IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Lần thứ ba liên tiếp IMF hạ triển vọng kinh tế thế giới trong vòng 9 tháng trở lại đây
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo làn sóng chống lại sự hội nhập kinh tế toàn cầu đang diễn ra ở các nước giàu.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất ra ngày 12/4, IMF dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 1, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với nhận định đưa ra hồi tháng 10/2015, và giảm 0,6 điểm phần trăm so với đánh giá hồi tháng 7/2015.
Định chế này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 xuống còn 3,5%, từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 1.
“Tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra, nhưng với tốc độ ngày càng gây thất vọng, khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt nhiều hơi với những rủi ro. Tăng trưởng đã diễn ra với tốc độ quá chậm chạp trong thời gian quá dài”, chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 12/4.
Trong báo cáo này, IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế phát triển lớn, gồm Mỹ, Canada, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, và Nhật Bản.
Theo IMF, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, thay vì tăng 2,6% như đưa ra trong dự báo hồi tháng 1. Báo cáo cho rằng nhu cầu tại thị trường Mỹ sẽ được hỗ trợ bởi tình hình tài chính được cải thiện của các công ty, gánh nặng tài khóa giảm bớt, và thị trường nhà dất được cải thiện. Nhu cầu của thị trường trong nước sẽ giúp Mỹ bù đắp được áp lực suy giảm tăng trưởng từ đồng USD mạnh và sản xuất công nghiệp suy yếu.
Ông Obstfeld nói cả Mỹ và châu Âu đều đang đối mặt với làn sóng phản đối trong nước nhằm vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện qua sự nổi lên của các đảng có quan điểm hoài nghi về đồng Euro trong Liên minh châu Âu (EU) và các chính sách cô lập của một số ứng cử viên tổng thống Mỹ. Xu hướng này đe dọa làm ngừng trệ hoặc đảo ngược 70 năm thương mại ngày càng cởi mở trên thế giới, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF cảnh báo.
Ông Obstfeld cũng nói thêm rằng biên giới mở giữa các nước thành viên EU cũng đang bị đe dọa do cả sức ép kinh tế và dòng người di cư từ Trung Đông.
“Bất ổn và bạo lực tiếp diễn ở một số quốc gia, chủ yếu là Syria, tiếp tục thách thức nền kinh tế của các nước này, đẩy hàng triệu người tị nạn sang các nước láng giềng và tới châu Âu. Đây là một thảm họa nhân đạo”, ông Obstfeld nói.
“Điều này thách thức khả năng của EU trong việc duy trì đường biên giới mở giữa các nước thành viên. Trước nguy cơ khủng bố gia tăng, tình trạng này sẽ chỉ căng thẳng thêm. Cùng với sức ép về kinh tế, kết quả ở châu Âu là một làn sóng gia tăng chủ nghĩa dân tộc cô lập”, vị chuyên gia kinh tế trưởng phát biểu.
Ông nhấn mạnh, một bằng chứng rõ rệt cho thách thức này là khả năng nước Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về rời khỏi EU vào ngày 23/6 tới. Nếu Anh ra khỏi EU, thì các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone và Anh cũng bị IMF cắt giảm 0,2 điểm phần trăm mỗi nền kinh tế. Theo đó, IMF dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm nay, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 1,9%.
Bên cạnh đó, IMF còn tỏ ra bi quan hơn về triển vọng tăng trưởng nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu.
Chẳng hạn, kinh tế Nigeria được dự báo tăng 2,3% trong năm 2016, giảm 1,8 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng 4,1% đưa ra hồi tháng 1. Kinh tế Nga được dự báo giảm 1,8% năm nay, thay vì mức dự báo giảm 1% đưa ra hồi đầu năm.
Theo IMF, kinh tế Brazil sẽ giảm 3,8% trong năm 2016, bằng với mức suy giảm của năm 2015.
“Nhiều nền kinh tế mới nổi quy mô lớn đối mặt với sự suy giảm sâu do bất ổn chính trị trong nước hoặc sức ép địa chính trị. Một số quốc gia đang phát triển thì chịu tình trạng hạn hán liên quan đến hiện tượng El Nino hoặc lụt lội. Tổn thất của những vấn đề này có thể tăng cao hơn”, ông Obstfeld phát biểu.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất ra ngày 12/4, IMF dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 1, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với nhận định đưa ra hồi tháng 10/2015, và giảm 0,6 điểm phần trăm so với đánh giá hồi tháng 7/2015.
Định chế này cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2017 xuống còn 3,5%, từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 1.
“Tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn diễn ra, nhưng với tốc độ ngày càng gây thất vọng, khiến nền kinh tế thế giới phải đối mặt nhiều hơi với những rủi ro. Tăng trưởng đã diễn ra với tốc độ quá chậm chạp trong thời gian quá dài”, chuyên gia kinh tế trưởng Maurice Obstfeld phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 12/4.
Trong báo cáo này, IMF cũng hạ triển vọng tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế phát triển lớn, gồm Mỹ, Canada, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Anh, và Nhật Bản.
Theo IMF, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm nay, thay vì tăng 2,6% như đưa ra trong dự báo hồi tháng 1. Báo cáo cho rằng nhu cầu tại thị trường Mỹ sẽ được hỗ trợ bởi tình hình tài chính được cải thiện của các công ty, gánh nặng tài khóa giảm bớt, và thị trường nhà dất được cải thiện. Nhu cầu của thị trường trong nước sẽ giúp Mỹ bù đắp được áp lực suy giảm tăng trưởng từ đồng USD mạnh và sản xuất công nghiệp suy yếu.
Ông Obstfeld nói cả Mỹ và châu Âu đều đang đối mặt với làn sóng phản đối trong nước nhằm vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện qua sự nổi lên của các đảng có quan điểm hoài nghi về đồng Euro trong Liên minh châu Âu (EU) và các chính sách cô lập của một số ứng cử viên tổng thống Mỹ. Xu hướng này đe dọa làm ngừng trệ hoặc đảo ngược 70 năm thương mại ngày càng cởi mở trên thế giới, chuyên gia kinh tế trưởng của IMF cảnh báo.
Ông Obstfeld cũng nói thêm rằng biên giới mở giữa các nước thành viên EU cũng đang bị đe dọa do cả sức ép kinh tế và dòng người di cư từ Trung Đông.
“Bất ổn và bạo lực tiếp diễn ở một số quốc gia, chủ yếu là Syria, tiếp tục thách thức nền kinh tế của các nước này, đẩy hàng triệu người tị nạn sang các nước láng giềng và tới châu Âu. Đây là một thảm họa nhân đạo”, ông Obstfeld nói.
“Điều này thách thức khả năng của EU trong việc duy trì đường biên giới mở giữa các nước thành viên. Trước nguy cơ khủng bố gia tăng, tình trạng này sẽ chỉ căng thẳng thêm. Cùng với sức ép về kinh tế, kết quả ở châu Âu là một làn sóng gia tăng chủ nghĩa dân tộc cô lập”, vị chuyên gia kinh tế trưởng phát biểu.
Ông nhấn mạnh, một bằng chứng rõ rệt cho thách thức này là khả năng nước Anh sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về rời khỏi EU vào ngày 23/6 tới. Nếu Anh ra khỏi EU, thì các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Âu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.
Dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone và Anh cũng bị IMF cắt giảm 0,2 điểm phần trăm mỗi nền kinh tế. Theo đó, IMF dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm nay, còn kinh tế Anh được dự báo tăng 1,9%.
Bên cạnh đó, IMF còn tỏ ra bi quan hơn về triển vọng tăng trưởng nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu.
Chẳng hạn, kinh tế Nigeria được dự báo tăng 2,3% trong năm 2016, giảm 1,8 điểm phần trăm so với mức dự báo tăng 4,1% đưa ra hồi tháng 1. Kinh tế Nga được dự báo giảm 1,8% năm nay, thay vì mức dự báo giảm 1% đưa ra hồi đầu năm.
Theo IMF, kinh tế Brazil sẽ giảm 3,8% trong năm 2016, bằng với mức suy giảm của năm 2015.
“Nhiều nền kinh tế mới nổi quy mô lớn đối mặt với sự suy giảm sâu do bất ổn chính trị trong nước hoặc sức ép địa chính trị. Một số quốc gia đang phát triển thì chịu tình trạng hạn hán liên quan đến hiện tượng El Nino hoặc lụt lội. Tổn thất của những vấn đề này có thể tăng cao hơn”, ông Obstfeld phát biểu.