/2009 mức giá của một chứng chỉ quỹ biến động từ 1,900-3,955 USD/ chứng chỉ quỹ.
Giả sử các quỹ đầu cơ mua đều chứng chỉ quỹ trong cả giai đoạn, mức giá mua trung bình khoảng 3,14 USD/ chứng chỉ quỹ. Như vậy tổng lượng tiền cần để mua gom đủ 65% chứng chỉ quỹ của ICV là khoảng 93 triệu USD.
Biểu đồ diễn biến giá chứng chỉ quỹ ICV - Nguồn: London Stock Exchange.
Với mức giá và NAV hiện tại của ICV, các cổ đông đầu tư ban đầu vào công ty sẽ hoàn toàn không có lợi khi ICV buộc phải thoái vốn. Câu hỏi đặt ra là các cổ đông còn lại là các quỹ đầu cơ sẽ thu được gì từ thương vụ mua gom và ép ICV thoái vốn?Ba kịch bản
Ba kịch bản được người viết đặt ra cho hiệu quả của việc thoái vốn của ICV tại Việt Nam tương đương với VN-Index tại ba thời điểm khác nhau.
Kịch bản bi quan: Giá trị thu được 1 chứng chỉ quỹ sau khi thoái vốn 4,37 USD tương đương với NAV tại thời điểm thấp nhất 31/2/2009, khi VN-Index ở mức 239,8 điểm. Lợi nhuận kỳ vọng thu được là 36,4 triệu USD, tỷ lệ lợi nhuận đạt thấp nhất là 39,2%.
Kịch bản trung bình: Giá trị thu được 1 chứng chỉ quỹ sau khi thoái vốn là 5,06 USD tương đương với NAV tại thời điểm 31/5/2009, khi VN-Index ở mức 419 điểm. Lợi nhuận kỳ vọng thu được là 56,9 triệu USD, tỷ lệ lợi nhuận đạt 61%.
Kịch bản lạc quan: Giá trị thu được 1 chứng chỉ quỹ sau khi thoái vốn là 5,6 USD tương đương với NAV tại thời điểm 28/8/2009, khi VN-Index ở mức 541,9 điểm. Lợi nhuận kỳ vọng thu được là 72,8 triệu USD, tỷ lệ lợi nhuận đạt 78,3%.
Dù kịch bản nào xảy ra thì lợi nhuận của các quỹ đầu cơ khi ICV thoái vốn là rất lớn và đặc biệt lớn khi các quỹ đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính khi thâu tóm ICV. Do vậy có thể nhận thấy nhu cầu kiếm lợi nhuận ngắn hạn là lý do chính dẫn đến các quỹ đầu cơ biểu quyết để ICV thoái vốn tại Việt Nam.
Sau đại hội cổ đông bất thường của ICV ngày 3/9/2009, giá chứng chỉ quỹ ICV đột ngột tăng 11,3% lên mặt bằng giá mới: 4,56 USD/chứng chỉ quỹ. Khối lượng giao dich của chứng chỉ quỹ ICV trên thị trường chứng khoán London của các phiên liền sau cũng tăng mạnh, đây có thể là động thái của các nhà đầu tư chậm chân hơn, sau khi thấy được khoản lợi nhuận khá lớn có thể thu được, khi ICV hoàn thành việc thoái vốn tại Việt Nam.
* Tác giả bài viết hiện đang làm việc tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).