Ngân hàng Thế giới cho vay mạnh chưa từng thấy
“Đây là mức cho vay cao nhất từ trước đến nay của chúng tôi trong một thời kỳ không có khủng hoảng”
Nhu cầu vay vốn tăng vọt của các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa cơ bản đã đẩy lượng vốn vay mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến cấp trong tài khóa này lên mức cao nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Theo tin từ tờ Financial Times, tuần này, các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại Washington, Mỹ để tham dự cuộc họp mùa xuân của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo dự báo, trong cuộc họp lần này, IMF sẽ hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 về mức 3,4%.
Tuy nhiên, ngoài các chủ đề thảo luận đã được lên kế hoạch, từ sự giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cho tới các thiên đường thuế, giới chức WB dự kiến sẽ phải xử lý một số lượng lớn lời đề nghị cấp vốn vay từ các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Indonesia, Nigeria và Peru. Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản toàn cầu giảm sâu, nền kinh tế các nước này đang phải đối mặt nhiều sức ép lớn về tài chính.
Trao đổi với Financial Times, Chủ tịch WB Jim Yong Kim, cho biết, trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6 năm nay, WB sẽ cho vay tổng cộng 25-30 tỷ USD thông qua bộ phận cho vay chính là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD).
Đây sẽ là mức cho vay lớn nhất của IBRD đối với các nước thành viên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Vào năm 2010, do tác động của khủng hoảng tài chính, IBRD đã cho vay 44,2 tỷ USD.
“Đây là mức cho vay cao nhất từ trước đến nay của chúng tôi trong một thời kỳ không có khủng hoảng”, ông Kim nhấn mạnh.
Nhu cầu vay vốn WB đang gia tăng mạnh khi giá dầu và các hàng hóa cơ bản khác giảm sâu dẫn tới thâm hụt ngân sách nghiêm trọng ở những quốc gia như Nigeria. Nước xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi này đang ngày càng chìm sâu vào khó khăn kinh tế và đề nghị WB cấp vốn vay để bù đắp cho khoản thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 11 tỷ USD trong năm nay.
Những khoản vay như vậy đã dẫn tới sự chỉ trích cho rằng WB đang “lấn sân” vai trò phản ứng khủng hoảng của IMF. Vốn vay từ WB cũng được cho là giúp các quốc gia tránh được việc phải đưa ra quyết định chính trị khó khăn là tìm kiếm sự hỗ trợ từ IMF.
Đã có một số bằng chứng cho thấy vốn vay từ WB đã giúp các chính phủ ít nhất trì hoãn được việc phải tiếp cận IMF - định chế mà sự giúp đỡ luôn đi kèm với những đòi hỏi cải cách khó khăn đối với các quốc gia.
Tuần trước, Angola đề nghị IMF cấp cho một khoản vay khẩn cấp, đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 7 năm nước này xin sự trợ giúp của IMF. Tuy nhiên, động thái này diễn ra chỉ 9 tháng sau khi Angola nhận được một khoản vay 650 triệu USD từ WB, và sau khi nước này đã có vài năm nhờ tới sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc để tránh phải vay vốn từ IMF.
Ông Kim phủ nhận ý kiến cho rằng WB muốn “lấn sân” IMF. Ông nói, các khoản vay của WB cũng đi kèm với nhiều yêu cầu cải cách và có sự tham vấn với IMF.
“Tôi nghĩ rất khó để tìm ra được một quốc gia xem chúng tôi là cho vay dễ dàng so với IMF”, ông Kim nói.
Theo tin từ tờ Financial Times, tuần này, các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại Washington, Mỹ để tham dự cuộc họp mùa xuân của WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo dự báo, trong cuộc họp lần này, IMF sẽ hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 về mức 3,4%.
Tuy nhiên, ngoài các chủ đề thảo luận đã được lên kế hoạch, từ sự giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi cho tới các thiên đường thuế, giới chức WB dự kiến sẽ phải xử lý một số lượng lớn lời đề nghị cấp vốn vay từ các quốc gia xuất khẩu hàng hóa cơ bản như Indonesia, Nigeria và Peru. Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản toàn cầu giảm sâu, nền kinh tế các nước này đang phải đối mặt nhiều sức ép lớn về tài chính.
Trao đổi với Financial Times, Chủ tịch WB Jim Yong Kim, cho biết, trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6 năm nay, WB sẽ cho vay tổng cộng 25-30 tỷ USD thông qua bộ phận cho vay chính là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD).
Đây sẽ là mức cho vay lớn nhất của IBRD đối với các nước thành viên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Vào năm 2010, do tác động của khủng hoảng tài chính, IBRD đã cho vay 44,2 tỷ USD.
“Đây là mức cho vay cao nhất từ trước đến nay của chúng tôi trong một thời kỳ không có khủng hoảng”, ông Kim nhấn mạnh.
Nhu cầu vay vốn WB đang gia tăng mạnh khi giá dầu và các hàng hóa cơ bản khác giảm sâu dẫn tới thâm hụt ngân sách nghiêm trọng ở những quốc gia như Nigeria. Nước xuất khẩu dầu hàng đầu châu Phi này đang ngày càng chìm sâu vào khó khăn kinh tế và đề nghị WB cấp vốn vay để bù đắp cho khoản thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 11 tỷ USD trong năm nay.
Những khoản vay như vậy đã dẫn tới sự chỉ trích cho rằng WB đang “lấn sân” vai trò phản ứng khủng hoảng của IMF. Vốn vay từ WB cũng được cho là giúp các quốc gia tránh được việc phải đưa ra quyết định chính trị khó khăn là tìm kiếm sự hỗ trợ từ IMF.
Đã có một số bằng chứng cho thấy vốn vay từ WB đã giúp các chính phủ ít nhất trì hoãn được việc phải tiếp cận IMF - định chế mà sự giúp đỡ luôn đi kèm với những đòi hỏi cải cách khó khăn đối với các quốc gia.
Tuần trước, Angola đề nghị IMF cấp cho một khoản vay khẩn cấp, đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 7 năm nước này xin sự trợ giúp của IMF. Tuy nhiên, động thái này diễn ra chỉ 9 tháng sau khi Angola nhận được một khoản vay 650 triệu USD từ WB, và sau khi nước này đã có vài năm nhờ tới sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc để tránh phải vay vốn từ IMF.
Ông Kim phủ nhận ý kiến cho rằng WB muốn “lấn sân” IMF. Ông nói, các khoản vay của WB cũng đi kèm với nhiều yêu cầu cải cách và có sự tham vấn với IMF.
“Tôi nghĩ rất khó để tìm ra được một quốc gia xem chúng tôi là cho vay dễ dàng so với IMF”, ông Kim nói.