IMF dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2010
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay, tăng 0,8% so với lần dự báo trước. Tuy nhiên, theo cơ quan này, Mỹ và các nước phát triển khó đạt mức tăng trưởng GDP đủ mạnh để giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp.
Theo báo cáo mới nhất của IMF, châu Á tiếp tục là động lực mạnh mẽ nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. Trong đó, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 10% và suýt soát mức này vào năm 2011, còn Ấn Độ sẽ tăng trưởng gần 8% trong cả năm nay và năm tới.
IMF cho rằng, tại Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như ở Brazil và Indonesia, nhu cầu nội địa đang tăng nhanh, nên các nước này sẽ không gặp nhiều khó khăn về tăng trưởng kinh tế khi kết thúc các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo mức tăng trưởng 2,1% trong năm nay và 2,4% trong năm 2011, trong đó đã tính tới yếu tố lạm phát. Tuy nhiên, “mức tăng trưởng này chỉ vừa đủ để giảm sự hao hụt sản lượng, còn tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao”, chuyên gia kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nói.
Theo IMF, không giống như các nền kinh tế mới nổi, các nước phát triển vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những biện pháp kích thích kinh tế. Cơ quan này dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và 2,4% trong năm tới khi cắt giảm các biện pháp hỗ trợ.
IMF cũng dự báo, kinh tế Đức năm nay tăng trưởng 1,5% và 1,9% trong năm 20011; kinh tế Anh tăng 1,3% và 2,7%; kinh tế Nhật tăng 1,7% và 2,2%.
Nhìn chung, báo cáo mới nhất này của IMF đã thể hiện cách nhìn lạc quan hơn về kinh tế thế giới so với ba tháng trước đây. IMF cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và 4,3% trong năm kế tiếp.
Mặc dù những mức dự báo này vẫn kém xa so với mức tăng trưởng gần 5% của kinh tế thế giới trong thời kỳ 2004-2007, nhưng đây đã là một sự cải thiện đáng kể so với mức suy giảm 0,8% trong 2008, năm mà sản lượng kinh tế toàn cầu lần đầu tiên suy giảm kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới cũng cao hơn con số mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra mới đây.
Trong báo cáo công bố ngày 20/1, WB dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2010, đồng thời cảnh báo nguy cơ suy thoái kép khi các biện pháp kích thích tăng trưởng kết thúc.
Nhà kinh tế cao cấp Jorg Decressin của IMF nhận định, tại châu Á, tăng trưởng kinh tế đã diễn ra nhanh hơn, ngành tài chính ở đây phục hồi mạnh hơn, và niềm tin thị trường cũng trở lại sớm hơn so với những gì mà IMF dự báo hồi tháng 10.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của IMF cũng lưu ý một số vấn đề, trong đó có sự ổn định còn mong manh của ngành tài chính. IMF thúc giục các ngân hàng trên toàn cầu tăng vốn để đương đầu với những khoản thua lỗ trong lĩnh vực cho vay bất động sản thương mại và việc cắt giảm các khoản bảo lãnh của chính phủ.
Theo IMF, sự gia tăng nợ công có thể ảnh hưởng bất lợi tới phục hồi kinh tế do đẩy lãi suất tăng lên hoặc khiến thị trường lo sợ khi một quốc gia nào đó lâm vào nguy cơ vỡ nợ.
Các chuyên gia của IMF cũng đề cập tới việc sự gia tăng các dòng vốn từ các nước giàu có có thể tạo ra bong bóng tài sản ở khu vực châu Á, nhưng cho rằng, đây chưa phải là một vấn đề trên diện rộng. “Chúng tôi không nhận thấy nguy cơ lớn về bong bóng tài sản ở Trung Quốc”, ông Decressin nói.
Theo IMF, để giải quyết những rủi ro bong bóng, một số quốc gia có thể sẽ phải chấm dứt các chương trình kích thích tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, tăng dự trữ và áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các dòng vốn từ bên ngoài.
Vào giữa và cuối thập niên 1990, IMF đã thúc đẩy việc tự do hóa các dòng vốn xuyên biên giới. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, IMF đã thay đổi cách nhìn. Với lần suy thoái kinh tế này, các nước đang phát triển càng ngại việc phụ thuộc quá nhiều vào các dòng tiền từ phương Tây, và IMF cũng đang có quan điểm tương tự.
(Theo Wall Street Journal)
Theo báo cáo mới nhất của IMF, châu Á tiếp tục là động lực mạnh mẽ nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay. Trong đó, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 10% và suýt soát mức này vào năm 2011, còn Ấn Độ sẽ tăng trưởng gần 8% trong cả năm nay và năm tới.
IMF cho rằng, tại Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như ở Brazil và Indonesia, nhu cầu nội địa đang tăng nhanh, nên các nước này sẽ không gặp nhiều khó khăn về tăng trưởng kinh tế khi kết thúc các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF dự báo mức tăng trưởng 2,1% trong năm nay và 2,4% trong năm 2011, trong đó đã tính tới yếu tố lạm phát. Tuy nhiên, “mức tăng trưởng này chỉ vừa đủ để giảm sự hao hụt sản lượng, còn tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao”, chuyên gia kinh tế trưởng Olivier Blanchard của IMF nói.
Theo IMF, không giống như các nền kinh tế mới nổi, các nước phát triển vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những biện pháp kích thích kinh tế. Cơ quan này dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm nay và 2,4% trong năm tới khi cắt giảm các biện pháp hỗ trợ.
IMF cũng dự báo, kinh tế Đức năm nay tăng trưởng 1,5% và 1,9% trong năm 20011; kinh tế Anh tăng 1,3% và 2,7%; kinh tế Nhật tăng 1,7% và 2,2%.
Nhìn chung, báo cáo mới nhất này của IMF đã thể hiện cách nhìn lạc quan hơn về kinh tế thế giới so với ba tháng trước đây. IMF cho rằng, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và 4,3% trong năm kế tiếp.
Mặc dù những mức dự báo này vẫn kém xa so với mức tăng trưởng gần 5% của kinh tế thế giới trong thời kỳ 2004-2007, nhưng đây đã là một sự cải thiện đáng kể so với mức suy giảm 0,8% trong 2008, năm mà sản lượng kinh tế toàn cầu lần đầu tiên suy giảm kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới cũng cao hơn con số mà Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra mới đây.
Trong báo cáo công bố ngày 20/1, WB dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm 2010, đồng thời cảnh báo nguy cơ suy thoái kép khi các biện pháp kích thích tăng trưởng kết thúc.
Nhà kinh tế cao cấp Jorg Decressin của IMF nhận định, tại châu Á, tăng trưởng kinh tế đã diễn ra nhanh hơn, ngành tài chính ở đây phục hồi mạnh hơn, và niềm tin thị trường cũng trở lại sớm hơn so với những gì mà IMF dự báo hồi tháng 10.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của IMF cũng lưu ý một số vấn đề, trong đó có sự ổn định còn mong manh của ngành tài chính. IMF thúc giục các ngân hàng trên toàn cầu tăng vốn để đương đầu với những khoản thua lỗ trong lĩnh vực cho vay bất động sản thương mại và việc cắt giảm các khoản bảo lãnh của chính phủ.
Theo IMF, sự gia tăng nợ công có thể ảnh hưởng bất lợi tới phục hồi kinh tế do đẩy lãi suất tăng lên hoặc khiến thị trường lo sợ khi một quốc gia nào đó lâm vào nguy cơ vỡ nợ.
Các chuyên gia của IMF cũng đề cập tới việc sự gia tăng các dòng vốn từ các nước giàu có có thể tạo ra bong bóng tài sản ở khu vực châu Á, nhưng cho rằng, đây chưa phải là một vấn đề trên diện rộng. “Chúng tôi không nhận thấy nguy cơ lớn về bong bóng tài sản ở Trung Quốc”, ông Decressin nói.
Theo IMF, để giải quyết những rủi ro bong bóng, một số quốc gia có thể sẽ phải chấm dứt các chương trình kích thích tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, tăng dự trữ và áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các dòng vốn từ bên ngoài.
Vào giữa và cuối thập niên 1990, IMF đã thúc đẩy việc tự do hóa các dòng vốn xuyên biên giới. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, IMF đã thay đổi cách nhìn. Với lần suy thoái kinh tế này, các nước đang phát triển càng ngại việc phụ thuộc quá nhiều vào các dòng tiền từ phương Tây, và IMF cũng đang có quan điểm tương tự.
(Theo Wall Street Journal)