IEA: Sắp xảy ra thiếu hụt dầu toàn cầu
Thế giới sẽ phải đối mặt với một đợt thiếu hụt dầu toàn cầu trong vòng 5 năm tới, giá dầu sẽ đạt mức kỷ lục
Thế giới sẽ phải đối mặt với một đợt thiếu hụt dầu toàn cầu trong vòng 5 năm tới, giá dầu sẽ đạt mức kỷ lục và phương Tây sẽ phụ thuộc mạnh mẽ hơn vào Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Trên đây là cảnh báo mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra trong một báo cáo vừa công bố. Các chuyên gia của tổ chức này nhận định “nguồn cung dầu sẽ rất ngặt nghèo trong 5 năm sắp tới” và “thị trường khí tự nhiên thậm chí sẽ còn bị thắt chặt hơn vào cuối thập kỷ này.”
Bản báo cáo của IEA được đưa ra trong bối cảnh giá dầu trên thị trường thế giới đang tiến sát mức giá kỷ lục trong năm ngoái.
Theo IEA, nguồn cung dầu của thế giới đang giảm với tốc độ nhanh hơn dự kiến ở những khu vực sản xuất dầu chính như Biển Bắc hay Mexico. Mặt khác, các dự án dầu ở những khu vực mới như ở vùng Viễn Đông của Nga đang ở trong tình trạng trì hoãn kéo dài. Trong khi đó, lượng dầu tiêu thụ tăng mạnh do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở các nước đang nổi lên.
Vấn đề càng trở nên đáng ngại hơn vì nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC sẽ chỉ tăng với tốc động là 1% mỗi năm, chưa đầy một nửa so với tốc độ tăng của nhu cầu.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ExxonMobile cho rằng tốc độ tăng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC đã gần chững lại. Ông nói: “Chúng ta vẫn nhận thấy sản lượng dầu của các nước này vẫn còn có thể tăng nhẹ, nhưng chỉ ở mức rất khiêm tốn. Xét đến nhu cầu năng lượng trong thời gian sắp tới, mức độ tăng như vậy hầu như không có nghĩa lý gì. Do đó, cần phải kêu gọi OPEC tăng sản lượng.”
Theo IEA, khoảng cách ngày càng tăng giữa lượng dầu tiêu thụ và nguồn cung từ các nước sản xuất dầu ngoài OPEC sẽ buộc OPEC phải tăng mạnh sản lượng trong vòng 5 năm tới.
Theo tính toán của IEA, OPEC cần cung cấp cho thế giới 36,2 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2012, tăng so với mức 31,3 triệu thùng mỗi ngày như hiện nay. Như vậy, công suất dự trữ của OPEC sẽ giảm xuống “mức tối thiểu” là 1,6% so với nhu cầu dầu toàn thế giới, từ mức 2,9% trong năm nay.
Người đứng đầu bộ phận thị trường dầu của IEA Lawrence Eagles cho biết: “Một khi cung không thể đáp ứng đủ nhu cầu, cách duy nhất để cân bằng thị trường là giá tăng cao và nhu cầu hạ xuống.”
Phân tích cho thấy, hiện nay, các nhà máy lọc dầu sử dụng dầu thô Brent đang phải trả mức giá cao kỷ lục vì một số nước sản xuất dầu đã cắt giảm mức ưu đãi bán hàng xuống mức thấp nhất trong 6 năm vừa qua.
Nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,2% mỗi năm trong 5 năm tới, tăng so với mức dự báo trước đây là 2%, đạt mức 98,5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2010. Trung Quốc, các nước Trung Đông và các nước đang nổi lên khác sẽ là những nước có lượng dầu tiêu thụ tăng mạnh nhất.
(Theo FT)
Trên đây là cảnh báo mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra trong một báo cáo vừa công bố. Các chuyên gia của tổ chức này nhận định “nguồn cung dầu sẽ rất ngặt nghèo trong 5 năm sắp tới” và “thị trường khí tự nhiên thậm chí sẽ còn bị thắt chặt hơn vào cuối thập kỷ này.”
Bản báo cáo của IEA được đưa ra trong bối cảnh giá dầu trên thị trường thế giới đang tiến sát mức giá kỷ lục trong năm ngoái.
Theo IEA, nguồn cung dầu của thế giới đang giảm với tốc độ nhanh hơn dự kiến ở những khu vực sản xuất dầu chính như Biển Bắc hay Mexico. Mặt khác, các dự án dầu ở những khu vực mới như ở vùng Viễn Đông của Nga đang ở trong tình trạng trì hoãn kéo dài. Trong khi đó, lượng dầu tiêu thụ tăng mạnh do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở các nước đang nổi lên.
Vấn đề càng trở nên đáng ngại hơn vì nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC sẽ chỉ tăng với tốc động là 1% mỗi năm, chưa đầy một nửa so với tốc độ tăng của nhu cầu.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ExxonMobile cho rằng tốc độ tăng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC đã gần chững lại. Ông nói: “Chúng ta vẫn nhận thấy sản lượng dầu của các nước này vẫn còn có thể tăng nhẹ, nhưng chỉ ở mức rất khiêm tốn. Xét đến nhu cầu năng lượng trong thời gian sắp tới, mức độ tăng như vậy hầu như không có nghĩa lý gì. Do đó, cần phải kêu gọi OPEC tăng sản lượng.”
Theo IEA, khoảng cách ngày càng tăng giữa lượng dầu tiêu thụ và nguồn cung từ các nước sản xuất dầu ngoài OPEC sẽ buộc OPEC phải tăng mạnh sản lượng trong vòng 5 năm tới.
Theo tính toán của IEA, OPEC cần cung cấp cho thế giới 36,2 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2012, tăng so với mức 31,3 triệu thùng mỗi ngày như hiện nay. Như vậy, công suất dự trữ của OPEC sẽ giảm xuống “mức tối thiểu” là 1,6% so với nhu cầu dầu toàn thế giới, từ mức 2,9% trong năm nay.
Người đứng đầu bộ phận thị trường dầu của IEA Lawrence Eagles cho biết: “Một khi cung không thể đáp ứng đủ nhu cầu, cách duy nhất để cân bằng thị trường là giá tăng cao và nhu cầu hạ xuống.”
Phân tích cho thấy, hiện nay, các nhà máy lọc dầu sử dụng dầu thô Brent đang phải trả mức giá cao kỷ lục vì một số nước sản xuất dầu đã cắt giảm mức ưu đãi bán hàng xuống mức thấp nhất trong 6 năm vừa qua.
Nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 2,2% mỗi năm trong 5 năm tới, tăng so với mức dự báo trước đây là 2%, đạt mức 98,5 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2010. Trung Quốc, các nước Trung Đông và các nước đang nổi lên khác sẽ là những nước có lượng dầu tiêu thụ tăng mạnh nhất.
(Theo FT)